CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT TUYÊN QUANG
2.3.1. Đánh giá chung công tác quản trị đội ngũ giảng viên
2.3.4.2. Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2.7: Thực trạng năng lực chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV trường Trung học kinh tế kỹ thuật Tuyên Quang
TT Nội dung
Mức độ 4 3 2 1 ĐTB
1
Nắm vững chương trình, nội dung kiến thức môn học; thực hiện kế hoạch và chương trình dạy học
SL 25 26 4 0
3,38
% 45,5 47,3 7,2 0
2
Khả năng sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học
SL 6 20 28 1
2,56
% 10,9 36,4 50,9 1,8
3
Khả năng tổ chức họat động dạy học – giáo dục
SL 12 24 19 0
2,87
% 21,8 43,6 34,6 0
4
Khả năng nắm bắt tâm lý, cảm hóa, thuyết phục, định hướng cho sinh viên
SL 8 27 20 0
2,78
% 14,5 49,1 36,4 0
5
Năng lực biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học
SL 2 18 34 1
2,38
% 3,6 32,8 61,8 1,8
6
Năng lực nghiên cứu khoa học và các hoạt động khoa học – công nghệ khác
SL 2 21 32 0
3,04
% 3,6 38,2 58,2 0
7
Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học
SL 18 31 6 0
3,22
% 32,7 56,4 10,9 0
40
Căn cứ vào kết quả khảo sát tại bảng 2. và qua quan sát, phỏng vấn tác tác giả 7 có những nhận xét sau:
Về việc nắm vững chương trình, nội dung kiến thức môn học, thực hiện kế hoạch và chương trình dạy học của giảng viên, kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí này đƣợc đánh giá ở mức khá (ĐTB: 3,38). Đây là nội dung rất trọng tâm trong công tác chuyên môn. Đầu mỗi học kỳ các khoa, tổ đều họp phân công và thống nhất nội dung chương trình giảng dạy. Đa số giảng viên nhà trường đều thực hiện khá tốt việc nắm vững chương trình, nội dung kiến thức môn học. Tuy nhiên, những ngành đào tạo mới vẫn còn tồn tại những bất cập ở một số môn học nhƣ chƣa có giảng viên, chưa có giáo trình và đề cương môn học, nhà trường phải phân công giảng viên ở ngành khác giảng dạy, giảng viên phải tự tìm tài liệu, tự xây dựng nội dung chương trình và giảng dạy.
Về Khả năng sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học, đội ngũ giảng viên nhà trường trong vài năm gần đây đã có nhiều chuyển biến về phương pháp dạy học theo hướng đổi mới nhưng chưa thực sự hiệu quả. Qua khảo sát, tiêu chí này được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 2,56). Kết quả này khá sát với thực tế, nhà trường đã phát động phong trào khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức một số hội thảo về việc đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích việc sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ giảng dạy. Bên cạnh đó, một số giảng viên cũng có đề tài nghiên cứu khoa học về sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học.
Tuy vậy, nhà trường chưa xây dựng kế hoạch định kỳ tổng kết, đánh giá hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học, nêu gương điển hình hoặc rút kinh nghiệm và lựa chọn hướng giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Về khả năng tổ chức hoạt động dạy học – giáo dục của đội ngũ giảng viên, qua khảo sát, nội dung này đƣợc đánh giá ở mức khá (ĐTB: 2,87). Xét trong thực tế, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng đội ngũ giảng viên nhà trường luôn nỗ lực và nhiệt tình trong các hoạt động dạy học. Phấn đấu để học sinh đạt kết qủa cao nhất trong học tập. Bên cạnh những ưu điểm đó cũng có một số hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp. Môi trường tập thể bao giờ cũng phức tạp đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải dành nhiều thời gian, công sức phối hợp với đội ngũ cán bộ lớp thường xuyên quan tâm theo
41
dõi HSSV từ việc ăn ở, sinh hoạt đoàn thể cho đến học tập. Nhiều giảng viên chƣa rõ các quy trình quản lý HSSV và một số quyền lợi HSSV nên việc hướng dẫn, giải thích cho HS, SV chưa thấu đáo ví dụ như việc nghỉ học, bảo lưu kết quả học tập, học bổng, rèn luyện, ... để sinh viên phải chạy đi chạy lại khi giải quyết công việc.
- Về khả năng nắm bắt tâm lý, cảm hóa, thuyết phục, định hướng cho học sinh sinh viên, kết quả khảo sát cho thấy nội dung này của ĐNGV nhà trường được đánh giá khá (ĐTB: 2,78). ĐNGV lâu năm, có nhiều kinh nghiệm là những người rất nhạy cảm, nắm bắt và xử lý các tình huống rất tinh tế. Ngay từ năm học đầu tiên, giảng viên là những người có nhiệm vụ nặng nề nhất đó là truyền cho các em lòng yêu nghề, định hướng học tập cho HS, SV, hạn chế thấp nhất những biểu hiện lệch lạc trong tư tưởng cũng như hành động của HS, SV
- Về năng lực biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, theo kết quả khảo sát tiêu chí này đƣợc đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 2,38). Thực tế, việc biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy của ĐNGV còn rất yếu, chƣa có giảng viên biên soạn giáo trình giảng dạy, toàn bộ giáo trình giảng dạy phần lớn do nhà trường cung cấp . Năm học 2015 -2016, nhà trường đã phát động và khuyến khích giảng viên biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy nhưng vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Điều này thể hiện sức ì trong ĐNGV, thế hệ giảng viên lâu năm nhiều kinh nghiệm nhƣng còn chậm đổi mới, thế hệ giảng viên trẻ đi học nhiều, thời gian dạy nhiều không có nhiều thời gian đầu tƣ cho nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy.
- Tương tự như vậy, về năng lực nghiên cứu khoa học và các hoạt động khoa học công nghệ khác của đội ngũ giảng viên nhà trường còn hạn chế, kết quả khảo sát đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 3,04). Một số giảng viên trẻ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học đã rất tích cực và nhiệt tình tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học và làm NCKH. Tuy nhiên, đối với phần đa giảng viên, công tác NCKH còn mang tính đối phó. Chính vì vậy, trong thời gian tới nhà trường cần có những điều chỉnh, có kế hoạch phân công, định hướng về nghiên cứu. Khuyến khích các nhóm nghiên cứu trong đó kết hợp được những người có kinh nghiệm NCKH với những người mà khả năng NCKH còn non trẻ, tạo cơ hội tập dượt, học hỏi lẫn nhau, nhằm nâng cao chât lượng NCKH của ĐNGV nhà trường.
42
- Về học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học của ĐNGV nhà trường, qua kết quả khảo sát tiêu chí này được đánh giá ở mức độ khá (ĐTB: 3,22). Đây là một kết quả khá sát với thực tế. Về nâng cao trình độ chuyên môn, lực lƣợng giảng viên trẻ đƣợc tuyển dụng khá nhiều làm thay đổi bộ mặt nhà trường. Bên cạnh đó, ngoại ngữ và tin học là công cụ rất cần thiết để giảng viên tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế nhằm nâng cao trình độ năng lực giảng dạy và NCKH trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực có trình độ cao. ĐNGV nhà trường rất tích cực trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. Hưởng ứng việc sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc dạy học.Tuy nhiên mặt tích cực này chủ yếu tập trung vào ĐNGV trẻ với nhiều điều kiện thuận lợi về khả năng học tập, tiếp thu cái mới.