Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM THỜI GIAN TỚI
3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. Kiến nghị chính quyền tỉnh Hà Nam
Ban hành quy định trong giai đoạn chƣa có hành lang pháp lý thì phải cung cấp, kế thừa các thông tin, phối hợp trong việc quản lý khai thác khoáng sản một cách thường xuyên theo quy định; định kỳ luân chuyển kết quả từ khâu quy hoạch, cấp giấy phép khai thác, tiến độ xây dựng mỏ, khai thác, kết quả khai thác, chấp hành nghĩa vụ tài chính, môi trường, an toàn lao động…...theo chức năng, xử lý nghiêm minh theo quy định, đồng thời phải công khai thông tin các đơn vị khai thác khoáng sản có hành vi vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn.
Bên cạnh đó, nhằm thực hiện dân chủ, khách quan việc quy định quản lý, thăm dò và cấp phép khai thác tài nguyên theo phương thức đấu thầu là một hình thức đảm bảo chọn đƣợc các nhà thầu có tiềm lực tài chính mạnh, khai thác đúng tiến độ, khả năng phục hồi môi trường tốt và quan trọng là nguồn thu cho Nhà nước đƣợc phản ánh chính xác hơn.
Kết luận chương 3
Từ kết quả đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2014 tại Chương 2; Chương 3 đã xác định được bối cảnh những quan điểm và định hướng để đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách thuế tài nguyên trong thời gian tới và đƣa ra đƣợc các giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tài nguyên, cụ thể:
Một là, giải pháp trình Chính phủ, Quốc hội ban hành Luật thuế tài nguyên sửa đổi tạo hành lang pháp lý nhằm làm cho chính sách thuế tài nguyên kế thừa kết quả quản lý từ Luật khoáng sản; hai là, giải pháp sửa đổi, bổ sung hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định sản lượng đối với loại khoáng sản qua đo đạc sang sản lượng kê khai tính thuế đối với những khoáng sản tương đồng trên phạm vi toàn quốc; ba là, giải pháp về giá tính thuế tài nguyên thành phẩm tương đồng cần phải có phương pháp xác định nhằm giảm thiểu sự chênh lệch, kẽ hở để tránh thuế; bốn là, giải pháp tham mưu UBND tỉnh quy định trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành trong các khâu của quá trình quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; năm là, giải pháp về tổ chức thu thuế của cơ quan thuế.
Ngoài năm giải pháp trên, Chương 3 còn nêu lên được một số các giải pháp khác nhằm hỗ trợ cho các giải pháp chính trong công tác quản lý thu thuế; đồng thời qua nghiên cứu thực trạng chính sách thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cũng nhận thấy còn một số hạn chế thuộc về nguyên nhân khách quan và đã đƣợc đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện, nâng cao tính thực thi của chính sách thuế tài nguyên nói chung và hiệu lực, hiệu quả thu của công tác quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng.
KẾT LUẬN
Thuế tài nguyên là một trong những công cụ tài chính của Nhà nước, thể hiện vai trò sở hữu đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng công cụ định hướng, quản lý, khai thác, sử dụng đối với tài nguyên của các tổ chức, cá nhân. Quá trình thực hiện Luật Thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011–
2014 góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hợp lý, bảo vệ cảnh quan môi trường và có đóng góp nhất định cho NSNN.
Tuy nhiên, về hành lang pháp lý, quy định, hướng dẫn còn có một số nội dung chƣa đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn đặt ra;
Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật về khai thác tài nguyên khoáng sản và thuế tài nguyên chƣa cao, mức đóng góp cho NSNN từ các hoạt động khai thác tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản chưa tương ứng với sản lượng thực tế đã khai thác; giá tính thuế chƣa đúng với giá bán tài nguyên theo quy định, giá tính thuế tài nguyên cùng loại giữa các địa bàn các tỉnh chênh lệch cao; tình trạng trốn thuế, thiếu thuế, nợ đọng tiền thuế tài nguyên cao hơn so bình quân chung các sắc thuế, khoản thu khác;
Về phía chính quyền mặc dù ngày càng có sự quan tâm chỉ đạo các Ngành, các Cấp trong việc quản lý hoạt động khoáng sản và quản lý thuế tài nguyên nhƣng, sự đồng bộ của các khâu quá trình quản lý thiếu tính thường xuyên và ổn định và ăn khớp;
Từ các yếu tố trên việc thất thu cho ngân sách, công bằng trong xã hội tạo nên cuộc cạnh tranh thiếu lành mạnh và kém tính bền vững làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi pháp luật nói chung và chính sách thuế tài nguyên nói riêng.
Đề tài: "Giải pháp tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam" đã góp phần làm rõ đƣợc những nội dung cơ bản sau đây:
Một là, đã hệ thống hoá đƣợc những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về thuế và thực tiễn thực hiện chính sách thuế tài nguyên.
