Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2014
2.4. Thực trạng công tác quản lý thu thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam
2.4.4. Thực trạng công tác chấp hành chính sách thuế tài nguyên
Quản lý đối tƣợng nộp thuế là khâu đầu tiên có tính chất quan trọng, đòi hỏi cơ quan thuế phải nắm bắt đƣợc những thông tin của đối tƣợng nộp thuế nhƣ: Mã số thuế, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động SXKD và đang hoạt động hay ngừng hoạt động, đã giải thể hay sát nhập…
Tính đến thời điểm 31/12/2014, Ngành thuế Hà Nam đang quản lý thu thuế tài nguyên đối với 138 doanh nghiệp có hoạt động khai thác tài nguyên trên địa bàn
7. Số liệu cụ thể theo từng đơn vị quản lý thu thể hiện qua biểu số 2.3.
Bảng 2.3: Biểu tổng hợp số lƣợng các doanh nghiệp khai thác tài nguyên TT Cơ quan thuế quản lý doanh
nghiệp
Năm
2011 2012 2013 2014
1 Cục Thuế tỉnh Hà Nam 43 70 77 29
2 Chi cục Thuế Kim Bảng 20 20 29 39
3 Chi cục Thuế Thanh Liêm 29 26 28 52
4 Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý 16 16 17
5 Chi cục Thuế Duy Tiên 05 04 06 07
6 Chi cục Thuế Lý Nhân 03 04 08 11
Tổng cộng 116 140 156 138
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thuế tỉnh Hà Nam) Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam khai thác khoáng sản khá nhiều, quy mô SXKD chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa, số lƣợng các doanh nghiệp tăng, giảm qua hàng năm trong mấy năm qua là do trước đó hầu hết các mỏ đều cấp giấy phép khai thác ngắn hạn có thời hạn là 3 năm hoặc 5 năm; doanh nghiệp khai thác đăng ký
nộp thuế tài nguyên gắn liền theo sự tăng, giảm của giấy phép khai thác còn hạn khai thác, cụ thể: Năm 2011 có 116 đơn vị, năm 2012 là 140 đơn vị, năm 2013 là 156 đơn vị, năm 2014 còn lại là 138 đơn vị, nguyên nhân là do chủ trương của tỉnh chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý và khai thác khoáng sản, đồng thời thực hiện nghiêm việc cấp phép theo quy hoạch của tỉnh đã phê duyệt, cấp phép dài hạn cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính;
Các doanh nghiệp từ năm 2013 trở về trước chủ yếu được phân cấp, quản lý thuế trực tiếp tại văn phòng Cục Thuế, còn lại tập trung đóng trên địa bàn hai huyện Thanh Liêm và huyện Kim Bảng, địa bàn có các mỏ đá vôi và một số doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn thành phố Phủ Lý; tại các địa bàn huyện Duy Tiên và huyện Lý Nhân là các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đất làm gạch, ngói và cát làm vật liệu xây dựng và san lấp, khai thác nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Từ cuối năm 2013 thực hiện chủ trương của UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan thuế; tăng cường công tác phân cấp quản lý thuế cho các Chi cục Thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác khoáng sản để tăng cường công tác quản lý, gắn nhiệm vụ thu ngân sách, chủ động nguồn lực trong điều hành ngân sách với trách nhiệm quản lý khoáng sản tại địa bàn; các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đƣợc phân cấp quản lý thuế về cho các Chi cục Thuế, địa bàn huyện nơi có mỏ khai thác để quản lý.
Yếu tố chính trước đây các doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản, nhƣng thuộc cấp văn phòng Cục quản lý nên khoản thu đƣợc điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh được hưởng; điều này chưa gắn trách nhiệm của doanh nghiệp, của chính quyền cấp huyện, có điểm mỏ khai thác tài nguyên với công tác phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội. Từ khi thực hiện việc phân cấp quản lý thuế đối với các doanh nghiệp, đã có yếu tố tác động thúc đẩy chính quyền địa phương cấp huyện, doanh nghiệp đóng trên địa bàn quan tâm, có trách nhiệm hơn trong tiêu chí về kinh tế- xã hội trên địa bàn quản lý.
2.4.4.2. Quản lý công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT
Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT, Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế và Nghiệp vụ dự toán giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện công tác này, với số lƣợng các đơn vị khai thác tài nguyên trên địa bàn không nhiều, nhƣng phân bố
khắp địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh. Điều này đòi hỏi công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT phải dàn trải và thực hiện quản lý sâu đối với tất cả các đơn vị thuộc Cục Thuế quản lý (Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế và Nghiệp vụ dự toán tại Chi cục Thuế chỉ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đối với các đơn vị thuộc Chi cục Thuế quản lý trực tiếp).
