Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 69 - 77)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

2.4. Thực trạng công tác quản lý thu thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam

2.4.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên

Công tác quản lý thuế tài nguyên chƣa nhận đƣợc sự chỉ đạo thực hiện đồng bộ và nhất quán về mặt chính sách, đường lối từ các khâu trước, đó chính là từ khâu chỉ đạo quy hoạch, cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến gắn với khâu quản lý thu theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chính vì lẽ đó, việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào thực tế công tác quản lý thuế tài nguyên tại tỉnh Hà Nam phải bắt đầu từ việc thực tế công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tại địa phương Hà Nam và chính sách thuế tài nguyên ở Việt Nam.

Từ các quy định về thuế tài nguyên cũng nhƣ các cách tính thuế tài nguyên trên thế giới, Việt Nam vận dụng linh hoạt vào thực tế phát sinh tại quốc gia. Tính thuế tài nguyên theo mức tuyệt đối hay tính theo mức thuế suất, mức thuế suất nhƣ thế nào cho phù hợp với từng loại tài nguyên để vừa đảm bảo nguồn thu NSNN vừa điều tiết việc khai thác. Tổng cục Thuế, cơ quan chủ quản cấp cao nhất của ngành thuế cũng đang xem xét từ khía cạnh thu ngân sách và định hướng khai thác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đánh giá, tham mưu với Bộ Tài chính để trình Chính phủ,

Quốc hội phương án sửa đổi, bổ sung Luật Thuế tài nguyên. Đối với các kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên ở Cục Thuế các tỉnh bạn nhƣ Lào Cai, Cao Bằng, có thể nhận thấy các Cục Thuế tỉnh bạn rất chú trọng vào công tác quản lý thuế tài nguyên bằng việc thực hiện triệt để các biện pháp quản lý nguồn thu từ thuế tài nguyên, bên cạnh đó cùng góp sức bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Từ đó, Cục Thuế tỉnh Hà Nam, nắm rõ đặc thù hoạt động kinh tế của các đơn vị khai thác tài nguyên trên địa bàn, để có hướng xử lý các hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế như đối với các đơn vị khai thác khoáng sản hạch toán độc lập nhƣng có quan hệ giao dịch liên kết; kê khai không đầy đủ sản lƣợng…... có biện pháp xử lý nợ thuế tài nguyên triệt để thông qua việc phối hợp với các Sở, Ngành và tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo về quyền hạn xử lý doanh nghiệp đối với giấy phép khai thác khoáng sản. Chủ động cùng phối hợp để đƣa ra giải pháp quản lý nguồn thu NSNN cho tỉnh, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản của Hà Nam.

2.4.3.1.Thực trạng công tác quản lý tài nguyên khoáng sản

Thuế tài nguyên bản chất là khoản thu của Nhà nước, đánh vào hoạt động khai thác khoáng sản. Do đó, công tác quản lý thuế tài nguyên gắn liền với công tác quản lý khoáng sản. Để quản lý có hiệu quả thuế tài nguyên, cơ quan thuế phải có mối liên hệ công tác, phối kết hợp với các cơ quan hữu quan có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quản lý khoáng sản. Có rất nhiều các cơ quan, tổ chức đƣợc Nhà nước giao thẩm quyền và trách nhiệm trong quản lý khoáng sản như Sở Tài nguyên và Môi trường về giấy phép, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các cấp, Đài báo của tỉnh,... dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Xét trên giác độ quản lý thuế, thì cơ quan thuế cần thiết phải có sự chỉ đạo hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh với Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài báo của tỉnh và giữa các cơ quan trong ngành tài chính như Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Ngân hàng... để quản lý có hiệu quả thuế tài nguyên.

Theo quy định của Luật khoáng sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản ở cấp Trung ƣơng là Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở cấp địa phương là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ƣơng. Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan ra quyết định cấp giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để ra quyết định. Giấy phép khai thác khoáng sản là điều kiện bắt buộc để đơn vị có thể tiến hành khai thác khoáng sản trên địa bàn và từ đó phát sinh nghĩa vụ thuế tài nguyên với Nhà nước. Cục Thuế tỉnh, một mặt tiếp nhận hồ sơ đăng ký MST hoặc từ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đối với các đơn vị do Sở Kế hoạch Đầu tƣ cấp giấy đăng ký kinh doanh, hoặc do NNT chuyển đến đối với các trường hợp khác để cấp MST và phân cấp quản lý cho các phòng ban, Chi cục quản lý theo quy định. Mặt khác, phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi về các đơn vị đã đƣợc cấp giấy phép khai thác khoáng sản, đã tiến hành khai thác khoáng sản trên địa bàn nhƣng chƣa thực hiện kê khai thuế tài nguyên;

