Sử dụng giảng viên

Một phần của tài liệu Thự trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị đội ngũ giảng viên tại trường trung học kinh tế kỹ thuật tuyên quang (Trang 62 - 68)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT TUYÊN QUANG

2.3.6. Công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV

2.3.6.2. Sử dụng giảng viên

Bảng 2.11: Thực trạng về quản lý sử dụng giảng viên

Qua bảng 2.11 cho thấy đa số các biện pháp thực hiện trong sử dụng giảng viên đều được thực hiện khá thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao. Để nhận định đúng về vấn đề này, tác giả đã đi sâu phân tích từng tiêu chí nhƣ sau:

* Việc thực hiện chế độ thử việc đối với giảng viên mới tuyển dụng

Theo kết quả khảo sát cho thấy, nhà trường thực hiện chế độ thử việc đối với giảng viên khá thường xuyên (ĐTB: 3,13) và mức độ hiệu quả đạt mức trung bình.

(ĐTB: 2,55). Từ thực tế công tác, tác giả có thể khẳng định rằng nhà trường đã thực hiện chế độ thử việc đối với tất cả giảng viên mới đƣợc tuyển dụng (trừ một số trường hợp đặc biệt được miễn theo quy định của Nhà nước). Nhìn chung chế độ thử việc của nhà trường là rất thường xuyên nhưng chưa hiệu quả. Khi có quyết định tuyển dụng chính thức, giảng viên tập sự được phân công người hướng dẫn thử

TT Nội dung

Mức độ thường

xuyên ĐTB

Mức độ hiệu

quả ĐTB

4 3 2 1 4 3 2 1

1

Thực hiện chế độ thử việc

21 23 8 3

3,13

1 28 26 0

2,55 38,2 41,8 14,5 5,5 1. 36. 62.9 0

2

Bố trí, sử dụng đúng chuyên môn

15 25 14 1

2,98

12 24 18 1

2,85 27,3 45,5 25,4 1,8 21,8 43,6 32,8 1,8

3

Đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ giảng viên

3 22 29 1

2,49

6 20 28 1

2,56 5,5 40.0 52,7 1,8 10,9 36,4 50,9 1,8

4

Thực hiện định mức giờ chuẩn

29 20 6 0

3,41

23 25 7 0

3,29 52,7 36,4 10,9 0 41,8 45,5 12,7 0

5

Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật

13 31 8 3

2,98

8 17 27 3

2,55 23,6 56,4 14,5 5,5 14,5 30,9 49,1 5,5

50

việc. Sau thời gian một năm, giảng viên hướng dẫn có trách nhiệm nhận xét để giảng viên tập sự hoàn tất thủ tục để đƣợc bổ nhiệm chính thức vào ngạch viên chức. Công tác thử việc còn nặng tính thủ tục để hợp lý hóa vấn đề chứ chƣa có một cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá, sàng lọc để đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của người giảng viên tập sự đủ điều kiện vào ngạch giảng viên .

* Bố trí sử dụng theo chuyên môn được đào tạo

Theo kết quả khảo sát, việc bố trí sử dụng theo chuyên môn đƣợc đào tạo thực hiện ở mức độ khá thường xuyên (ĐTB: 2,98) và cũng khá hiệu quả (ĐTB: 2,98 và 2,85). Trong thực tế, hầu hết giảng viên đƣợc bố trí đúng chuyên môn đƣợc đào tạo.

Tuy nhiên, hiện nay do nhà trường mở rộng các ngành đào tạo tạo nhưng giảng viên chưa đủ hoặc chưa có nên nhà trường đã bố trí giảng viên một số ngành gần sang giảng dạy. Vì vậy trong thời gian tới nhà trường cần đổi mới các biện pháp quản lý sử dụng giảng viên, đảm bảo bố trí đúng người, đúng việc, đánh giá đúng năng lực của giảng viên cũng nhƣ thống nhất đƣợc sự quản lý giữa các đơn vị trong nhà trường.

* Việc đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ giảng viên

Qua khảo sát, việc đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ giảng viên đƣợc đánh giá ở mức độ trung bình cả về mức độ thường xuyên (ĐTB: 2,49) và mức độ hiệu quả (ĐTB: 2,56). Có kết quả này là do những năm gần đây, ĐNGV nhà trường có một lớp giảng viên đến tuổi nghỉ hưu trong khi lớp kế cận chưa được bổ sung, bồi dưỡng. Nhà trường đã tăng cường tuyển dụng, ký hợp đồng để bù đắp cho lực lượng giảng viên công tác lâu năm chuẩn bị về hưu. Tuy nhiên cùng với việc tuyển dụng là việc nhà trường mở rộng đào tạo đa dạng các ngành, chính vì vậy, ở một số bộ môn vẫn còn nguy cơ hụt hẫng về đội ngũ, trong khi việc tuyển dụng giảng viên để đảm bảo sự kế thừa gặp nhiều khó khăn nhiều lý do: do cơ chế định biên và còn thiếu tự chủ trong việc tự chủ trong việc tuyển dụng. Mặc dù nhà trường đã xác định trong thời gian tiếp theo một giảng viên sẽ về hưu nhưng không thể tuyển dụng nếu không có biên chế. Vì thế, khi đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm về hưu, thì giảng viên trẻ chưa kịp trưởng thành, tạo nên một khoảng trống lớn trong công tác đào tạo.

51

* Việc thực hiện định mức giờ chuẩn đối với giảng viên

Kết quả khảo sát tại bảng 2. . cho thấy việc thực hiện định mức giờ chuẩn 11 đối với giảng viên được đánh giá khá cả về mức độ thường xuyên và hiệu quả (ĐTB: 3,41 và 3,29). Nhà trường luôn thực hiện đúng và đủ chế độ giờ chuẩn đối với giảng viên. Do số cán bộ đi học nhiều và việc tăng về số lƣợng ngành nên hầu hết giáo viên các khoa, các tổ bộ môn đều phải đảm nhận số tiết vƣợt chuẩn so với quy định. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy ở một số bộ môn thiếu giảng viên mặt khác còn ảnh hưởng đến việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của ĐNGV.

* Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật giảng viên

Qua kết quả khảo sát, tiêu chí này được đánh giá ở mức độ khá thường xuyên (ĐTB: 2,98) và hiệu quả đạt ở mức trung bình (ĐTB: 2,55). Từ thực tế quan sát và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả có thể đánh giá chung về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của nhà trường chưa thực sự hiệu quả. Tâm lý các giảng viên xem việc bình xét thi đua chỉ là hình thức, chƣa đánh giá đúng chất lƣợng lao động thực sự của người giảng viên. Việc kỷ luật còn nhẹ hoặc cho qua, chưa khách quan vẫn mang nặng tính chủ quan, cả nể hoặc thiên vị .Chính vì vậy công tác kỷ luật chƣa đủ sức răn đe, giáo dục đối với đội ngũ giảng viên. Trong một vài năm gần đây, ban thi đua nhà trường đã xây dựng lại quy chế xếp loại thi đua của giảng viên theo các loại A, B, C để làm căn cứ chi các khoản tiền tiết kiệm của nhà trường. Sự thay đổi này cũng có phần nào tác động đến sự cố gắng của giảng viên, tuy nhiên hiệu quả chƣa cao do biện pháp tiến hành và công tác kiểm tra đánh giá chƣa tốt.

2.3.7. Công tác đào tạo.

Đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Quan điểm của Đảng về “tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên” vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển giáo dục và đào tạo, vừa là cơ sở vững chắc để lập quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên, phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục.

52

Bảng 2.12: Thực trạng quản lý đào tạo.

- Về việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên theo thời gian, qua kết quả khảo sát đánh giá khá ở mức độ thường xuyên (ĐTB: 3,16) và trung bình ở mức độ hiệu qủa (ĐTB: 2,38). Thực tế, nhà trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên theo thời gian. Việc lập kế hoạch nếu có là rất bị động, theo yêu cầu của Bộ GD – ĐT hoặc của UBND Tỉnh, chủ yếu là xác định nhu cầu tiến sĩ, thạc sĩ trong 5 năm, 10 năm tới. Vấn đề hầu nhƣ bỏ ngỏ, hàng năm không có sự rà soát, lập kế hoạch cụ thể từ tổ, khoa, trường. Giảng viên đi học rất tự phát do cán bộ lãnh đạo còn làm việc theo tính chủ quan, nể nang hầu hết ai xin đi học đều đƣợc, một số giảng viên tự đi ôn và thi sau khi có kết quả trúng tuyển mới báo cáo nhà trường, nhà trường đành phải sắp xếp cho đi học. Việc đi học nâng cao

TT Nội dung

Mức độ thường xuyên

ĐTB

Mức độ hiệu quả

4 3 2 1 4 3 2 1 ĐTB

1 Lập kế họach đào tạo

19 28 6 2

3,16

1 20 33 1

2,38 34,6 50,9 10,9 3,6 1,8 36,4 60,0 1,8

2

Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác đào tạo

7 22 26 0

2,65

5 18 29 3

2,45 12,7 40,0 47,3 0 9,0 32,7 52,8 5,5

3

Tạo điều kiện cho giảng viên học tập rong nước t

27 25 3 0

3,44

17 32 4 2

3,16 49,0 45,5 5,5 0 30,9 58,3 7,2 3,6

4

Tổ chức các lớp cập nhật kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học; hội thảo, hội nghị

15 34 6 0

3,16

10 37 7 1

3,02 27,3 61,8 10,9 0 18,2 67,3 12,7 1,8

5

Chính sách khuyến khích giảng viên đi đào tạo

14 28 12 1

3,00

13 22 20 0

2,87 25,5 50,9 21,8 1,8 23,6 40,0 36,4 0

6

Đánh giá kết quả đào tạo GV

6 18 29 2

2,51

4 16 34 1

2,42 10,9 32,7 52,8 3,6 7,2 29,2 61,8 1,8

53

trình độ chuyên môn của bản thân nói riêng và nâng cao chất lƣợng ĐNGV nhà trường nói chung là rất tốt. Nhưng việc đi học không theo kế hoạch làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo của nhà trường, khó khăn trong sắp xếp giảng dạy, giảng viên không đi học phải dạy thêm số tiết khá lớn trong khi số lớp ngày càng tăng thêm.

- Về việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng ở từng đơn vị bám sát nhu cầu thực tế, qua khảo sát cho thấy, tiêu chí này chỉ đạt điểm trung bình cả về mức độ thường xuyên (ĐTB: 2,65) và mức độ hiệu quả (ĐTB: 2,45). Kết quả này phản ánh đúng thực trạng quản lý đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV. Điều này thể hiện ở việc cử giảng vên đi đào tạo không theo quy hoạch nhƣ đã đề cập ở trên. Mặt khác, từ các khoa, lãnh đạo chƣa rà soát tất cả các bộ môn giảng dạy và chƣa xây dựng, đề xuất kế hoạch bồi dƣỡng giảng viên để đáp ứng những bộ môn còn thiếu giảng viên, những nội dung kiến thức cần phải cập nhật. Cả khoa và nhà trường đều bị động, chỉ khi nào có công văn triệu tập tập huấn, bồi dƣỡng mới cử giảng viên đi học, chƣa có sự chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục khác tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo thì việc tạo điều kiện cho giảng viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn cả trong nước và ngoài nước cần phải được quan tâm. Qua khảo sát, việc tạo điều kiện cho giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong nước được đánh giá khá cả về mức độ thường xuyên (ĐTB: 3,44) và mức độ hiệu quả (ĐTB: 3,16). Có thể nói, trong năm năm trở lại đây việc số lượng giảng viên được đi học nâng cao trình độ trong nước khá đông.

Tuy nhiên, các khoa, tổ chuyên môn chưa định hướng cho giảng viên lựa chọn chuyên ngành và trường học sao cho phù hợp với định hướng phát triển của nhà trường và bản thân giảng viên. Do vậy, nhà trường cần phân cấp đến các đơn vị, khoa, tổ chuyên môn về quy hoạch đào tạo đội ngũ để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo ĐNGV trong nhà trường.

- Về việc tổ chức các lớp cập nhật kiến thức chuyên môn,ngoại ngữ, tin học;

hội thảo, hội nghị … tại trường, theo kết qủa điều tra thì tiêu chí này được đánh giá ở mức độ khá cả về mức độ thường xuyên (ĐTB: 3,16) và mức độ hiệu quả (ĐTB:

3,02). Như đã đề cập ở trên, nhà trường còn bị động trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV nên việc tổ chức các lớp cập nhật kiến thức chuyên môn ngay tại

54

trường là chưa thực hiện được. Do số lượng ĐNGV không lớn nên rất việc tổ chức các lớp bồi dƣỡng cho từng bộ môn rất khó và tốn kém. Giảng viên đƣợc tham gia các lớp bồi dƣỡng theo sự chỉ đạo của Bộ GD – ĐT, hoặc tự tìm tòi, nghiên cứu qua các tài liệu và thông tin đại chúng. Tuy vậy, nhà trường đã rất quan tâm mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho ĐNGV trong đó nhà trường hỗ trợ hoàn toàn tiền học phí. Nhà trường cũng tổ chức một số hội thảo, hội nghị, … về đổi mới phương pháp giảng dạy. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng những cố gắng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng thể hiện sự quan tâm của nhà trường đối với chất lƣợng ĐNGV

- Về chế độ chính sách khuyến khích giảng viên đi đào tạo, bồi dƣỡng,qua khảo sát các ý kiến đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách khuyến khích giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở mức khá thường xuyên (ĐTB: 3,00) và khá hiệu quả (ĐTB: 2 87). Điều này cũng phản ánh đúng sự cố gắng của ban lãnh đạo nhà trường , trong việc tạo điều kiện cho giảng viên đi học. Các chế độ đã đƣợc quy định rõ trong Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Hiện nay, có hai diện đối tượng được hỗ trợ đi học. Thứ nhất là đối tượng giảng viên đi học theo ngân sách địa phương được hưởng nguyên lương, được hỗ trợ tiền tàu xe, tiền học phí, tiền tài liệu: 1 triệu đồng/năm, tiền ăn: 50.000đ/ngày, tiền ở 50.000đ/ngày, cán bộ nữ đƣợc hỗ trợ thêm 5.000đ/ngày, sau khi hoàn thành khóa học được thưởng 5 triệu đồng/người đối với thạc sĩ và 10 triệu đồng/người đối với tiến sĩ. Thứ hai là đối tượng giảng viên đi học tự túc thì được nhà trường hỗ trợ tiền học phí, tiền tài liệu 1 triệu đồng/năm, tiền ở 300.000đ/tháng, sau khi hoàn thành khóa học được thưởng 5 triệu đồng/người đối với thạc sĩ và 10 triệu đồng/người đối với tiến sĩ. Trong điều kiện kinh phí ngân sách quá hạn hẹp, các khoản nguồn thu ngoài của nhà trường không có nhiều, trong khi đó các học sinh, sinh viên hệ sƣ phạm không phải đóng học phí, có thể thấy nhà trường đã tạo điều kiện hết sức để hỗ trợ chi phí hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của ĐNGV.

- Về công tác đánh giá kết quả đào tạo, qua khảo sát các ý kiến đều đánh giá đạt trung bình cả về mức độ thường xuyên (ĐTB: 2,5 ) và hiệu quả (ĐTB: 2,42). 1 Thực tế cũng cho thấy, đội ngũ giảng viên nhà trường tham gia đào tạo, bồi dưỡng cũng khá nhiều nhưng những năm qua nhà trường chưa thực hiện đánh giá kết quả

55

đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên, từ đó để rút ra kinh nghiệm nội dung nào hiệu quả, nội dung nào chưa hiệu quả để tiếp tục có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Nhà trường chƣa đánh giá đƣợc sau khi đi đào tạo, bồi dƣỡng về, giảng viên đã phát huy đƣợc những kiến thức đã đƣợc học vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy của giảng viên hay chưa. Do vậy trong thời gian tới, nhà trường cần có những giải pháp thiết thực hơn nữa để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng GV cũng nhƣ đảm bảo đƣợc tính khoa học, hợp lý trong công tác quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV.

Một phần của tài liệu Thự trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị đội ngũ giảng viên tại trường trung học kinh tế kỹ thuật tuyên quang (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)