Các phương thức tu từ ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu hồ dzếnh trong tập truyện chân trời cũ (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG II: VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU HỒ DZẾNH

2.1 Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập Chân trời cũ

2.1.2 Các phương thức tu từ ngữ nghĩa

Theo tiến sĩ Bùi Trọng Ngoãn trong cuốn Bài giảng Phong cách học tiếng Việt, “So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác nhau của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”. [19,tr.33]

Khảo sát 11 truyện ngắn trong tập Chân trời cũ của Hồ Dzếnh, chúng tôi nhận thấy trong truyện của Hồ Dzếnh chỉ xuất hiện kiểu so sánh tu từ A như B với 50 lượt dùng. Đó không phải là sự ngẫu nhiên mà là dụng ý mang nhiều giá trị nghệ thuật sâu sắc. So sánh là dựa trên những nét tương đồng nào đó để diễn tả đặc trưng của đối tượng. Việc lựa chọn những hình ảnh, đối tượng B đã biết để làm sáng tỏ A chưa biết, thể hiện rõ thẩm quan, sự nhạy bén, tinh tế của người nghệ sĩ. Trong truyện Hồ Dzếnh, các hình ảnh vô cùng phong phú và mang đặc trưng riêng biệt. Ông so sánh theo chiều hướng lấy

tâm trạng buồn thương làm chuẩn để so sánh với các vật vô tri hay những âm sắc vô hình. Với 50 lượt dùng, các kiểu so sánh gồm:

+) So sánh kiểu A như B:

(1) Đời nàng như một dòng suối tù hãm A B

(2) Tâm hồn anh như căn lều trống.

A B

+) So sánh ở dạng đầy đủ nhất: A – cơ sở so sánh – như – B Ví dụ:

(1) Ba tôi hồi ấy còn nghèo như phần nhiều người bạn cùng nước mới sang.

A cơ sở so sánh B (2) Chú tôi sống như ma xó.

A cơ sở so sánh B +) So sánh kiểu A như B1 như B2:

Hoàng hôn ở đây ưu hoài như một chinh phụ nhớ chồng

A B1

và như một gã giang hồ chạnh lòng khóc nước.

B2

2.1.2.2 Ẩn dụ tu từ

“Ẩn dụ tu từ hay ẩn dụ nghệ thuật là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa hai đối tượng”. [19, tr 34]. Có 3 loại ẩn dụ tu từ chủ yếu là ẩn dụ chân thực, ẩn dụ bổ sung và ẩn dụ tượng trưng. Khảo sát 11 truyện ngắn trong tập Chân trời cũ chúng tôi thấy sự xuất hiện của ẩn dụ chân thực và ẩn dụ bổ sung. Có thể khái quát qua bảng sau:

BẢNG THỐNG KÊ ẨN DỤ TU TỪ

STT Tên bài

Số lượt dùng

Tỉ lệ % (xét theo tổng số truyện)

Ẩn dụ chân thực

Ẩn dụ bổ sung

1 Người anh xấu số 2 18,2 % 2

2 Anh Đỏ Phụ 1 9,1 % 1

3 Con ngựa trắng của

ba tôi 2 18,2 % 2

4 Người chị dâu tôi 5 45,4 % 5

5 Em Dìn 2 18,2 % 2

6 Sáng trăng suông 2 18,2 % 2

7 Trong bóng rừng 2 18,2 % 2

Tổng 16 11 5

Qua bảng thống kê trên ta thấy ẩn dụ chân thực xuất hiện 11 lần chiếm 68,75 %, tiếp đến là ẩn dụ bổ sung với 5 lần xuất hiện chiếm 31,25 %.

a. Ẩn dụ chân thực:

Ẩn dụ chân thực là những ẩn dụ dựa trên sự so sánh ngầm những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở khảo sát 11 truyện của tập Chân trời cũ chúng tôi thống kê được 11 lượt sử dụng ẩn dụ chân thực, chiếm 68,75%.

Ví dụ:

(1) Người chị dâu lưu lạc của tôi dù có nói dối mấy đi nữa chắc cũng đã quá chiều xế bóng rồi.[40, tr.45]

(2) Mẹ tôi yêu anh và gửi gắm vào anh những ngày già sắp rụng.[40, tr.111]

b. Ẩn dụ bổ sung :

Ẩn dụ bổ sung hay còn gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là sự thay thế một cảm giác này bằng một cảm giác khác khi nhận thức và diễn đạt bằng ngôn ngữ [19, tr.34]. Ẩn dụ bổ sung cũng xuất hiện 5 lượt chiếm 31,25%

trong tập truyện của Hồ Dzếnh. Nhà văn như muốn đánh thức mọi giác quan vốn có của con người, gợi trí tưởng tượng, tạo sự bất ngờ, thú vị cho người đọc ngay trên mỗi câu văn đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Trong truyện ngắn của ông, điều này được thể hiện rất rõ.

Ví dụ:

(1) Tiếng anh đỏ Phụ ngâm Kiều nghe buồn như tiếng xẻ gỗ vào những chiều nắng tà hiu hắt. [40, tr.103]

(2) Tôi ngẩn người nghe cái giọng nói khôn khéo ngọt ngào mà tôi được biết lần thứ nhất. Nó lọt tai và mát lòng quá.[40, tr.65]

Nói chung, các phương thức tu từ tu từ từ vựng và tu từ ngữ ngữ nghĩa được sử dụng khá phổ biến trong tập Chân trời cũ của Hồ Dzếnh. Trong đó từ láy và so sánh tu từ là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Với những nét đặc trưng riêng biệt, nó đã góp phần làm tăng sức biểu cảm, khơi gợi sự liên tưởng phong phú nơi người đọc. Đồng thời, các phương thức này cũng góp phần quan trọng thể hiện một hồn văn sâu lắng, trầm mặc, giàu tình cảm của người con mang trong mình hai dòng máu Hoa-Việt.

Một phần của tài liệu Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu hồ dzếnh trong tập truyện chân trời cũ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)