hoặc đơn vị chƣa đƣợc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhƣng đã phát sinh doanh thu và kê khai thuế tài nguyên để xử lý theo quy định. Công tác quản lý thuế tài nguyên hiệu quả, không chỉ xét riêng về mặt đảm bảo số thu vào NSNN mà còn góp phần bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia. Trong quá trình kiểm tra, theo dõi việc chấp hành nghĩa vụ thuế của đơn vị khai thác tài nguyên, có những dấu hiệu vi phạm quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, cũng đề đạt, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh, hoặc qua Sở Tài nguyên và Môi trường để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Thực tế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam mới chỉ có phát sinh việc phải kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh hay Sở Tài nguyên Môi trường về việc vi phạm quy định trong chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Thực tiễn trong những năm qua công tác quản lý về mặt tài nguyên, khoáng sản còn có tồn tại đƣợc đánh giá nhƣ sau:

- Công tác điều tra đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản và công tác quy hoạch phát triển ngành khai thác khoáng sản của địa phương chậm thực hiện; còn tình trạng cấp giấy phép ngắn hạn, cấp giấy phép cho các doanh nghiệp không có kinh nghiệm kỹ thuật công nghệ, không có tiềm lực tài chính, không có đánh giá địa chất, tác động môi trường đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp đã được cấp giấy phép khai

thác khoáng sản nhƣng sau nhiều năm vẫn chƣa tổ chức khai thác chế biến khoáng sản, theo thống kê đến hết năm 2014 hiện có 10 giấy phép chƣa thực hiện triển khai xây dựng mỏ.

- Một số doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép triển khai xây dựng cơ bản chậm, trong quá trình xây dựng cơ bản mỏ và khai thác không đúng thiết kế.

- Các vi phạm trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản chậm có dấu hiệu giảm sút.

- Việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, việc hạn chế tác động môi trường, khắc phục môi trường trong khai thác khoáng sản chưa được các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ. Việc nắm tình hình hoạt động khoáng sản có lúc có nơi chƣa chặt chẽ, chƣa thực hiện nghiêm trách nhiệm về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền pháp luật về khai thác khoáng sản đến với người dân chưa đầy đủ, ý thức của một số người dân chưa cao.

- Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, việc chấp hành các quy định về an toàn lao động, tình trạng vận chuyển vật liệu xây dựng sau khi khai thác và chế biến thường quá tải, thiếu che chắn gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường không khí.

- Các mỏ đƣợc cấp giấy phép ngắn hạn sau khi khai thác kết thúc chƣa lập đề án đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường theo quy định 1.

2.4.3.2. Thực trạng công tác quản lý thu TTN

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế tài nguyên về công tác quản lý thu đang có nhiều bất cập.

a) Về giá tính thuế tài nguyên

- Việc quy định giá tính thuế tài nguyên theo giá bán đơn vị sản phẩm đƣợc thể hiện trên chứng từ bán hàng, thực tế xảy ra mâu thuẫn về giá tính thuế làm cho không công bằng trong các trường hợp sau: các doanh nghiệp thành lập một doanh nghiệp khác hoặc chi nhánh hạch toán độc lập để mua lại sản phầm khai thác thô ngay tại bãi khai thác để chế biến và bán hàng; bán hàng tại bãi (kho) của bên bán, bên mua chịu chi phí vận chuyển thì giá bán không gồm chi phí vận chuyển;

trường hợp bán giao hàng tại kho của bên mua giá tính thuế tài nguyên bao gồm cả chi phí vận chuyển...nhƣ vậy cùng loại tài nguyên sẽ có giá tính thuế tài nguyên khác nhau.

- Giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định chƣa đƣợc điều chỉnh kịp thời khi có thay đổi. Khi giá bán của loại tài nguyên có biến động tăng hoặc giảm 20% trở lên ….còn bất cập so với quy định giá các tỉnh.

Với quy định TTN (trừ dầu khí) để lại ngân sách địa phương 100%, còn lại việc giao cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quy định giá tính thuế đối với một số tài nguyên đã tạo điều kiện để cơ quan quản lý địa phương tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động KTTN, sát với giá tại địa phương, hạn chế thất thu thuế qua yếu tố giá gây ra. Từ đó, tài nguyên ngày càng đƣợc quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên, BVMT.

