Một số kiểu câu có giá trị tu từ

Một phần của tài liệu Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu hồ dzếnh trong tập truyện chân trời cũ (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG II: VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU HỒ DZẾNH

2.1 Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập Chân trời cũ

2.1.3 Các phương thức tu từ cú pháp

2.1.3.3 Một số kiểu câu có giá trị tu từ

Câu hỏi tu từ là dùng hình thức câu hỏi nhưng mục đích của người nói là để khẳng định điều đang nói ra chứ không nhằm yêu cầu được trả lời.Trong tác phẩm văn học, câu hỏi tu từ luôn tạo ra hiệu ứng nghệ thuật và gây ảo giác cảm xúc. Và để tô đậm tâm trạng, nỗi niềm của mình, Hồ Dzếnh đã sử dụng rất thành công biện pháp nghệ thuật này với 19 câu hỏi tu từ trong 11 truyện ngắn.

Là một người mang đầy tâm trạng, Hồ Dzếnh đã chọn những câu hỏi tu từ để đưa bao cảm xúc, sự phân vân trong cuộc sống vào trong truyện ngắn của mình như lời tâm sự, khát khao muốn được bộc bạch với mọi người.

Những nỗi niềm trăn trở, băn khoăn trong tác phẩm của ông như miên man đi vào cõi vô cùng của miền suy nghĩ. Hàng loạt câu hỏi tu từ tạo ra cho người đọc một cảm giác ám ảnh khôn nguôi.

(1) Tại sao tôi không nói thẳng ra cho anh biết rằng chị Yên của tôi, người vợ sắp cưới của anh đã bị một tên khốn nạn làm nhục? Tại sao? [40, tr.106]

(2) Chị Yên! Chị đi đâu đấy? Tại sao tôi không đủ can đảm nói thật tất cả cho anh Đỏ phụ biết? Tôi không dám nói ra vì đó là sự thật! Có những sự thật không nên nói ra, ai đã viết nên câu chân lí đó? [40, tr.108]

Truyện của Hồ Dzếnh dịu dàng, nhẹ nhàng ẩn dấu một chất buồn mỏng và nhẹ như sương, nhưng khi thấm vào người thì chẳng mạch huyết nào mà không rạn vỡ. Bằng việc sử dụng các câu hỏi tu từ, nhà văn đã đưa độc giả đi sâu vào thế giới nội tâm, những tình cảm, tâm trạng của một người luôn mang trong mình “nỗi sầu vạn cổ”.

b. Câu chứa tình thái ngữ

Tình thái ngữ (hay phụ ngữ chỉ tình thái) là thành phần “có thể chỉ độ tin cậy hay ý kiến”, “khi nội dung các ý kiến có sắc thái tình cảm rõ nét thì phụ ngữ chỉ ý kiến mang tính chất cảm thán. [1, tr.172]

Khảo sát 11 truyện ngắn của tập Chân trời cũ, chúng tôi thống kê được 26 câu có tình thái ngữ. Trong câu văn Hồ Dzếnh thường xuất hiện các tình thái ngữ như “Ôi”, “chắc”, “ô hay”, “hình như”, “trời ơi”...Chính các ngữ tình thái ấy cho phép nhà văn bộc lộ một cách trực tiếp thái độ đánh giá, tình cảm, tâm trạng vui, buồn, hạnh phúc, đau đớn, thương yêu, trách móc, bất ngờ...của nhân vật hoặc người kể chuyện về hiện thực được nói đến trong câu.

Chúng tôi chia các câu có tình thái ngữ trong Chân trời cũ thành các loại như sau:

- Câu có tình thái ngữ chỉ độ tin cậy

Hình như bao giờ chị Yên cũng đứng trước mặt tôi với những nét nhăn nhó, với cái thân hình gầy oặt vì sức gieo nặng của đau thương [40, tr.97]

- Câu có tình thái ngữ mang tính chất cảm thán Trời ơi, con Dìn nó trốn mất rồi ! [40, tr.67]

c. Câu có thành phần chú thích

Thành phần chú thích của từ là “thành phần ngữ pháp để thuyết minh thêm nội dung hay giải thích, bổ sung thêm khía cạnh nào đó cho từ mà nó phụ thuộc về nghĩa.”. Nó có thể là từ, cụm từ, câu hoặc chuỗi câu. [1, tr.190]

Khảo sát 11 truyện ngắn trong tập Chân trời cũ chúng tôi thống kê có 12 câu có thành phần chú thích được chia thành các loại như sau:

- Thành phần chú thích của câu :

(1) Rồi đến một sáng kia độc ác thay là cái sáng hôm ấy – tôi đang ngủ thì chợt một bàn tay đánh thức tôi dậy.[40, tr.99]

(2) Đợi tôi lay đến lần thứ nămngười lớn ai lại ngủ mê thế nhỉ - cậu tôi mới choàng tỉnh dậy, làm ra vẻ ngơ ngác nhìn tôi.[40, tr.100]

- Thành phần chú thích của từ

(1) Hình như chị dâu tôi sống giữa sự lãnh đạm của mọi người trừ anh Cả tôi – chồng chị - và tôi.[40, tr.40]

(2) Chỉ có hai người biết: cậu tôi – tên tội phạm – và tôi.[40, tr.105]

Được sử dụng không nhiều nhưng những câu có thành phần chú thích như đã nói trên cũng góp phần giúp cho các câu chuyện mà nhà văn kể ra được rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu hơn.

BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ KIỂU CÂU CÓ TÁC DỤNG TU TỪ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN CHÂN TRỜI CŨ

Tên kiểu câu Tổng số bài Số lượt dùng

Tỉ lệ % (xét theo số lượt dùng 3 kiểu câu

đã khảo sát )

Câu hỏi tu từ 11 19 33,3 %

Câu có thành phần chú

thích 11 12 21,1 %

Câu chứa tình thái ngữ 11 26 45,6 %

Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy, câu chứa tình thái ngữ là loại câu được nhà văn Hồ Dzếnh sử dụng nhiều trong 11 truyện ngắn được khảo sát của tập Chân trời cũ với 26 lượt dùng đạt 45,6 %, tiếp đến là câu hỏi tu từ với 19 lượt dùng đạt 33,3 % và cuối cùng là câu có thành phần chú thích với 12 lượt dùng đạt 21,1 %. Cùng với các phương thức tu từ cú pháp khác, các kiểu câu này đã góp phần thể hiện được nội dung của các câu chuyện đồng thời làm nổi bật phong cách của nhà văn.

Một phần của tài liệu Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu hồ dzếnh trong tập truyện chân trời cũ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)