Khó khăn trong công tác tuyên truyền NNT, do từ nhận thức về nguồn tài nguyên là của thiên nhiên ban tặng, nên các đơn vị khai thác sử dụng tài nguyên luôn có tư tưởng sẵn sàng khai thác, bán quyền khai thác, sản lượng khai thác để thu lợi mà không quan tâm đến việc có hay không có hợp đồng mua bán hay hoá đơn thanh toán và coi đây là việc làm bình thường; một số đơn vị hiểu biết nhưng cũng phớt lờ các quy định để tránh phát sinh nghĩa vụ liên quan đến thuế. Một phần do sự hiểu biết hạn chế về quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế tài nguyên ở các đơn vị này gây ra tình trạng NNT không thực hiện đầy đủ việc kê khai, nộp thuế tài nguyên vào NSNN.
a) Thực hiện các buổi tập huấn về thuế tài nguyên: Bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT luôn là bộ phận cập nhật, hệ thống chính sách thuế tài nguyên để tuyên truyền, phổ biến tới NNT khai thác tài nguyên để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế tài nguyên đối với Nhà nước. Các chính sách về thuế tài nguyên vừa được hướng dẫn thực hiện nguyên tắc quản lý tại Luật Quản lý thuế, vừa được hướng dẫn chi tiết, cụ thể trong Luật Thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành. Những năm trở lại đây, không chỉ ngành thuế tỉnh Hà Nam mà trên cả nước, khai thác tài nguyên khoáng sản là chuyên đề được quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện rất sát sao.
Bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã tổ chức các buổi tập huấn về thuế tài nguyên cùng các sắc thuế khác ở các thời điểm có sự thay đổi về chính sách thuế. Nhƣ thời điểm Thông tư 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế tài nguyên; kết hợp tập huấn, phổ biến Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16 tháng 12 năm 2013 Ủy ban thường vụ Quốc hội. Do số lượng các đơn vị phát sinh nghĩa vụ thuế tài nguyên trên địa bàn không nhiều, nên việc tập huấn thuế tài
nguyên thường được kết hợp cùng với tập huấn các chính sách về thuế khác, được tổng hợp thông qua công tác báo cáo công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại biểu tổng hợp sau.
Bảng 2.4: Biểu tổng hợp tình hình tập huấn cho NNT tài nguyên Năm Số buổi tập huấn
cho người nộp thuế
Số người nộp thuế tham dự tập huấn
Số NNT người bình quân trên một buổi tập huấn
2011 3 120 40
2012 2 110 55
2013 1 85 85
2014 4 220 55
Cộng 10 540 54
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo công tác tuyên truyền hỗ trợ của Cục Thuế tỉnh Hà Nam) Nhìn vào biểu số liệu 2.4, có thể thấy đƣợc số buổi tập huấn về thuế tài nguyên đƣợc tổ chức chƣa nhiều, đạt tỷ lệ thấp về số buổi tập huấn. Từ năm 2011 đến năm 2014, trung bình mỗi năm, chỉ tổ chức đƣợc hơn hai buổi tập huấn trên một năm và số lƣợng bình quân gần khoảng 54 doanh nghiệp tham dự trên 1 buổi tập huấn về thuế tài nguyên. Điều này đặt ra cho bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT trong việc tăng số lƣợng buổi tập huấn trong thời gian tới để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn chính sách pháp luật về thuế tài nguyên.
b) Giải đáp vướng mắc của NNT:
Cơ chế NNT tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm đòi hỏi NNT cũng phải tự cập nhật các chính sách về thuế tài nguyên cho đơn vị mình, trong quá trình thực hiện, có phát sinh vướng mắc thì gửi văn bản hỏi, điện thoại hoặc trực tiếp đến cơ quan thuế để được hướng dẫn, giải đáp. Bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT sẽ là bộ phận có trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho NNT, đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất cho NNT.
Từ năm 2011 đến nay, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT đã trả lời rất nhiều các câu hỏi, vướng mắc của NNT về thuế tài nguyên, phần lớn là giải đáp trực tiếp và
giải đáp bằng đường điện thoại. Số lượt giải đáp vướng mắc về thuế tài nguyên trên số cán bộ tuyên truyền hỗ trợ là khá cao so với số đơn vị khai thác tài nguyên quản lý.
- Giải đáp vướng mắc bằng văn bản: Từ năm 2011 đến năm 2014, phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT mới chỉ trả lời 11 văn bản cho NNT thắc mắc liên quan tới thuế tài nguyên trên tổng số 227 văn bản trả lời. Nội dung vướng mắc chủ yếu là về căn cứ xác định giá tính thuế tài nguyên; sản lƣợng tính thuế, cách quy đổi từ sản lƣợng tài nguyên qua đo đạc sang sản lƣợng tài nguyên qua khai thác, chế biến ra thành phẩm để kê khai, tính thuế. Những vướng mắc đồng thời là cơ sở để bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT tổng hợp, đề xuất, kiến nghị lên cơ quan cấp trên, UBND tỉnh để sửa đổi, bổ sung quy định về thuế tài nguyên cho phù hợp.
- Tuyên truyền qua các kênh thông tin: Công tác tuyên truyền chính sách thuế tài nguyên cũng đƣợc chú trọng trong thời gian qua. Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã thực hiện gần 60 bản tin, phóng sự tuyên truyền pháp luật thuế trên truyền hình của tỉnh trong đó có 05 bản tin về thuế tài nguyên. Các văn bản, chính sách thuế tài nguyên cung cấp thông qua website Cục Thuế tỉnh Hà Nam là một kênh thông tin hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
Phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT phối hợp với các cơ quan Báo Hà Nam, Đài phát thanh và truyền hình của tỉnh, huyện, thành phố, loa truyền thanh cơ sở; Hội doanh nghiệp trẻ; Ban tuyên giáo tỉnh uỷ; Ban Dân vận Tỉnh uỷ, hội phụ nữ tỉnh; Mặt trận tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể quần chúng đăng tải nhiều tin, bài, hình ảnh về công tác phát động thi đua hoàn thành nhiệm vụ toàn ngành, việc triển khai các quy định mới về thuế trong đó có thuế tài nguyên. Từ năm 2011 đến năm 2014, bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT đã thực hiện đƣợc 10 bản tin, phóng sự tuyên truyền pháp luật thuế trên truyền hình của tỉnh về chính sách thuế tài nguyên; 15 buổi tuyên truyền về chính sách thuế tài nguyên trên đài phát thanh tỉnh và hệ thống truyền thanh cơ sở tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đăng tải 05 tin, bài phản ánh trên các Báo, tạp chí của Trung ương và địa phương, của tỉnh có liên quan tới lĩnh vực thuế tài nguyên.
Với những kết quả đạt đƣợc tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đã góp phần nâng cao hiểu biết về chính sách thuế tài nguyên, chấp hành chính sách pháp luật nói chung.
2.4.4.3. Quản lý công tác kê khai, nộp thuế tài nguyên
a) Nguyên tắc chung: NNT phải lập và gửi cho cơ quan thuế Tờ khai TTN hàng tháng (theo mẫu số 01/TAIN nếu là cơ sở có KTTN hoặc mẫu số 02/TAIN nếu là cơ sở thu mua tài nguyên nộp thay cho người khai thác) và Tờ khai quyết toán thuế năm (theo mẫu số 03/TAIN). Trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng không phát sinh TTN, cơ sở vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
Trên tờ khai phải ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của kỳ kê khai thuế (tháng... năm....) và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mã số từ 01 đến 09.
Nếu có sự thay đổi các thông tin, NNT phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo qui định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.
Số tiền ghi trên tờ khai làm tròn đến đơn vị tiền là đồng Việt Nam. Không ghi số thập phân trên tờ khai TTN. Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì bỏ trống không ghi. Các ô đánh dấu màu sẫm trên tờ khai thì không kê khai.
NNT khai thác nhiều loại tài nguyên, chỉ lập một tờ khai TTN hàng tháng và khi kết thúc năm lập Tờ khai quyết toán TTN. Trong đó, mỗi loại tài nguyên đƣợc kê khai vào một dòng của Tờ khai thuế. Số tổng cộng thể hiện tổng số TTN phát sinh, số dự kiến đƣợc miễn, giảm và số phải nộp trong kỳ của NNT 5.
b) Việc chấp hành khai, nộp thuế tài nguyên
(1) Theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế hiện nay, các doanh nghiệp KTTN phải chịu trách nhiệm trong việc tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế vào NSNN. Đây là một trong bốn chức năng chính quan trọng, đòi hỏi mỗi công chức thuế phải thực hiện nghiêm các
quy định của Luật QLT và Luật TTN để quản lý các doanh nghiệp trong việc tự khai thuế, tự tính thuế và tự nộp thuế vào NSNN.
(2) Cơ quan thuế xử lý tờ khai và kế toán thuế
Cơ quan thuế nhận các tờ khai thuế, thông qua hệ thống ứng dụng của ngành, hệ thống giúp phát hiện các lỗi kê khai sai số học và cán bộ kê khai kiểm tra, hướng dẫn NNT sửa lỗi kịp thời, để tránh các lỗi đã mắc trong kê khai nếu việc mắc lỗi là do chƣa hiểu rõ; chƣa phù hợp; xác định nghĩa vụ thuế theo kê khai của doanh nghiệp (DN).