Để thực hiện thống nhất về giá tính TTN trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định về giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh (Cụ thể theo phụ lục số 03) nhƣ sau:

Ngày 31 tháng 03 năm 2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-UBND quy định Bảng giá tính TTN [19].

Ngày 20 tháng 12 năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1713/QĐ-UBND quy định Bảng giá tính TTN [21].

Ngày 29 tháng 8 năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 900/QĐ- UBND quy định Bảng giá tính TTN [23].

Để so sánh sự chênh lệnh không hợp lý, công bằng trong giá tính thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên khoáng sản tương tự của một số tỉnh gần với tỉnh Hà Nam, áp dụng thời điểm cho năm 2014 (Cụ thể qua phụ lục số 04).

- Thành phố Hà Nội: Quyết định số 4374/QĐ-UBND ngày 19/07/2013 về việc Phê duyệt giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Tỉnh Nam Định: Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 03/10/2014 về việc quy định giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Nam Định;

- Tỉnh Ninh Bình: Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 về việc ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

- Tỉnh Quảng Ninh: Quyết định số 2541/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 về việc ban hành mức giá tối thiểu làm căn cứ tính thuế đối với các sản phẩm tài nguyên nguyên khai khai thác trên địa bàn Quảng Ninh;

- Tỉnh Hoà Bình: Quyết định số 2599/QĐ- UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành biểu giá tính thuế tài nguyên và Quyết định số 640/QĐ-UBND ngày 22/5/2014 về việc điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên.

b) Về sản lượng:

- Về sản lƣợng khai thác tài nguyên theo quy định trên địa bàn chủ yếu hoạt động khai thác đá làm vật liệu sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng thông thường;

theo quy định của Luật thuế tài nguyên sản lƣợng tính thuế đƣợc tính thông qua hoạt động khai thác trong kỳ tính thuế thường chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất, kích thước khác nhau thì sản lƣợng tài nguyên tính thuế đƣợc xác định theo số lƣợng, trọng lƣợng hoặc khối lƣợng của từng chất thu đƣợc sau khi sàng tuyển, phân loại.

Trên địa bàn từ năm 2011, UBND tỉnh đã chỉ đạo công tác đo mỏ hàng năm để lập bản đồ hiện trạng, xác định khối lƣợng khoáng sản đã khai thác làm cơ sở cho việc đối chiếu với sản lƣợng doanh nghiệp kê khai, tính thuế, lập báo cáo hoạt động hoạt động khoáng sản; kết quả năm 2011 đã đo 134 mỏ, năm 2012 đo 37 mỏ, năm 2013 đo 51 mỏ, năm 2014 đo 74 mỏ; trong số 108 mỏ đến nay còn hạn theo giấy phép khai thác có 11 mỏ đo 4 lần; 23 mỏ đo 03 lần; 26 mỏ đo 02 lần; 38 mỏ đo 01 lần; 10 mỏ chƣa đo do chƣa tiến hành xây dựng cơ bản và khai thác; kết quả đo đạc đƣợc chuyển đến cơ quan thuế để thực hiện đối chiếu; qua đối chiếu nhiều đơn vị có sự chênh lệch về sản lƣợng với số đã kê khai với cơ quan thuế 1.

Bên cạnh sự chệnh lệch đó, thực tiễn tại Hà Nam UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 14/02/2012 của UBND tỉnh quy định trọng lƣợng đối với khoáng sản thành phẩm không kim loại trên địa bàn tỉnh Hà Nam làm căn cứ tính phí môi trường, trong đó quy định hệ số nở rời để xác định 1 m3 đá nguyên khai khi khai thác đƣợc 1,718 m3 đá khai thác nở rời, áp dụng từ tháng 02/2012 đến tháng 09/2014 20. Từ tháng 10/2014 đến nay áp dụng Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của UBND tỉnh Hà Nam về việc quy định hệ số

nở rời của đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường từ đá nguyên khai sang đá sau nổ mìn (hệ số 1,5) trên địa bàn để tính, kê khai, thu, nộp các khoản thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 22, trong đó hệ số nở rời để xác định 1 m3 đá nguyên khai khi khai thác đƣợc 1,5 m3 đá khai thác nở rời; việc khai thác thông thường lại không bán ra ngay mà đưa vào chế biến ra các loại đá thành phẩm khác nhau dẫn đến có 08 doanh nghiệp ý kiến không thống nhất và còn kiến nghị; trong đó 02 doanh nghiệp kiến nghị về đất đá san lấp, 04 doanh nghiệp kiến nghị về tỷ lệ quy đổi hệ số 1,718, có 02 doanh nghiệp về tỷ lệ quy đổi đất đá san lấp và hàng tồn kho. Từ công tác quản lý về mặt sản lƣợng tài nguyên, đã xác định sản lƣợng của một số doanh nghiệp kê khai với cơ quan thuế ít hơn so với kết quả đo đạc hiện trạng mỏ qua các lần chuyển kết quả, số liệu chênh lệch đƣợc các cơ quan quản lý thuế trực tiếp thu tính toán tổng hợp tại biểu nhƣ sau:

Bảng 2.2: Biểu tính sản lƣợng và số tiền thuế tài nguyên chênh lệch qua đo đạc Kết quả đo mỏ lần/ Cơ quan

thuế quản lý

Sản lƣợng kê khai quy đổi về nở rời (m3)

Sản lƣợng đo mỏ quy đổi về nở

rời (m3)

Sản lƣợng chênh lệch(m3)

Thuế Tài nguyên phải nộp thêm (đ) A. Lần 1 (theo kết quả đo mỏ do

Sở TN&MT cung cấp cho cơ quan thuế ngày 30/10/2013).

2.027.390 3.067.664 1.887.230 4.937.570.430 Chi cục Thuế Thanh Liêm 333.839 684.243 350.404 1.264.280.535 Chi cục Thuế Kim Bảng 119.861 1.092.908 973.047 1.862.671.000 Văn phòng Cục Thuế 1.573.622 1.272.500 545.834 1.765.756.395

Chi cục Thuế Duy Tiên 68 18.013 17.945 44.862.500

B. Lần 2 (theo kết quả đo mỏ do Sở TN&MT cung cấp cho cơ quan thuế ngày 20/12/2013).

1.896.005 2.590.025 694.020 2.615.232.111 Chi cục Thuế Thanh Liêm 4.278 40.634 36.356 243.591.000 Chi cục Thuế Kim Bảng 332.283 750.715 418.432 1.631.880.611 Văn phòng Cục Thuế 1.559.444 1.798.676 239.232 739.760.500

Kết quả đo mỏ lần/ Cơ quan thuế quản lý

Sản lƣợng kê khai quy đổi về nở rời (m3)

Sản lƣợng đo mỏ quy đổi về nở

rời (m3)

Sản lƣợng chênh lệch(m3)

Thuế Tài nguyên phải nộp thêm (đ) C. Lần 3 (theo kết quả đo mỏ do

Sở TN&MT cung cấp cho cơ quan thuế ngày 07/01/2014).

967.558 1.064.433 96.875 649.082.000 Chi cục Thuế Thanh Liêm 967.558 1.064.433 96.875 649.082.000 D. Lần 4 (theo kết quả đo mỏ

do Sở TN&MT cung cấp cho cơ quan thuế ngày 03/02/2015)

3.309.942 3.951.785 641.843 2.709.012.706 Chi cục Thuế Kim Bảng 1.334.931 1.709.047 374.116 1.459.050.000 Chi cục Thuế Lý Nhân 202.631 224.095 21.464 107.320.000 Văn phòng Cục Thuế 104.686 161.426 56.740 289.392.092 Chi cục Thuế Thanh Liêm 1.667.694 1.857.217 189.523 853.250.614 TỔNG CỘNG 8.200.895 10.673.907 3.319.968 10.910.897.247

Nhƣ vậy thông qua công tác đo đạc sản lƣợng thực tế khai thác với sản lƣợng doanh nghiệp thực hiện tự kê khai với cơ quan thuế, trong giai đoạn 2011 đến năm 2014 với sản lượng chênh lệch thiếu là 3.319.968 m3 tương ứng khoản thuế tài nguyên qua các lần đo đạc, tính toán lên đến 10,91 tỷ đồng 1 và 8.

UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo Ngành thuế thực hiện truy thu và yêu cầu các đơn vị kê khai còn thiếu sản lƣợng có trách nhiệm nộp ngân sách đối với phần thuế, phí trên số chênh lệch;

Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do trước đây chưa có quy định về việc đo đạc hiện trạng mỏ hàng năm là một căn cứ cơ sở đối chiếu, xác định sản lƣợng khai thác hàng năm; từ khi Luật khoáng sản đƣợc ban hành và có hiệu lực thi hành, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, điều kiện cho phép cơ quan quản lý nhà nước triển khai đo đạc, tính toán sản lượng khai thác một cách có căn cứ, nhanh chóng, chính xác tương đối cao đã được áp dụng; từ đó các cơ quan quản lý đƣợc kế thừa các kết quả vào trong quản lý khoáng sản trên địa bàn. Tác dụng của

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)