Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm, định hướng giải pháp tăng cường quản lý thuế tài nguyên
3.1.1. Quan điểm
Trước hết, chính sách thuế tài nguyên phải đảm bảo bao quát được tất cả các đối tƣợng khai thác tài nguyên thiên nhiên; xác định giá tính thuế tài nguyên đảm bảo bao quát trên phạm vi cả nước, ngăn cản việc tránh thuế; sản lượng tính thuế tài nguyên cần đƣợc xác định có căn cứ cơ sở khoa học đối với loại tài nguyên khoáng sản tương đồng; đảm bảo tương đối công bằng trong việc khai thác tài nguyên; góp phần nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, việc tham mưu chính quyền địa phương và cơ quan chuyên ngành trong công tác quản lý chặt trẽ hoạt động khoáng sản. Đi đôi là chính sách thuế tài nguyên là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm góp phần quản lý, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần điều chỉnh việc khai thác tài nguyên theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững.
Thứ ba, trong giai đoạn xây dựng ngành thuế Việt Nam theo tuyên ngôn của ngành đó là Công khai - Minh bạch - Liêm chính - Đổi mới; đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ và quản lý tốt các mục tiêu đã đề ra, đƣa công tác chấp hành chính sách pháp luật thuế nói riêng và ý thức chấp hành pháp luật nói chung đƣợc thực hiện theo hiến pháp và pháp luật.
3.1.2. Định hướng tăng cường quản lý thuế tài nguyên - Về hệ thống pháp luật:
+ Nhà nước cần tạo lập một hệ thống pháp luật, thông tin về khoáng sản được kết nối và chia sẻ đồng bộ liên quan tới quản lý tài nguyên theo Luật khoáng sản và gắn thực hiện Luật thuế tài nguyên; có nghĩa là chính sách thuế và các chính sách liên quan về hoạt động quản lý, khai thác tài nguyên phải đƣợc hoàn thiện đồng thời để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong việc thực thi chính sách pháp luật.
+ Hệ thống chính sách thuế là công cụ tài chính quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế có tác động tích cực tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, hướng việc khai thác và sử dụng tài nguyên theo hướng, tiết kiệm, mang tính bền vững. Ngược lại sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng có tác động trở lại sự hoàn thiện của các Luật thuế hiện hành trong đó có Luật Thuế tài nguyên.
- Về công tác chỉ đạo trong công tác phối hợp, điều hành: Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định đồng bộ để hướng dẫn tổ chức thực hiện. Đồng thời các văn bản pháp quy hướng dẫn Luật và các văn bản liên quan đến chính sách thuế tài nguyên phải tiến hành rà soát để xem xét bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chính sách hiện hành, thực tiễn công tác quản lý đặt ra.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách thuế tài nguyên.
- Về công tác tổ chức quản lý thu:
+ Tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao nhận thức trong việc thực thi chính sách thuế tài nguyên. Đối với người nộp thuế còn phải thường xuyên tuyên truyền, hỗ trợ, tổ chức tập huấn, đối thoại trực tiếp, gián tiếp mỗi khi chính sách sửa đổi, bổ sung để người nộp thuế thực thi chính sách kịp thời theo quy định của pháp luật thuế.
+ Tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngành thuế có năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cao đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý thuế hiện đại; sử dụng, đãi ngộ cán bộ giỏi nhiệt tình với công việc....phân công cán bộ quản lý đúng người đúng việc, dựa theo năng lực sở trường của mỗi cán bộ thuế trong đơn vị để bố trí công việc cho hợp lý;
+ Đẩy mạnh việc áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại trong quản lý thu thuế vào công tác quản lý kê khai với cơ quan thuế phục vụ thanh tra, kiểm tra các đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản; kiên quyết thực hiện các biện pháp thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế;
Chuẩn bị bước vào giai đoạn mới, trước những chuyển biến của kinh tế cả nước, cũng như của tỉnh Hà Nam các đơn vị khai thác tài nguyên, khoáng sản cũng
phải đón nhận những tác động của chính sách. Quá trình, xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng nhanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi phải sử dụng tiết kiệm yếu tố đầu vào, đồng thời quá trình sản suất không ngừng nâng cao hiệu quả, sản phẩm làm ra ngày càng hướng đến yếu tố phát triển bền vững, giảm thiểu tối đa việc tác động đến cảnh quan, môi trường. Trên địa bàn tỉnh trong những năm qua bên cạnh những doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản duy trì và phát triển; đã xuất hiện những DN sản xuất nhƣng không tiêu thụ đƣợc hàng hóa sản xuất ra; một số đơn vị lâm vào tình trạng sản xuất cầm chừng, thậm chí ngừng hoạt động, một số đơn vị trả lại giấy phép hoặc một phần giấy phép khai thác khoáng sản. Mặc dù các gói giải pháp hỗ trợ về thuế một mặt đem lại cơ hội cho DN phục hồi SXKD, mặt khác cũng tác động đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn;
Từ những yếu tố trên, đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý thuế tài nguyên, phát huy hết khả năng và tác dụng của Luật Thuế tài nguyên, góp phần ổn định số thu cho NSNN.