Theo dõi tình hình thực hiện kê khai của DN và nguồn dữ liệu kế toán thuế cung cấp thông tin này cho các khâu quản lý tiếp theo; các khâu quản lý nhƣ kiểm tra, thanh tra, quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế có biện pháp xử lý theo quy định.
Nhận, đối chiếu bảng kê chứng từ nộp thuế, theo dõi công tác hạch toán số thuế đã nộp của DN, đảm bảo tính đúng số khai nghĩa vụ và chứng từ nộp thuế của NNT theo từng khoản thuế phải nộp, để các báo cáo số thu ngân sách đƣợc chính xác làm tiền đề cho các khâu sau, khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý nghĩa vụ với NSNN.
Thực hiện lập biên bản nhắc nhở, cảnh cáo hoặc tham mưu ban hành quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính trong công tác kê khai đối với các doanh nghiệp có hồ sơ vi phạm thủ tục về thuế.
(3) Thực trạng công tác nộp tờ khai và xử lý tờ khai TTN hàng tháng của các doanh nghiệp kê khai nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam trong các năm qua, cụ thể theo biểu số liệu sau:
Bảng 2.5: Biểu tổng hợp tình hình nộp tờ khai thuế tài nguyên (2011-2014)
Năm
Số tờ khai phải nộp trong năm
Trong đó Số tờ
khai không hợp lệ
Số tờ khai lỗi
số học
Ghi chú Số tờ khai
nộp đúng hạn
Số tờ khai nộp chậm
2011 1.425 1.112 313 22 55
2012 1.720 1.376 344 25 64
2013 1.908 1.622 286 12 48
2014 1.687 1.468 219 5 32
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Thuế tỉnh Hà Nam)
Qua số liệu tại biểu 2.5 cho thấy việc chấp hành Luật TTN của một số doanh nghiệp chƣa tốt, chất lƣợng tờ khai TTN chƣa đảm bảo theo quy định, cụ thể số lƣợt tờ khai doanh nghiệp nộp chậm chiếm tỷ lệ cao, năm 2011 là 313 lƣợt tờ khai chiếm 22%; năm 2012 là 344 lƣợt chiếm 20%; năm 2013 là 286 lƣợt tờ khai chiếm15%;
năm 2014: 219 đơn vị chiếm 13% trên tổng số tờ khai phải nộp trong năm; tình trạng số tờ khai TTN của các doanh nghiệp nộp đến Cục Thuế và bị lỗi do kê khai chƣa đúng, đầy đủ, sai các chỉ tiêu trên tờ khai, khai sai và khai thiếu số thuế phải nộp xảy ra, từ năm 2011 là 55 lƣợt tờ khai, năm 2012 là 64 lƣợt tờ khai, năm 2013 giảm xuống là 48 lượt tờ khai và đến năm 2014 giảm còn là 32 trường hợp. Nguyên nhân của những hạn chế trên do trình độ năng lực của kế toán trong các doanh nghiệp còn yếu, việc kê khai thuế được thay dần bằng phương pháp từ tờ khai thủ công bằng giấy, sau đó là tờ khai mã vạch hai chiều, và hiện nay cuối năm 2014 là toàn bộ bằng khai thuế điện tử (iHTKK); cập nhật số liệu trên sổ kế toán chƣa kịp thời, đôi khi kế toán kiêm nhiệm thêm việc khác, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý còn đơn lẻ, rời rạc, công tác cập nhật thông tin ứng dụng trong khai thuế, về chính sách TTN đƣợc sửa đổi, bổ sung của các doanh nghiệp chƣa thường xuyên, bên cạnh đó còn có ý thức chấp hành pháp luật của một số lãnh đạo doanh nghiệp chưa được cao. Kết quả đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng công tác kê khai và chất lƣợng số liệu khai thuế tài nguyên với cơ quan thuế.
(4) Số thuế tài nguyên nộp ngân sách
Thời gian qua, việc triển khai các biện pháp hành thu, chống thất thu ngân sách đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản; số thu TTN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đạt đƣợc những kết quả vƣợt bậc, đồng thời đóng góp không nhỏ vào việc quản lý chặt chẽ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên. Góp một phần vào việc thực hiện hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của Ngành Thuế tỉnh Hà Nam.
Hiện nay trên địa tỉnh doanh nghiệp tham gia KTTN trong đó, danh mục các loại khoáng sản chủ yếu đƣợc khai thác thuộc đối tƣợng chịu TTN gồm: đá, đất sản xuất xi măng, làm vật liệu xây dựng; cát dùng xây dựng, san lấp; đất sét làm gạch ngói; đất đá hỗn hợp san lấp, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt...