Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 63 - 95)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỦA LONG CHI NHÁNH PHÚ THỌ

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Phú Thọ giai đoạn

2.2.4. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. (Đơn vị:Triệu đồng)

2010 so với 2009 2011 so với 2010

Chỉ tiêu Năm

2009

Năm

2010 +/- %

Năm

2011 +/- %

Tổng thu nhập 63.100 92.800 29.700 47% 128.500 35.700 38%

+ Thu từ hoạt động tín dụng 62.000 86.000 24.000 31% 125.000 30.000 45%

+ Thu từ hoạt động dịch vụ. 659 894 235 36% 949 55.000 6%

+ Thu từ kinh doanh ngoại tệ 71 80 9 13% 90 10 12,5%

+ Thu từ h/động k/d khác. 370 5.826 5.456 1.474% 2.461 - 3.365 -57%

Tổng chi phí 62.300 81.500 19.200 31% 114.200 32.700 40%

Lợi nhuận trước thuế. 800 11.300 10.500 1.312% 14.300 3.800 33%

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

2009 2010 2011

Lợi nhuận trước thuế

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế.

Lợi nhuận trước trước thuế của MHB CN Phú Thọ đã có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua. Từ chỗ năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc chay đua lãi suất huy động giữa các Ngân hàng nên lợi nhuận trước thuế đạt ở mức 0,8 tỷ đồng sang năm 2010 lợi nhuận này đã đạt 11,3 tỷ đồng, năm 2011 là 14,3 tỷ đồng, trong đó thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng (năm 2009 chiếm 98,2% tổng thu, năm 2010 chiếm 92,67%, năm 2011 chiếm 97,3%); Trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế các năm 2010, 2011 của MHB chi nhánh Phú Thọ khá tốt, đặc biệt là năm 2011 mặc dù mức dư nợ thời điểm cuối năm nhỏ hơn so với năm 2010 nhưng lợi nhuận trước thuế thu về vẫn tăng 33%. Điều này cho thấy MHB CN Phú Thọ đã có những định hướng đúng trong hoạt động của mình.

2.3 Một số kết quả đạt được của MHB CN Phú Thọ trong những năm qua.

Mặc dù là Ngân hàng thương mại quốc doanh còn non trẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xong MHB CN Phú Thọ đang ngày một phát triển về mọi mặt. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:

Cơ sở vật chất không ngừng được cải thiện: Từ chỗ phải thuê địa điểm tại số nhà 1478 đường Hùng Vương – Thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ đến nay Chi nhánh đã xây dựng được trụ sở 4 tầng khang trang tại số nhà 1464 đường Hùng

Vương – thành Phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. Trụ sở mới ngoài trang thiết bị đầy đủ còn có sân tennis cho cán bộ công nhân viên tập luyện thể thao.

Cơ cấu tổ chức với các phòng ban chức năng được sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá, tách biệt một số khâu, một số mảng đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

Các sản phẩm dịch vụ mà MHB CN Phú Thọ cung cấp ngày càng đa dạng, phát triển nhiều dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao.

Kết quả kinh doanh của MHB CN Phú Thọ tăng trưởng cao và cao tương đối so với toàn hệ thống. Điều này phù hợp với vai trò là đơn vị tiêu biểu trong toàn bộ hệ thống các Chi nhánh của MHB khu vực phía Bắc.

2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng tại MHB CN Phú Thọ.

Qua 7 năm hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhờ những cố gắng nỗ lực của bản thân và sự ủng hộ từ phía khách hàng và của cả hệ thống, hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng của Chi nhánh nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương. Chi nhánh đã và đang khai thác tiềm năng của mình, mở rộng các mối quan hệ khách hàng, nâng cao khả năng tham gia vào các chương trình dự án lớn hơn, kỳ hạn dài hơn. Đến thời điểm 31/12/2011 chi nhánh có 3.259 khách hàng vay với dư nợ đạt 579.700 triệu đồng. Bên cạnh việc cho vay phát triển xây dựng, sửa chữa nhà ở, chi nhánh cũng đẩy mạnh hình thức cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất. Doanh số vốn cho vay, thu nợ năm sau đều tăng so với năm trước, tập trung vào cho vay khách hàng là hộ cá thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Đây cũng là kết quả hoạt động của chi nhánh trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn mở rộng sản xuất đầu tư mới. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng lên, quy mô tín dụng chững lại… Vì vậy để có thể đánh giá một cách cụ thể hơn thực trạng tín dụng của MHB CN Phú Thọ, một số nội dung cần phải xem xét đó là:

