Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 41 - 44)

Chương 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN

1.1. Tổng quan lý luận về thuế và quản lý thuế tài nguyên

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế tài nguyên

a) Về chính sách

- Công tác điều tra đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia cũng như những điểm mỏ do địa phương quản lý chưa được coi trọng. Theo đó công tác quy hoạch phát triển ngành khai khoáng của địa phương một vài năm trước đây hoàn toàn bị xem nhẹ, các điểm mỏ hàng ngày bị xé nhỏ, cấp phép tràn lan cho các doanh nghiệp không có kinh nghiệm kỹ thuật công nghệ, không có tiềm lực tài chính, không có đánh giá địa chất, tác động môi trường đầy đủ để có thể quyết định đầu tư chế biến sâu ra các sản phẩm có giá trị thương mại cao hơn sản phẩm thô, từ đó hạn chế nguồn thu thuế. Một số năm gần đây mới đƣợc quy hoạch, phê duyệt và gắn với việc chế biến.

- Chƣa có văn bản pháp quy, quy định trong sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp phép KTTN và cơ quan thuế; hệ thống thông tin về trữ lƣợng, chủng loại tài nguyên chƣa đƣợc công khai chia sẻ trên trang thông tin để các cơ quan khai thác phục vụ quản lý tại địa phương dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện thu TTN.

- Khi tính TTN căn cứ vào “Sản lƣợng tài nguyên thực tế khai thác” nhƣng, quy định tính thuế theo “sản phẩm sản xuất trong kỳ” và “định mức sử dụng tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm” đối với loại tài nguyên chƣa bán ngay mà phải qua gia công để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm là không khả thi vì tài nguyên đó sản xuất ra rất nhiều sản phẩm, theo nhiều công đoạn sản xuất khác nhau, sẽ tính theo sản phẩm nào.

- Việc xác định giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Luật TTN cũng rất phức tạp và chưa bao quát hết những trường hợp sẽ xảy ra trong thực tế. Chẳng hạn, khoản 3 điều 7 “giá tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể” còn quá sơ sài.

Trường hợp số lượng tài nguyên được khai thác nhưng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau (làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp; tiêu thụ trên thị trường

nội địa, xuất khẩu, nhập kho dự trữ...) hoặc bán ở nhiều địa điểm khác nhau chƣa đƣợc quy định và cũng rất khó có thể quy định một cách rõ ràng, minh bạch và công bằng. Vì vậy, việc quy định giá tính thuế là “giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên

nhƣ quy định của Luật là không rõ ràng, dẫn đến khó hiểu, khó áp dụng vào thực tiễn.

b)Về đối tượng chịu thuế

- Hàm lƣợng, chất lƣợng tài nguyên khai thác lên cùng tạp chất không đồng đều, nên việc xác định khối lƣợng tài nguyên, giá tính TTN sẽ gặp những khó khăn nhất định và sẽ khó đảm bảo có giá tính TTN đối với một loại tài nguyên nhất định thống nhất trên toàn quốc.

- Chi phí đầu tƣ chế biến tài nguyên khoáng sản lớn chƣa thực sự hấp dẫn việc đầu tư chế biến sâu, nên các doanh nghiệp khai thác có xu hướng xuất khẩu, kinh doanh tài nguyên thô, gây thất thoát tài nguyên.

- Số lượng, chủng loại tài nguyên tại một số địa phương không nhiều, số đơn vị đƣợc cấp phép quy mô lớn rất ít, các mô hình doanh nghiệp, công nghệ khai thác khác nhau, chất lƣợng mỏ, chất lƣợng, hàm lƣợng, địa chất, các mỏ khác nhau khó cho công tác so sánh, quản lý thu nên địa phương chưa quan tâm chú trọng.

1.1.3.2. Nhân tố chủ quan

a) Về trình độ năng lực cán bộ xây dựng và thực hiện chính sách

Ở Việt Nam chúng ta, xây dựng và hoàn thiện hệ thống Luật pháp nói chung Luật thuế tài nguyên nói riêng không có bộ phận chuyên trách trong Quốc hội mà chỉ có các bộ phận kiêm nhiệm. Thông qua dự thảo Luật của các ngành chuyên môn trình lên Chính phủ, Quốc hội để thảo luận, xem xét, quyết định tại các kỳ họp Quốc hội bằng hình thức biểu quyết của các đại biểu. Với cách xây dựng và sửa đổi, bổ sung chính sách nhƣ hiện nay thì các nội dung của chính sách phụ thuộc vào sự nhận thức của từng đại biểu Quốc hội. Do vậy việc ban hành và sửa đổi, bổ sung chính sách còn nhiều hạn chế theo hướng vừa làm vừa sửa.

Trong nhiều trường hợp, đa số các đại biểu không nhất trí với ý kiến của cơ quan chuyên môn đề xuất, chính vì lý do này mà việc hoàn thiện chính sách thuế TN còn nhiều bất cập. Những ý kiến của cơ quan chuyên ngành đề nghị sửa đổi nhƣng không đƣợc chấp nhận.

Mặt khác do phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau cho nên các đại biểu Quốc hội không thể đi sâu nghiên cứu những vấn đề thực tế đang phát sinh và sẽ phát sinh trong thời gian tới mà đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện trước trong Luật pháp.

Việc xây dựng ban hành chính sách nhất là các văn bản pháp quy dưới luật còn thiếu tính phối hợp đồng bộ trong triển khai, thực hiện, kiểm tra giữa các ngành.

Ở khâu thực hiện chính sách, nếu nhƣ trình độ chuyên môn của cán bộ không đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý thuế thì việc thực thi chính sách sẽ bị hạn chế, chính sách chƣa thực sự đi vào cuộc sống.

b) Về ý thức chấp hành pháp luật

Ý thức chấp hành pháp luật là môi trường để thực hiện thành công cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm đó là bài học, kinh nhiệm đã đƣợc tổng kết, đánh giá từ các nước áp dụng thành công cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm; tại Việt Nam từ đất nước có nền kinh tế vừa vượt qua giai đoạn chậm phát triển, kinh tế chủ yếu còn nhỏ lẻ, manh mún, số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ là phần lớn. Đồng thời các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý, trong thực hiện chính sách pháp luật chƣa đƣợc nghiêm minh;

c) Tổ chức bộ máy thu

Cơ cấu tổ chức qua quá trình chuyển đổi quản lý theo chức năng, tuy có tiến bộ hơn nhƣng chƣa hoàn toàn tổ chức quản lý theo chức năng. Tổ chức bộ máy thu còn nhiều bất cập, chức năng, nhiệm vụ điều tra, khởi tố chƣa đƣợc quy định; công tác thu nợ và cƣỡng chế thuế phải trải qua trình tự nhiều khâu, tốn thời gian, hiệu quả không cao.

Do đó chƣa tạo điều kiện nâng cao tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, chƣa thể ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách có hiệu quả nhất vào từng chức năng QLT như nhiều nước trên thế giới đã làm. Hiện nay, một số chức năng của bộ máy cơ quan thuế vẫn còn chồng chéo, nguồn nhân lực phân bổ không hợp lý.

d) Điều kiện cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc còn thiếu thốn. Mức độ hiện đại hóa và ứng dụng tin học tích hợp kết nối, chia sẻ thông tin phục vụ công tác

quản lý còn quá rời rạc, mang tính ứng dụng đơn thuần, chƣa trở thành công cụ hữu ích giúp cho cơ quan thuế và các cơ quan quản lý tài nguyên có khả năng kiểm tra, chia sẻ thông tin tài nguyên khoáng sản bằng công nghệ tích hợp kết nối.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)