Các nội dung thuộc chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện ông tá quản trị nguồn nhân lự tại công ty ổ phần thế giới số trần anh hi nhánh bắ giang (Trang 25 - 31)

1.3 Nội dung công tác quản trị nguồn nhân

1.3.2 Các nội dung thuộc chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

18

cấp, trang bị cho họ kỹ năng hoặc kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ. Mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.

Đào tạo nguồn nhân lực được chia làm 2 lĩnh vực:

 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Phương pháp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật được áp dụng cho các nhân viên kỹ thuật và người lao động trực tiếp nhằm nâng cao chuyên môn kỹ thuật cho người lao động.

Các phương pháp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật :

- Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc: công nhân được phân công làm việc chung với một người có kinh nghiệm hơn để học hỏi, làm theo. Phương pháp này áp dụng rất đơn giản, đào tạo được số lượng đông, chi phí thấp, tính thực tiễn cao, nhưng nó lại thiếu đi sự bài bản và kiến thức lý luận vì vậy nhân viên không phát huy được tính sáng tạo trong công việc.

- Phương pháp đào tạo theo chỉ dẫn: những người có trách nhiệm đào tạo liệt kê những công việc, nhiệm vụ, những bước phải tiến hành, những điểm then chốt, những cách thực hiện công việc, sau đó kiểm tra kết quả công việc của học viên, uốn nắn hướng dẫn, đào tạo học viên làm cho đúng. Phương pháp này có ưu thế hơn phương pháp trước, nó đòi hỏi sự chủ động sáng tạo của người học, nhấn mạnh sự sáng dạ, năng lực năng khiếu của mỗi người.

- Đào tạo theo phương pháp giảng bài: các giảng viên có thể tổ chức các lớp học, hướng dẫn đào tạo về mặt lý thuyết kết hợp với thực hành hoặc giảng bài một cách gián tiếp.

 Đào tạo nâng cao năng lực quản trị :

Hình thức đào tạo này được phát triển áp dụng cho các cấp quản trị từ quản trị viên cấp cao đến quản trị viên cấp cơ sở. Đào tạo năng lực quản trị để nâng cao khả năng quản trị bằng cách truyền đạt các kiến thức làm thay đổi quan điểm hay nâng cao năng lực thi hành của nhà quản trị. Đào tạo nâng cao năng lực quản trị là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, vì các quản trị gia giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

19

Các phương pháp đào tạo nâng cao năng lực quản trị:

- Phương pháp luân phiên: thường xuyên thay đổi công việc, mục tiêu của người đào tạo là cho đối tượng đào tạo tiếp cận với nhiều công việc khác nhau, làm cho người lao động hiểu được về công việc của doanh nghiệp một cách tổng thể nhất.

- Phương pháp kèm cặp: người được đào tạo sẽ làm việc trực tiếp với người mà họ sẽ thay thế trong tương lai. Người này có trách nhiệm hướng dẫn, kèm cặp cách thức giải quyết mọi vấn đề trong phạm vi trách nhiệm cho người được đào tạo.

Phương pháo được áp dụng để đào tạo các quản trị gia cấp cao.

- Phương pháp đào tạo giám đốc trẻ: áp dụng cho các quản trị viên cấp trung gian bằng cách bổ nhiệm họ vào các vị trí tương đương sau đó giao quyền cho họ để họ giải quyết các vấn đề thực tế, thực hiện công việc đào tạo dưới sự giám sát của tổ chức và giám đốc.

- Một số phương pháp khác: đó là các phương pháp đào tạo bên ngoài doanh nghiệp nh : phư ương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp trò chơi quản trị, phương pháp hội thảo, phương pháp nhập vai.

1.3.2.1 Xác định nhu cầu nguồn nhân lực cần đào tạo

Đây là bước đầu tiên trong quá trình quản lý chương trình đào tạo. Xác định nhu cầu là phân tích các nhu cầu của công ty, những kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để thực hiện công việc và những nhu cầu của nhân viên. Để đánh giá các nhu cầu của công ty thì cần phải xem xét các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty đó. Cần kết hợp các mục tiêu về tài chính, xã hội, nhân sự, tăng trưởng và thị trường của công ty với các mục tiêu về nhân lực, cơ cấu, môi trường và hiệu quả công việc.