2.4.1 Thực trạng chất lượng tín dụng qua phân tích tổng dư nợ.

Bảng 2.5: Dư nợ 14 chi nhánh Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Đơn vị: Triệu đồng

2010 2011

STT TÊN NGÂN HÀNG Dư nợ

2009 Dư nợ Tăng/giảm

% so 2009 Dư nợ Tăng/giảm

% so 2010

1 2 3 4 5 6 7

1 Vietinbank CN Phú Thọ 1.370.432 1.387.610 1,3% 1.686.083 21,51%

2 Vietinbank CN Đền Hùng 1.000.563 1.431.863 43,1% 1.634.365 14,14%

3

Vietinbank CN Hùng

Vương 507.563 601.941 18,6% 792.492 31,66%

4 Vietinbank CT TX Phú Thọ 557.851 647.947 16,2% 628.347 -3,02%

5 Agribank CN Phú Thọ 4.322.621 5.125.127 18,6% 5.689.657 11,01%

6 BIDV CN Phú Thọ 1.125.244 1.426.170 26,7% 1.686.179 18,23%

7 MHB chi nhánh Phú Th 557.742 601.967 7,9% 579.700 -3,70%

8 MB CN Việt Trì 1.088.215 1.145.228 5,2% 895.397 -21,82%

9 VIB CN Việt Trì 395.364 399.996 1,2% 399.641 -8,85%

10 Maritime bank CN Phú Thọ 131.853 148.772 12,8% 244.405 64,28%

11 Teckcombank CN Việt trì 36.299 50.562 39,3% 111.410 121,18%

12 VPBank CN Phú Thọ 82.544 113.807 37,9% 93.149 -18,15%

13 Vietcombank CN Phú Thọ 61.774 101.606 64,5% 440.658 35,36%

14

Sacombank CN Phú Thọ Chưa thành lập

Chưa

thành lập 19.052

Tổng cộng 11.238.065 13.182.596 17,3% 14.556.681 10,42%

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán các năm từ 2009, 2010 và 2011).

Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 tổng dư nợ của 14 Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm sau đều tăng cao hơn so với năm trước, năm 2010 tăng 17,3% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 10,42% so với năm 2010. So sánh về tổng dư nợ của MHB CN Phú Thọ với 13 Chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn lại có thể thấy rằng:

Năm 2009 quy mô dư nợ của MHB CN Phú Thọ cao thứ 7, chiếm 4,9% thị phần dư nợ toàn địa bàn; năm 2010 tiếp tục đứng thứ 7, nhưng thị phần tụt xuống chiếm 4,5% thị phần dư nợ toàn địa bàn và tốc độ tăng 7,9% nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ toàn địa bàn; đến năm 2011 thì tình hình của MHB lại càng kém hơn, quy mô dư nợ tụt xuống đứng thứ 8, giảm 3,7% dư nợ so với 2010 và thị phần dư nợ chỉ chiếm 3,98% thị phần dư nợ toàn địa bàn. Với cùng một môi trường cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, việc thứ tự quy mô dư nợ, thị phần dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ có xu hướng giảm như trên chứng tỏ chất lượng tín dụng của MHB CN Phú Thọ có xu hướng kém đi, một số khách hàng đã chuyển sang vay ở các NHTM khác, khả năng thu hút, tìm kiếm thêm khách hàng mới gặp nhiều khó khăn.

Lý do dẫn đến vấn đề trên là do:

+ Công tác marketing của ngân hàng còn yếu. Mặc dù, đã áp dụng một số biện pháp như gửi thư chúc mừng nhân ngày sinh nhật của khách hàng, gửi thư quảng cáo đến từng doanh nghiệp, từng hộ kinh doanh, triển khai hội nghị khách hàng … Tuy nhiên, các hoạt động trên lại chưa được tiến hành thường xuyên. Vì vậy hình ảnh của MHB CN Phú Thọ chưa được hằn sầu hoặc chưa được biết đến đối với cá nhân, tổ chức cũng như nhiều doanh nghiệp.

+ Một số cán bộ tín dụng khả năng thẩm định, lập báo cáo thẩm định chưa tốt, dẫn đến số ngày thẩm định bị kéo dài, vượt quá số ngày quy định trong quy trình tín dụng, dẫn đến nhiều nhu cầu vay của khách hàng bị đáp ứng chậm, một số khách hàng đã phải bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tốt của mình. Từ đó khách hàng

2.4.2 Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng qua phân tích nợ xấu.

Bảng 2.6: Nợ xấu của 14 chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Đơn vị: Triệu đồng

2010 2011

STT TÊN NGÂN HÀNG 2009

Nợ xấu Tăng/giảm

% so 2009 Nợ xấu Tăng/giảm

% so 2010

1 2 3 4 5 6 7

1 Vietinbank CN Phú Thọ 13.975 4.930 -64,7% 9 -99,82%

2 Vietinbank CN Đền Hùng 5.118 3.686 -28% 4.562 23,8%

3 Vietinbank CN Hùng Vương 23.943 8.889 -62,9% 10.811 21,61%

4 Vietinbank CT TX Phú Thọ 4.323 1.529 -64,6% 73.110 4.681%

5 Agribank CN Phú Thọ 102.570 66.965 -34,7% 51.908 -22,48%

6 Bidv CN Phú Thọ 11.628 12.287 5,7% 16.575 94,69%

7 MHB chi nhánh Phú Th 9.324 6.104 -34,5% 11.885 90,9%

8 MB CN Việt Trì 5.519 31.283 466,8% 33.937 8,48%

9 VIB CN Việt Trì 0 0 0% 0

10 Martime bank CN Phú Thọ 0 563 609 1,08%

11 Teckcombank CN Việt trì 936 86 -90,8% 25 -70,57%

12 VPBank CN Phú Thọ 11.484 9.692 -15,6% 4.196 -56,71%

13 Vietcombank CN Phú Thọ 0 0 4.381

14 Sacombank CN Phú Thọ

Chưa thành lập

Chưa

thành lập 0

Cộng 188.820 146.014 -22,7% 212.008 45%

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán các năm từ 2009, 2010 và 2011) Năm 2011 vừa qua tình hình kinh tế trong nước lạm phát xu hướng tăng cao, sự bất ổn của thị trường bất động sản cũng như thị trường chứng khoán, sự tăng trưởng nóng của tín dụng.. đã làm cho chất lượng tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng xấu đi. Hơn nữa về phía khách hàng, tình hình kinh tế khó khăn bất ổn, chi phí tăng cao, nguồn vốn thiếu hụt nhưng không được tài trợ

hoặc tài trợ hạn chế, việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả, khả năng chi trả giảm, do vậy nợ vay có thể trở thành nợ khó đòi và thu hồi khó khăn hơn đối với các ngân hàng.

Biểu đồ 2.5:Tổng nợ xấu 14 Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

(Tỷ lệ nợ xấu được đánh giá bằng: nợ nhóm 3 + nhóm 4 + nhóm 5/ Tổng dư nợ cho vay cùng thời điểm ).

Qua số liệu thu thập được cho thấy thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên đại bàn tỉnh Phú Thọ đến thời điểm 31/12/2011 có dấu hiệu tăng nhanh, năm 2009 nợ xấu là 188.820 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ là 1,68%. Năm 2010 nợ xấu giảm 22,7% còn 146.014 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1,11%. Tại thời điểm 31/12/2011 nợ xấu là 212.008 triệu đồng, tăng 45 % so với năm 2010, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 1,45%. MHB chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Đến thời điểm 31/12/2011 MHB chi nhánh tỉnh Phú Thọ là Chi nhánh có tốc độ tăng nợ xấu cao đứng thứ 2 trên địa bàn; đứng đầu là Ngân hàng TMCP Công Thương - Thị xã Phú Thọ nợ xấu năm 2011 tăng 4.681%

so với năm 2010, thứ 2 là MHB CN Phú Thọ nợ xấu năm 2011 tăng 90,9% so với năm 2010. Chi tiết còn được thể hiện qua chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ thể hiện

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tổng Nợ xấu các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của MHB CN Phú Thọ Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Dư nợ 557.742 601.967 579.700

2. Nợ xấu 9.324 6.104 11.885

Nhóm 3 658 500 1.185

Nhóm 4 1.319 658 3.838

Nhóm 5 7.347 4.947 6.862

Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư

nợ (%) 1,67% 1,01% 2,05%

(Nguồn Bảng cân đối tài khoản kế toán từ Năm 2009, 2010 và 2011)

Tỷ lệ nợ xấu

0 0.5 1 1.5 2 2.5

2008 2009 2010 2011 2012

Năm

% Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2009, 2010 và 2011.

Nhìn vào Biểu đồ trên và chi tiết các nhóm nợ ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của MHB Chi nhánh Phú Thọ thay đổi qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ giảm so với năm 2009 do lãi suất cho vay thời điểm này ở mức vừa phải trung bình vào khoản từ 14% đến 16%/năm, đồng thời tác dụng của gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ năm 2009 phát huy tác dụng, điều này làm cho hầu hết các

khách hàng đều sản xuất, kinh doanh ổn định, có khả năng trả lãi và gốc đầy đủ cho Ngân hàng. Năm 2011 dưới tác động, ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng cao trung bình từ 19%/năm đến 21%/năm, làm cho nhiều khách hàng của Ngân hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh như trường hợp của Công ty trách nhiệm hữu hạn in Trường Sinh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Thịnh và khách hàng Lê Tuấn Anh…. từ đó ảnh hưởng đến việc trả lãi và gốc vốn vay, làm nợ xấu tăng nhanh trong khi Ngân hàng gặp khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ. Ngoài nguyên nhân khách quan trên việc nợ xấu tăng nhanh còn do:

+ Chính sách kinh doanh không hợp lý: Chính sách tín dụng cho vay dựa trên tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế thấp là căn cứ để xét duyệt mức cho vay, không coi trọng tính khả thi, hiệu quả của phương án. Dẫn đến khi phương án không hiệu quả, thua lỗ, phát sinh nợ xấu, phải xử lý tài sản nhưng việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn do việc bán tài sản đảm bảo phải qua nhiều thủ tục. (Trường hợp khách hàng Đào Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Hải Yến).

+ Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng: Trường hợp công ty CP Bình Minh (Trạm Thản, Phù Ninh) dự án nhà máy chế biến chè được xây dựng (Trạm Thản, Phù Ninh) tại khu vực cách xa địa điểm cung cấp nguyên liệu (Đoan Hùng, Hạ Hòa), không chủ động về nguyên vật liệu, chủ đầu tư hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực sản xuất chè, cùng với ảnh hưởng của biến động ngành chè năm 2009, 2010 dẫn đến ngay khi dự án đưa vào hoạt động đã thua lỗ phải ngừng hoạt động.

+ Không thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra trước trong và sau khi cho vay dẫn đến một số khách hàng sử dụng không đúng mục đích xin vay, đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, như trường hợp của Công ty TNHH Hoa Vinh, đầu tư

vào lĩnh vực đóng tàu; khách hàng Tạ Văn Sang đầu tư vào dịch vụ cầm đồ; khách hàng Trần Xuân Hùng cho vay tín dụng đen….

Tóm lại, từ những phân tích ở trên có thể cho chúng ta thấy chất lượng tín dụng của MHB Chi nhánh Phú Thọ có xu hướng ngày càng xấu đi so với các Chi nhánh Ngân hàng còn lại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.4.3. Thực trạng chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay.

Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động cho vay.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.Tổng thu nhập. 63,1 92,8 128,5

2. Thu nhập từ cho vay 62 86 125

Tỷ trọng thu nhập từ cho vay trên tổng

thu nhập (%). 98,25% 92,67% 97,27%

Tỷ trọng thu nhập từ cho vay

98.25

97,27

92,67%

92 94 96 98 100

2008 2009 2010 2011 2012 Năm

%

Tỷ trọng thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập

Biểu đồ 2.7: Tỷ trong thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập các năm 2009, 2010 và 2011.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là thu nhập chính của các ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay, với MHB CN Phú Thọ cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Năm 2009 thực hiện chính sách Hỗ trợ lãi suất của Nhà nước theo các Quyết định 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg, 497/QĐ-TTg, một trong các điều kiện để được hỗ trợ lãi suất là khách hàng phải trả đầy đủ lãi khi đến kỳ thu lãi, chính vì vậy hầu hết các khách hàng đều thực hiện trả lãi đầy đủ đúng theo cam kết, điều này làm cho tỷ trọng thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập đạt mức 98,25%. Năm 2010 tỷ trọng thu từ cho vay trên tổng dư nợ giảm xuống còn 92,67 %, nguyên nhân giảm là do thu từ dịch vụ tăng lên, chủ yếu là thu phí từ dịch vụ giải ngân bằng tiền mặt và phí bảo lãnh, đồng thời cũng do chính sách hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo quyết định 131 hết hiệu lực, một số khách hàng có xu hướng chiếm dụng vốn của Ngân hàng, chậm trả lãi cho Ngân hàng. Năm 2011 thu từ cho vay trên tổng dư nợ tăng so với 2010 lên mức 97,27 %. Nguyên nhân của việc tăng trên là do lãi suất tăng lên, một số loại phí liên quan đến khoản vay không được tiếp tục thu theo Thông tư số 05/2011/TT- NHNN ngày 10/3/2011, đồng thời để kiềm chế lạm phát chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt chi tiều công, hàng loạt các công trình xây dựng bị đình hoãn hoặc cắt giảm làm cho việc thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng cũng giảm xuống.

Như vậy có thể thấy nguồn thu của MHB CN Phú Thọ trong thời gian qua vẫn chủ yếu là thu từ hoạt động cho vay, thu dịch vụ từ thanh toán, bảo lãnh và ngân quỹ chiếm tỷ lệ không đáng kể.

2.4.4. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng qua kết quả Thanh tra về chất lượng tín dụng của Thanh tra Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

Từ năn 2009 đến năm 2011 Thanh tra, giám sát Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã tiến hành thanh tra chất lượng hoạt động tín dụng của MHB CN Phú Thọ 02 cuộc. Qua thanh tra Đoàn thanh tra đã phát hiện một số tồn tại và xác định nguyên nhân của một số tồn tại như sau:

a. Kết quả đoàn thanh tra theo QĐ số 149/QĐ – NHNN ngày 7/8/09 của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

Đoàn kiểm tra 165 trường hợp khách hàng vay vốn với dư nợ 160.110 triệu đồng, chiếm 28% Tổng dư nợ tại thời điểm 31/7/09. Qua kiểm tra phát hiện 85 trường hợp có tồn tại sai phạm với dư nợ 90.806 triệu đồng, chiếm 56,71 % dư nợ được kiểm tra. Trong đó:

a1. Tồn tại sai phạm về Nguyên tắc vay vốn:

- Sử dụng sai mục đích: 5 trường hợp, dư nợ 3.780 triệu đồng gồm: Cty Cổ phần Kiến Thành; khách hàng Lê Thị Thêm; Phạm Tuấn Nghĩa; Trần Thị Thiện;

Phạm Huấn; Vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quy chế tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo QĐ 36/QĐ-NHN ngày 2/7/2009 và khoản 1 Điều 6 QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam.

- Không trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã cam kết: 7 trường hợp, dư nợ 1.910 triệu đồng gồm: Khách hàng Vương Việt Tiến; Lưu Thị Phương Loan; Phan Văn Hân; Phan Văn Hoan; Phan Văn Hiền; Hoàng Minh Tuân; Trần Như Sáu. Vi phạm khoản 2 Điều 6 QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam.

a2. Tồn tại sai phạm về điều kiện vay vốn: 2 trường hợp, dư nợ 10.020 triệu đồng gồm:

- Công ty TNHH Thương mại Bảo Long, dư nợ có tồn tại 1.140 triệu đồng, MHB CN Phú Thọ cho vay khách hàng không có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo cam kết.

- Công ty Cổ phần Kiến Thành, dư nợ có tồn tại 8.880 triệu đồng: Dự án không đảm bảo tính khả thi, không xác định được nguồn nguyên liệu ổn định cho dư án, tình hình tài chính thiếu lành mạnh.

Vi phạm Khoản 4 điều 5 Quý chế tín dụng đối với khách hàng ban hành theo QĐ số 36/QĐ-NHN ngày 2/7/2009.

a3. Tồn tại sai phạm về thẩm định xét duyệt cho vay: 7 trường hợp, dư nợ 11.240 triệu đồng thẩm định cho vay không chính xác, thiếu cơ sở, không đánh giá được tình hình tài chính của khách hàng gồm: Công ty Cổ phần Kiến Thành; Trần

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 63 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)