Hai là, đã phân tích thực trạng công tác thực hiện chính sách thuế tài nguyên, trên địa bàn tỉnh Hà Nam; từ đó tìm ra đƣợc những hạn chế về chính sách thuế tài nguyên khi áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014.
Ba là, đề ra các giải pháp nâng tăng cường quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng nhƣ chính sách thuế tài nguyên khi áp dụng nói chung cho các thời gian tiếp sau. Trong đó việc đòi hỏi các giải pháp mang tính tổng thể, từ hệ thống chính sách, chỉ đạo điều hành, quản lý thu cần phải đƣợc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tăng cường cho công tác quản lý thuế nhằm phù hợp đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Đánh giá chung: luận văn đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu đã đƣợc sử dụng là phù hợp, đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Nam (2015), Báo cáo công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh và hiệu quả hoạt động khoáng sản.
2. Bộ Tài chính (2007), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, ban hành kèm theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010.
3. Bộ Tài chính (2010), Hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế tài nguyên, ban hành kèm theo Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010.
4. Bộ Tài chính (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 và kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015. NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
6. Chính phủ (2015),
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhhan am/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1349.
7. Cục Thuế tỉnh Hà Nam (2011; 2012; 2013; 2014), Báo cáo kết quả thu, nộp thuế, phí của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản.
8. Cục Thuế tỉnh Hà Nam (2015), Báo cáo kết quả thu, nộp thuế, phí phần chênh lệch đo mỏ với kê khai thuế của các doanh nghiệp.
9. Hà Phúc Huấn (2014), "Tăng cường quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang", Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Thái Nguyên
10. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 Quốc hội khóa XI.
11. Quốc hội (2009), Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009 Quốc hội khóa XII.
12. Quốc hội (2010), Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 Quốc hội khóa XII.
13. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Quốc hội khóa XIII.
14. Quốc hội khóa XII (2009), Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở tổ về Dự án Luật thuế tài nguyên.
15. Thủ tướng chính phủ (2012), Chỉ thị về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, ban hành kèm theo Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012.
16. Tổng cục Thuế (2010), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế, ban hành kèm theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010.
17. Tổng cục Thuế (2011), Kiến thức về hệ thống chính sách thuế hiện hành tập III. NXB Tài chính, Hà Nội.
18. Đỗ Minh Tuấn (2013), "Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang", Luận văn thạc sĩ Kinh tế công nghiệp, Hà Nội.
19. UBND tỉnh Hà Nam (2011), Quy định về việc giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 31/03/2011.
20. UBND tỉnh Hà Nam (2012), Quy định trọng lượng đối với khoáng sản thành phẩm không kim loại trên địa bàn tỉnh Hà Nam làm căn cứ tính phí môi trường, ban hành kèm theo Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 14/02/2012.
21. UBND tỉnh Hà Nam (2012), Quy định về việc giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 1713/QĐ-UBND ngày 20/12/2012.
22. UBND tỉnh Hà Nam (2014), Quy định hệ số nở rời của đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường từ đá nguyên khai sang đá sau nổ mìn trên địa bàn để tính, kê khai, thu, nộp các khoản thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, ban hành kèm theo Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 29/9/2014.
23. UBND tỉnh Hà Nam (2014), Quy định về việc giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 900/QĐ-UBND ngày 29/8/2014.
24. UBND tỉnh Hà Nam (2014), Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 948/TB-VPUB ngày 11/09/2014.
25. UBND tỉnh Hà Nam (2014), Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về việc báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam, ban hành kèm theo Thông báo số 146/TB-VPUB ngày 28/02/2014.
26. UBND tỉnh Hà Nam(2011), Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, ban hành kèm theo Chỉ thị số 02/2011/CT-UBND ngày 18/08/2011.
27. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2010), Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên, ban hành kèm theo Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 Quốc hội khóa XII.
28. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2013), Biểu mức thuế suất thuế tài nguyêntheo khung thuế suất thuế tài nguyên được sửa đổi được quy định tại Điều 7 của Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12, ban hành kèm theo Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 Quốc hội khóa XIII.