Cần xem xét cẩn trọng những kiến thức, kỹ năng và khả năng cần có để thực hiện công việc. Nhiệm vụ ở đây là nhiệm vụ gì ? Những kỹ năng nào là cần thiết để thực hiện tốt công việc? Như thế nào là biểu hiện tốt? Cần phải thu thập những dữ liệu về các nhân viên, giám sát viên và các chuyên gia hiện có để hoàn tất phần đánh giá các nhu cầu này.

Ngoài ra, cần phải xem xét các nhu cầu của người lao động. Hỏi nhân viên về nhu cầu công việc của họ và yêu cầu họ thực hiện nhiệm vụ có thể cung cấp những thông tin và dữ liệu cho chương trình đào tạo. Việc xem xét hiệu quả làm việc của nhân viên dựa theo một tiêu chuẩn nào đó hoặc so sánh với hiệu quả làm việc của những đồng nghiệp khác giúp nhận diện được đâu là thế mạnh, điểm yếu và nhu

20

cầu. Còn việc xác định xem một người nào đó có thể làm việc hay không giúp doanh nghiệp cải thiện được khả năng làm việc sao cho người đó phù hợp với công việc nhất. Mỗi hạng mục đánh giá có tầm quan trọng riêng, cần chú vào các nhu cầu cá nhân. Chương trình đào tạo được tiến hành theo cá nhân hoặc theo nhóm.

Có 4 cách để xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên : - Quan sát nhân viên.

- Lắng nghe nhân viên.

- Hỏi các giám sát viên về nhu cầu của người lao động.

- Xem xét những vấn đề các nhân viên gặp phải.

Bất kỳ sự khác biệt nào giữa kết quả thực tế và kết quả dự tính đều đưa ra nhu cầu đào tạo.

1.3.2.2 Quy trình đào tạo nguồn nhân lực

Quy trình đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện qua những bước sau :

Bước 1: Xác định rõ nhu cầu, mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực: Xác định rõ nhu cầu của việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn lực nó tùy thuộc vào chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nó phụ thuộc vào các nguồn sau:

- Nguồn 1: Dựa vào nhu cầu về quản lý dự kiến nguồn nhân lực, mỗi một doanh nghiệp khi đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh thì họ có chiến lược về nhân lực, từ đó ta tiến hành điều chỉnh từ bên trong hoặc bên ngoài cho phù hợp.

- Nguồn 2: Dựa vào mong muốn của CBCNV do sự thay đổi về khoa học công nghệ, sự thăng tiến của CBCNV có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ hay mở mang tri thức.

- Nguồn 3: Dựa vào phân tích công việc và khả năng của nhân viên khi doanh nghiệp tiến hành phân tích công việc và kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên thì nhu cầu đào tạo bồi dưỡng và phát triển được phát sinh.

- Nguồn 4: Dựa vào công thức tính toán về lao động như sau:

Nhu cầu bổ sung = Nhu cầu cần có năm kế hoạch – Số đã có báo cáo năm.

Mục tiêu của công tác đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào mục đích của người được đào tạo hay là sự chỉ định của cấp trên, ví dụ: mục tiêu cụ thể là cử đi học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cử đi học để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hai câu hỏi chủ yếu cần phải nêu ra, đó là: “Các nhu cầu đào tạo của công ty là các nhu cầu nào?” và “Công ty muốn thực hiện mục tiêu gì qua

21

công tác đào tạo này?” Các mục tiêu có thể rất hạn hẹp, giới hạn vào khả năng của một chức vụ nào đó. Mục tiêu cũng có thể dàn trải rộng như nâng cao kỹ năng quản trị của tất cả các cấp quản trị.