3.1.2.1. Chính sách thuế phải đơn giản, minh bạch, công bằng, dễ thực hiện
Xu hướng chính sách thuế đơn giản, minh bạch, công bằng, dễ hiểu, dễ thực hiện là quan điểm của Đảng và Nhà nước đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách.
Một chính sách thuế đơn giản, không quá phức tạp sẽ giúp cho người nộp thuế và người quản lý giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết, tiết kiệm được chi phí. Nhất là cơ chế quản lý thuế mới hiện nay người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế vào NSNN thì chính sách thuế đơn giản là điều cần thiết.
Để có một chính sách đơn giản, dễ hiểu, vấn đề quan trọng là không kết hợp nhiều các chính sách kinh tế - xã hội khác trong chính sách thuế. Việc kết hợp nhiều các chính sách khác thường dẫn tới mâu thuẫn ngay trong các mục tiêu đó. Mục tiêu chính của thuế TN là tạo nguồn thu cho NSNN một cách lâu dài, công bằng hợp lý và góp phần đảm bảo quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tài nguyên của đất nước. Các mục tiêu khác sẽ được giải quyết tốt hơn theo hướng trực tiếp, hạn chế giải quyết gián tiếp thông qua các chính sách trung gian. Ví dụ, một chính sách thuế có ít mức thuế suất sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế và người quản lý thực hiện dễ dàng thực hiện hơn.
Tính đơn giản của chính sách thuế còn thể hiện ở chỗ chính sách thuế phải có rất ít các trường hợp được miễn, giảm thuế, các cách hiểu và vận dụng khác tức là có ít kẽ hở để giảm cơ hội tránh thuế. Tính đơn giản của chính sách thuế sẽ đảm bảo tiết kiệm đƣợc chi phí cả về thời gian và nguồn lực đối với cơ quan quản lý thu thuế và người nộp thuế. Tính đơn giản, minh bạch của một chính sách thuế còn giúp cho Nhà nước dự báo được nguồn thu hiện tại và tương lai gần một cách chính xác hơn.
Một chính sách thuế quá phức tạp với nhiều loại thuế suất, nhiều chính sách miễn, giảm, nhiều công đoạn cách hiểu và vận dụng để tính sản lƣợng, giá khác nhau làm cho sự hiểu biết về tác dụng của Luật pháp bị rối loạn và làm mất đi tính công bằng trong một Luật thuế. Tính công bằng của Luật thuế TN là các tổ chức, cá nhân khai thác TN nhƣ nhau thì có nghĩa vụ nộp NSNN ngang nhau. Tính công bằng trong Luật thuế TN nói riêng, các luật thuế khác nói chung có tác dụng khuyến khích các nhà đầu tƣ tăng tích luỹ để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản tại chỗ, khai thác và sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3.1.2.2. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp
Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; phối hợp tốt với các Sở, Ban, Ngành, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện quản lý thu đạt hiệu quả, thường xuyên phối hợp với các cơ quan pháp luật, cơ quan cấp giấy phép khai thác tài nguyên để có thông tin về cấp giấy phép, trữ lƣợng, sản lƣợng khai thác thông qua kết quả công tác đo đạc trữ lƣợng mỏ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, qua đó xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách thuế hoặc kiến nghị thu hồi giấy phép khai thác theo quy định.
3.1.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy cơ quan quản lý thuế đối với công tác thu thuế
Trước hết đi đôi với việc phải tinh giảm biên chế, đào tạo cán bộ chuyên nghiệp, chuyên sâu theo từng lĩnh vực quản lý thuế có rủi ro cao; Thực hiện phân
cấp quản lý doanh nghiệp khai thác tài nguyên và công tác quản lý thuế cho cơ quan thuế cấp dưới; Phân công cán bộ quản lý đúng người đúng việc, dựa theo năng lực sở trường của mỗi cán bộ thuế trong đơn vị để bố trí công việc cho hợp lý;
Thực hiện tốt các chức năng của cơ quan quản lý thuế nhƣ tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Kê khai & Kế toán thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế; Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế trong việc quản lý thuế đối với đơn vị thực hiện khai thác tài nguyên khoáng sản.