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01: Biểu 1.1 Biểu mức thuế suất đối với các loại tài nguyên, trừ dầu thô và khí thiên nhiên, khí than
STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất
(%)
I Khoáng sản kim loại
1 Sắt 10
2 Măng-gan 11
3 Ti-tan (titan) 11
4 Vàng 15
5 Đất hiếm 15
6 Bạch kim 10
7 Bạc, thiếc 10
8 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 10
9 Chì, kẽm 10
10 Nhôm, bô-xít (bouxite) 12
11 Đồng, ni-ken (niken) 10
12 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thuỷ ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi)
10
13 Khoáng sản kim loại khác 10
II Khoáng sản không kim loại
1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 4
2 Đá, sỏi 6
3 Đá nung vôi và sản xuất xi măng 7
4 Cát 10
5 Cát làm thuỷ tinh 11
6 Đất làm gạch 7
7 Gờ-ra-nít (granite) 10
8 Sét chịu lửa 10
9 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 12
10 Cao lanh 10
11 Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật 10
STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)
12 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite) 7
13 A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin) 3
14 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 5
15 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 7
16 Than nâu, than mỡ 7
17 Than khác 5
18 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 22
19 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan)
quý màu đen 20
20 A-dít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen
(spinen), tô-paz (topaz) 15
21
Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)
15
22 Khoáng sản không kim loại khác 5
III Sản phẩm của rừng tự nhiên
1 Gỗ nhóm I 35
2 Gỗ nhóm II 30
3 Gỗ nhóm III, IV 20
4 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 15
5 Cành, ngọn, gốc, rễ 10
6 Củi 5
7 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô 10
8 Trầm hương, kỳ nam 25
9 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10
10 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên 5
IV Hải sản tự nhiên
1 Ngọc trai, bào ngƣ, hải sâm 10
2 Hải sản tự nhiên khác 2
STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)
V Nước thiên nhiên
1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên
tinh lọc đóng chai, đóng hộp 8
2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 2
3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này
3.1 Sử dụng làm nguyên liệu chính hoặc phụ tạo thành yếu tố vật chất trong sản xuất sản phẩm, trừ nước dùng cho sản xuất nước sạch
a Sử dụng nước mặt 3
b Sử dụng nước dưới đất 5
3.2 Sử dụng chung phục vụ sản xuất (vệ sinh công nghiệp, làm mát, tạo hơi, sản xuất nước sạch)
a Sử dụng nước mặt 1
b Sử dụng nước dưới đất 3
3.3 Dùng cho hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai khoáng
a Sử dụng nước mặt 3
b Sử dụng nước dưới đất 6
3.4 Dùng cho mục đích khác
a Sử dụng nước mặt 1
b Sử dụng nước dưới đất 3
VI Yến sào thiên nhiên 20
VII Tài nguyên khác 10
(Nguồn: Tổng hợp từ Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII)
Phụ lục số 01: Biểu 1.2. Biểu mức thuế suất đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than
STT Sản lƣợng khai thác
Thuế suất (%) Dự án
khuyến khích đầu tƣ
Dự án khác
I Đối với dầu thô
1 Đến 20.000 thùng/ngày 7 10
2 Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 9 12
3 Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 11 14 4 Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 13 19 5 Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 18 24
6 Trên 150.000 thùng/ngày 23 29
II Đối với khí thiên nhiên, khí than
1 Đến 5 triệu m3/ngày 1 2
2 Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày 3 5
3 Trên 10 triệu m3/ngày 6 10 (Nguồn: Tổng hợp từ Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010
của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII)
Phụ lục số 02: Biểu 1.1 Biểu mức thuế suất đối với các loại tài nguyên, trừ dầu thô và khí thiên nhiên, khí than:
STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất
(%)
I Khoáng sản kim loại
1 Sắt 12
2 Măng-gan 11
3 Ti-tan (titan) 16
4 Vàng 15
5 Đất hiếm 15
6 Bạch kim 10
7 Bạc, thiếc 10
8 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 18
9 Chì, kẽm 10
10 Nhôm, bô-xít (bouxite) 12
11 Đồng 13
12 Ni-ken (niken) 10
13 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê
(magie), va-na-đi (vanadi) 10
14 Khoáng sản kim loại khác 10
II Khoáng sản không kim loại
1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 4
2 Đá, sỏi 7
3 Đá nung vôi và sản xuất xi măng 7
4 Đá hoa trắng 9
5 Cát 11
6 Cát làm thủy tinh 13
7 Đất làm gạch 10
STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)
8 Gờ-ra-nít (granite) 10
9 Sét chịu lửa 10
10 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 12
11 Cao lanh 10
12 Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật 10
13 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite) 7
14 A-pa-tít (apatit) 5
15 Séc-păng-tin (secpentin) 3
16 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 7
17 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 9
18 Than nâu, than mỡ 9
19 Than khác 7
20 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 22 21 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan
(opan) quý màu đen 20
22 Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin),
sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz) 15
23
Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri- ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen- sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)
15
24 Khoáng sản không kim loại khác 5
III Sản phẩm của rừng tự nhiên
1 Gỗ nhóm I 35
2 Gỗ nhóm II 30
3 Gỗ nhóm III, IV 20
4 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 15
STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)
5 Cành, ngọn, gốc, rễ 10
6 Củi 5
7 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô 10
8 Trầm hương, kỳ nam 25
9 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10
10 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên 5
IV Hải sản tự nhiên
1 Ngọc trai, bào ngƣ, hải sâm 10
2 Hải sản tự nhiên khác 2
V Nước thiên nhiên
1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước
thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp 8
2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 4 3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước
quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này
3.1 Nước mặt
a Nước dùng cho sản xuất nước sạch 1
b Nước dùng cho mục đích khác 3
3.2 Nước dưới đất
a Nước dùng cho sản xuất nước sạch 3
b Nước dùng cho mục đích khác 5
VI Yến sào thiên nhiên 20
VII Tài nguyên khác 10
(Nguồn: Tổng hợp từ Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội).