CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.2.4. Vai trò của tín dụng
1.2.4.1. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế
Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển:
Tín dụng cho đến thời điểm hiện nay vẫn giữ chức năng kinh tế hàng đầu của các Ngân hàng Thương mại. Bất kỳ một tổ chức cá nhân nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đòi hỏi đều phải có vốn kinh doanh (Vốn cố định và vốn lưu động) và các nguồn vốn này đồng thời phải tồn tại dưới ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Trong thực tế, sản xuất kinh doanh không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cần một lượng vốn bình quân như nhau, nên hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời là tình trạng thường xuyên xảy ra. Từ đó tín dụng đã góp phần điều tiết nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.
Thứ nhất: Tín dụng Ngân hàng đóng góp vai trò quan trọng trong việc giải quyết vốn tín dụng ứ đọng ở nơi này bù đắp sự thiếu hụt tạm thời ở nơi khác. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng sản xuất thì yêu cầu về vốn là rất lớn và là mối quan tâm hàng đầu được đặt ra đối với các nhà quản lý của các doanh nghiệp. Bởi lẽ để đẩy mạnh tiến độ phát triển sản xuất không thể chỉ trông chờ vào vốn tự có mà các doanh nghiệp phải biết tận dụng những dòng chảy khác của vốn trong xã hội. Tín dụng Ngân hàng lúc này sẽ đóng vai trò là trung tâm đáp ứng những nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư và phát triển. Như vậy, tín dụng vừa góp phần đẩy mạnh tốc độ tập trung và tích lũy vốn cho nền kinh tế, vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian huy động vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất.
Trong phạm vi đó, tín dụng giữ vai trò điều hòa vốn mà không làm tăng thêm hoặc giảm đi tổng nhu cầu trong nền kinh tế.
Thứ hai: tín dụng Ngân hàng góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được giao quyền tự chủ trong xác định ba vấn đề kinh tế cơ bản là: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào? và sản xuất phục vụ cho đối tượng khách hàng nào? Nghĩa là doanh nghiệp được chủ động lựa chọn lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư theo quy định của pháp luật và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Nhưng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, thì một vấn đề nữa cần phải được đặt ra đó là: cần phải tạo ra sự cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa các vùng, lãnh thổ, giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành, nhất là ở các ngành mũi nhọn và ngành kém phát triển nhưng cần thiết cho nền kinh tế. Thông qua chính sách tín dụng, lãi suất sẽ được sử dụng như là một công cụ để điều tiết nhu cầu đầu tư cho phát triển, từ đó góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế chung.
Thứ ba: tín dụng Ngân hàng tác động đến chế độ hoạch toán kinh tế, là công cụ để bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có sử dụng vốn tín dụng phải chịu chi phí trả lãi nên phải tính toán hiệu quả chi phí sản xuất: đúng, đủ, kịp thời và chính xác nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng vòng quay vốn để tạo ưu thế cho bản thân doanh nghiệp mình trong cạnh tranh, sử dụng
chung của cả nền kinh tế. Cũng vì thế mà các ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn bỏ ra cao thì sẽ thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào do đó cơ cấu kinh tế sẽ bị dịch chuyển. Thêm vào đó, trong điều kiện hiện nay cùng với sự phân công hợp tác quốc tế ngày một sâu rộng thì quá trình điều tiết vốn không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà hình thành nên các quan hệ tín dụng quốc tế.
+ Tín dụng Ngân hàng góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Đây là nguồn vốn do các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài chuyển vào trong nước đầu tư trực tiếp tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Đây là nguồn vốn rất lớn và quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế trong nước, giúp các doanh nghiệp trong nước bổ sung nguồn vốn, đầu tư tăng năng lực sản xuất, tăng cường chuyển giao công nghệ, giải quyết việc làm và nâng cao trình độ quản lý từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng xuất khẩu và thu ngân sách.
+ Thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, nền kinh tế trong nước sẽ thu hút được một nguồn vốn lớn từ các khoản đi vay nước ngoài: đây là nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế lớn trên thế giới: IMF, ADB, WB...
+ Trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và các doanh nghiệp tổ chức nước ngoài thì yếu tố không thể thiếu là hoạt động của các Ngân hàng. Thông qua các nghiệp vụ như: nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ L/C…
ngân hàng sẽ đóng vai trò là người trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và phát triển.
Tín dụng góp phần ổn định giá cả và tiền tệ.
Với chức năng tập trung, tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng đã trực tiếp giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, là lượng tiền mà nếu không được huy động và sử dụng kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến tình hình lưu thông tiền tệ - làm mất cân đổi trong quan hệ hàng - tiền và hệ thống giá cả bị biến động là điều không thể tránh khỏi. Do đó, một trong những biện pháp được xem là quan trọng trong việc giúp toàn bộ nền kinh tế nói chung giảm thiểu được những hậu quả do lạm phát gây ra là thông qua việc tác động vào hoạt động tín dụng. Mặt khác tín dụng còn tạo điều kiện mở rộng công tác thanh toán
không dùng tiền mặt. Đây là một trong những nhân tố tích cực điều tiết giảm việc sử dụng tiền mặt trong lưu thông, một mặt tín dụng còn góp phần giảm các tiêu cực phát sinh mặt khác giúp cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt chức năng kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, giảm bớt những hoạt động kinh tế ngầm.
Thông qua công cụ lãi suất, tín dụng thực hiện được chức năng điều tiết đầu tư trong nước thu hút đầu tư nước ngoài và thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.
Tín dụng ngân hàng tác động tích cực đến quá trình cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư; đặc biệt là dân cư nông thôn.
Ðịnh hướng đầu tư của tín dụng theo hướng kiên trì thực hiện nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, đảm bảo lợi ích vật chất của người dân, góp phần cải tiến cơ cấu và lượng tiêu dùng trong dân cư và đặc biệt là dân cư nông thôn, tạo ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quá trình tái sản xuất lao động, thoả mãn mọi nhu cầu vật chất, văn hoá, giáo dục, y tế của cư dân, cải thiện các quan hệ xã hội thông qua việc cho vay qua các tổ chức đoàn thể xã hội, không những thế ngân hàng hiện nay còn đưa ra rất nhiều loại sản phẩm mới: sản phẩm “ô tô xịn”, sản phẩm “nhà mới”, sản phẩm “cho vay du học”, v.v, đã giúp cho người tiêu dùng chủ dộng hơn và sớm thực hiện được những nhu cầu tiêu dùng cũng như nhu cầu sinh hoạt của mình, và trong một tương lai không xa, các sản phẩm này sẽ còn được áp dụng với cả những dân cư khu vực nông thôn, dân cư có thu nhập thấp, trên cơ sở đó giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội.