Giọng triết lí, suy tư sâu sắc

Một phần của tài liệu Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu hồ dzếnh trong tập truyện chân trời cũ (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG II: VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU HỒ DZẾNH

2.2 Giọng điệu Hồ Dzếnh trong tập truyện ngắn Chân trời cũ

2.2.2 Giọng triết lí, suy tư sâu sắc

Bên cạnh giọng trữ tình ngoại đề đằm thắm, ở các truyện ngắn của Chân trời cũ, chúng tôi còn thấy sự xuất hiện của giọng triết lí, suy tư sâu sắc.

Đó là những bài học được rút ra từ chính cuộc sống của ông và người trong gia đình. Không sắc lạnh như triết lí của Nam Cao, triết lí trong văn Hồ Dzếnh rủ rỉ, miên man giống như lời tâm sự nhưng cũng rất chí lí và chân thành. Những triết lí về cuộc đời được nêu lên một cách khái quát, bao hàm, vượt lên những thứ vụn vặt, tủn mủn của đời thường. Những câu nói mang tính triết lí chính là kết quả của quá trình suy tư, chiêm nghiệm lâu dài trong tâm hồn tác giả. Cái chung nhất của thơ văn Hồ Dzếnh, trước hết chính là nỗi đau đớn của kiếp người. Đó chính là sự chiêm nghiệm những nỗi đau từ chính bản thân ông và những người xung quanh. Từ kiếp sống nghèo ở vùng quê Thanh Hóa, liên tiếp chứng kiến những bất hạnh, khổ đau của người thân và những người xung quanh đã khiến Hồ Dzếnh không ngừng suy tư về số phận con người. Tuy không trực tiếp phát biểu về vấn đề này nhưng qua cuộc sống tối tăm, nghèo nàn và lặng lẽ tác giả đã để cho chúng ta thấy cái đau đớn, khổ cực của những thân phận bé nhỏ dưới đáy xã hội. Những nỗi đau đó được nhà thơ rút ra từ chính cuộc đời mình. Những triết lí về cuộc đời đó không được viết lên khô khan mà bao giờ cũng nhẹ nhàng như khuyên nhủ, như trách móc, như tự vấn. Những triết lí về tình cảm gia đình, tình yêu nhẹ nhàng, thâm thúy. “Cứ gì phải chung sống dưới một mái nhà, chia uống một ngụm nước, cùng ngắm một dòng sông, người ta mới yêu được nhau? Tình yêu, nếu thực là tình yêu thì không có quê hương cố quận, bởi nó tỏa ra từ tấm lòng

nghệ sĩ mênh mông tự nó đã có sức hun nấu và thấu suốt qua, và bao trùm lấy tất cả những gì được sự thờ kính thiêng liêng.” [40, tr.90]. Quả thật vậy, trong cuộc sống, người ta thương yêu nhau đâu chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình, đâu chỉ vì sống trong cùng một mái nhà mà tình yêu đó được mở rộng ra mọi không gian không kể quê hương đất nước. Nó xuất phát từ trái tim của mỗi con người và dành cho tất cả những người xung quanh trong thời gian được

“hun nấu” và “bao trùm lấy tất cả những gì được thờ kính”;

Nói về tình yêu nam nữ, ông cũng đã có những triết lí đơn giản, nhẹ nhàng nhưng cũng thật đúng “Không gì đẹp bằng yêu nhau, xấu bằng yêu nhau” [40, tr.65] hay “ Người ta yêu nhau chỉ để yêu nhau. Lấy nhau tức là tham lam, ích kỉ. Mà lại yêu nhau sao lại không đủ can đảm để xa nhau, không thể cao thượng chịu dứt cái tình đau đớn được? Ái tình, mà cái tên thứ hai ở thế gian này là Đau khổ không bao giờ cho phép người ta được thỏa nguyện”[40, tr.68]. Sau một quá trình trải nghiệm của cuộc đời, trải qua nhiều mối tình để rồi nhìn lại cuộc tình mãnh liệt của em Dìn ngày nào ông nhận xét rằng: “Xa nhau là yêu nhau thêm lên vì hai trái tim vẫn tưởng nhau đẹp đẽ, nghĩa là vẫn sung sướng đánh lừa được nhau, vẫn mơ hồ và tưởng tượng...!” [40, tr.68].

Có thể thấy, những câu triết lí quan tâm đến tình yêu, đến cách sống của con người làm nổi bật lên cái thần thái của câu chuyện. Giọng điệu này có được là do nhà văn đã có những trải nghiệm với cuộc đời.

2.2.3 Giọng chân thành, thống thiết

Cùng với Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh là một cây bút thuộc dòng truyện ngắn trữ tình. Có lẽ vì vậy mà các truyện ngắn của Hồ Dzếnh mang giọng văn trữ tình thống thiết. Nó chứa đựng những rung động tinh tế và chân thành. Chân trời cũ là những câu chuyện mà tác giả viết từ chính cuộc sống của mình, khi mà tác giả đã có một độ lùi nhất định về thời gian để

nhìn lại những hành động của mình trước đây. Với trái tim ân hận cộng với tâm thế hồi cố ngoái nhìn về quá khứ, Hồ Dzếnh đã tạo cho mình một chất giọng riêng khó lẫn trong làng văn. Đó là giọng trữ tình thống thiết trong từng câu chữ, một chất giọng buồn mà cứ nhẩn nha, khắc khoải trong lòng người đọc biết bao cung bậc thiết tha, buồn, vui, thương, giận. Cái giọng trầm buồn, chân thành, thống thiết ấy được nhà văn kéo qua nhiều tác phẩm, đưa vào mỗi trang viết, thấm vào từng con chữ cho dù đó là câu chuyện viết về những người ruột thịt hay những người hàng xóm. Giọng điệu ấy dường như được tô đậm hơn từ chính những tâm trạng của một “người biết cảm sầu sớm”. Tâm trạng buồn thương sầu cảm thể hiện qua hệ thống từ “buồn” xuất hiện nhiều trong những truyện ngắn của Chân trời cũ. Khảo sát 11 truyện ngắn trong tập truyện này, chúng tôi thống kê được 60 từ “buồn” có mặt ở tất cả các truyện.

Như vậy có thể thấy, trong tác phẩm của ông, nỗi buồn dường như đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí. Đó là nỗi lòng, những tâm sự của Hồ Dzếnh trước những câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ nhà văn được thuật lại bằng một giọng chân thành, thống thiết.

Sử dụng kiểu người kể chuyện bên trong với điểm nhìn cố định khiến tập truyện như một sự giãi bày, một sự trải lòng. Chính vì vậy, cốt truyện nhẹ nhàng, tinh tế và lắng sâu. Không tồn tại những xung đột kịch tính, không có những tình tiết gay cấn đến nghẹt thở, mạch truyện trữ tình nồng nàn, man mác đẫm sâu hướng người đọc đi sâu vào thế giới đầy nội tâm phong phú và phức tạp của con người. Hồ Dzếnh từng tâm sự rằng, ông viết không có ý định để trở thành nhà văn, mà ông chỉ viết “như giải bày, như tự thú, như sám hối về những câu chuyện của gia đình”. Ở những tác phẩm ông viết về người mẹ, người chị dâu, chị Yên, em Dìn, anh Đỏ phụ lời văn thống thiết, day dứt, khắc khoải như lời tự vấn sám hối chân thành và đau xót. Nhớ lại những chuyện mình đã làm, nhà văn cảm thấy rất ân hận, day dứt. Những câu văn

với giọng trữ tình thống thiết như để giải bày tâm sự, cho vơi bớt nỗi lòng đau xót của tác giả.

Viết về người mẹ - địa hạt tình cảm của tác giả, nhà văn không khỏi xót xa, đau đớn vì những hi sinh của mẹ dành cho mình cũng như những lỗi lầm mà hồi nhỏ Hồ Dzếnh phạm phải làm mẹ buồn lòng. Bằng giọng văn trầm buồn sâu lắng tác giả đã bày tỏ những tình cảm rất đỗi chân thật đối với người mẹ kính yêu. Ở truyện Lòng mẹ ông viết: “Câu chuyện đó theo tôi như một ám ảnh cực nhục. Mỗi lần nhớ đến mẹ tôi, hay xét mình phạm tội, tôi thường đem nó ra để tự hình phạt. Nhiều năm đã rơi theo nhiều năm, và bây giờ trong những đêm của Hà Nội, cái thành phố hoa lệ chỉ quen tiêu với bạc hào, tôi vẫn rờn rợn nghe thấy âm thanh của mười quan tiền kêu lanh lảnh”.[40, tr.30] . Đó là sự day dứt và ân hận của Hồ Dzếnh khi nghĩ lại chuyện người mẹ phải chịu bao lời mắng mỏ, sỉ nhục mà “mượn tạm” hai đồng bạc của người thím để trả cái “nợ học” cho cậu.

Nhớ về người chị nuôi của mình, nhà văn cũng dùng những lời chân thành, thống thiết để tâm sự, giãi bày những cảm xúc của mình: “Kể ra đối với chị Yên tôi chịu nhiều lỗi lắm. Lòng tử tế, trung thành của Yên mỗi lần nhắc đến tôi không khỏi ngậm ngùi. Từ nay, tuy Yên không sống chung với tôi trên quả đất này nữa, nhưng hình ảnh Yên vẫn theo tôi, bên những hình ảnh thân mến khác”[40, tr.92]. Ở truyện Hồ Dzếnh cũng nhắc đến một kỉ niệm luôn làm ông day dứt mãi. Đó là hôm đi học về không thấy khúc cá thu - món mà cậu yêu thích ở trên bàn, nghĩ là chị Yên đã làm mất nên cậu đã sẵn tay ném đôi giày đang đi vào ống chân chị một cái thật mạnh. Cú đá ấy sau này trở thành một vệt sẹo thâm đen nơi ống chân chị. Kỉ niệm đó đối với chị Yên chỉ là “trò con nít” còn đối với tác giả thì nó đã trở thành một nỗi đau, một nỗi ân hận vô cùng mà khiến tác giả “lòng đôi phen thắt lại, rùng rợn nghĩ đến cử chỉ hung hãn của mình”. Nhiều lúc, tác giả còn tự trách mình là bạc bẽo

Một phần của tài liệu Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu hồ dzếnh trong tập truyện chân trời cũ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)