Bước 2: Xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển Trên cơ sở xác định : rõ nhu cầu và mục tiêu của đào tạo, doanh nghiệp lập ra chương trình đào tạo cho phù hợp. Sau đó, tiến hành lựa chọn đối tượng để đào tạo, đây là một bước rất quan trọng, nó xác định hiệu quả của chương trình đào tạo, doanh nghiệp cần phải lựa chọn đúng đối tượng cần được đào tạo trên cơ sở phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng của họ. Nếu tiến hành chọn lựa không kỹ thì hiệu quả của hoạt động này không cao, nó sẽ gây ra sự lãng phí thời gian và tiền của, công sức của người được đào tạo và doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực : Sau khi xác định được nhu cầu, mục tiêu và đối tượng cần được đào tạo, thì những người phụ trách về công việc này cần phải lựa chọn ra một chương trình đào tạo cho phù hợp, chương trình này phải đảm bảo được mục tiêu đặt ra, về nội dung phải phù hợp, về thời gian phải hợp lý. Về phương pháp sư phạm phải phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề, của đối tượng được đào tạo. Sự lựa chọn đúng phương pháp đào tạo có một vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của công tác này và đối với hiệu quả của công việc của người được đào tạo, sau khi đào tạo.

Bước 4: Thực hiện quy trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực: Sau khi đã thực hiện các bước trên doanh nghiệp đã xác định được nhu cầu, mục tiêu và đối tượng và lựa chọn được phương pháp đào tạo. Trong giai đoạn thực hiện chương trình đào tạo thì doanh nghiệp tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng, triển khai nội dung đào tạo, theo dõi nội dung và tiến độ đào tạo, định kỳ tổ chức kiểm tra các học viên và gặp gỡ các giáo viên, để có được những sự điều chỉnh cần thiết.

Bước 5: Đánh giá hiệu quả đào tạo Sau khi thực hiện chương trình đào tạo, phải : tiến hành đánh giá hiệu quả của chương trình. Doanh nghiệp phải đánh giá được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý của cán bộ và công nhân sau khoá đào tạo và trước khoá đào tạo, xem nó đem lại hiệu quả như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm và tồn tại những khó khăn cần phải khắc phục, giải quyết. Việc đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển này rất khó, nó đòi hỏi phải có những kỹ năng và tốn nhiều thời gian công sức,

22

những nhà quản lý phải hết sức cố gắng và phải tuỳ thuộc vào những quan điểm đánh giá.

Hình 1.1: Quy trình đào tạo 1.3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực

Đây là những hoạt động học tập nhằm định hướng và chuẩn bị cho người lao động tiếp cận với sự thay đổi của tổ chức và bắt kịp với nhịp độ thay đổi đó khi tổ chức thay đổi và phát triển hoặc nhằm phát triển sâu hơn kỹ năng làm việc của người lao động. Phát triển sẽ chuẩn bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển của tổ chức trong tương lai.

Như vậy mỗi doanh nghiệp đều phải có sự quy hoạch về nhân lực và các cán bộ trong doanh nghiệp để mỗi một cá nhân có cơ hội thử sức mình, bộc lộ các năng lực của mình để có cơ hội thăng tiến. Phát triển nguồn nhân lực là việc thường xuyên của mỗi doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực. Ngoài ra phát triển nhân lực còn giúp cho người lao động tìm ra được hướng đi cho mình, tạo cho họ môi trường thuận lợi để họ làm việc tốt hơn.

Nội dung của công tác phát triển nguồn nhân lực:

Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định mục tiêu cụ thể

Lựa chọn phương pháp, phương tiện thích hợp

Thực hiện quy trình đào tạo

Đánh giá quy trình đào tạo

Hình 1.1 : Quy trình đào tạo nguồn nhân lực

23

- Thăng tiến và bổ nhiệm nhân lực vào các chức vụ quản trị.

- Giải quyết chế độ cho nhân viên, quản trị viên khi họ rời bỏ doanh nghiệp.

- Tuyển dụng đội ngũ lao động mới

Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Muốn phát triển doanh nghiệp thì các nhà quản trị phải chú ý đến công tác phát triển nguồn nhân lực con người trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện ông tá quản trị nguồn nhân lự tại công ty ổ phần thế giới số trần anh hi nhánh bắ giang (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)