Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 31 - 49)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng NHTM

1.3.2.2 Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội

- Ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian có chức năng làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, một khi chất lượng tín dụng tốt sẽ giải quyết được tình trạng vốn tiếp cận đến những nơi có hiệu quả vốn cao, tạo ra một khối lượng tiền lớn từ đó phục vụ tốt cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ làm cho đồng vốn trong nền kinh tế có hiệu quả hơn, tốt hơn.

- Tín dụng là công cụ để Đảng và Nhà nước thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế xã hội đúng định hướng của mình. Đồng thời, cũng thông qua công tác xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động từ đó tạo thu nhập cho người lao động, từ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, vùng miền trong cả nước làm cho ổn định kinh tế xã hội.

- Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo điều đó đồng nghĩa với việc thoả mãn được nhu cầu về vốn cho khách hàng cũng như thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ sẽ góp phần vào việc vốn đến được những nơi cần có vốn tránh tình trạng cho vay nặng lãi cho người dân.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng Thương mại.

Ðể thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng của mình, các ngân hàng không những chỉ dựa vào các chỉ tiêu định tính mà cần phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu định lượng. Trên cơ sở đó, ngân hàng mới có thể có cơ sở tin cậy để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng mình, qua đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng, của xã hội đối với sản phẩm tín dụng.

Tuỳ theo mục đích, phạm vi và góc độ khác nhau, người ta có thể đánh giá chất lượng tín dụng theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường, người ta đánh giá chất lượng tín dụng theo các tiêu thức sau:

* Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cũng là một trong những chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng

Tổng dư nợ Dư nợ tín Doanh số cho Doanh số thu

Tín dụng =

dụng đầu kỳ +

vay trong kỳ -

nợ trong kỳ

Doanh số cho vay trong kỳ phản ánh lượng vốn mà ngân hàng giúp cho doanh nghiệp trong việc đầu tư, cải tiến xây dựng công nghệ mới, mở rộng sản xuất hay nâng cao chất lượng sản phẩm. Con số và tốc độ cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của việc đầu tư của ngân hàng mở rộng hay thu hẹp trong kỳ.

Doanh số thu nợ trong kỳ phản ánh lượng vốn đã được hoàn trả cho ngân hàng trong kỳ. Doanh số thu nợ phản ánh hai trạng thái trái ngược nhau có thể khách hàng trả nợ đúng thời hạn do khách hàng có nguồn để trả nợ đúng hợp đồng hoặc có thể ngân hàng nhận thấy những dấu hiệu khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng hay làm ăn thua lỗ không có khả năng thanh toán, vì thế để tránh tình trạng mất vốn thì ngân hàng đẩy nhanh công tác thu hồi và trong cả hai trường hợp này thì doanh số thu nợ càng cao là càng tốt.

Tổng dư nợ đạt cao thể hiện ngân hàng có chính sách tín dụng tốt để phục vụ khách hàng và đồng thời cũng có chính sách marketinh tốt. Tuy nhiên, không phải bất cứ thời điểm nào việc tăng doanh số cho vay là tốt và việc giảm doanh số cho

vay là xấu. Bởi vì, trong mỗi thời kỳ khác nhau tốc độ phát triển kinh tế, định hướng phát triển các ngành nghề cũng khác nhau vì thế ngân hàng phải nhạy bén để thay đổi hướng đầu tư cho phù hợp và hiệu quả.

* Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ: xác định bằng dư nợ cho vay cuối kỳ trừ số dư nợ đầu kỳ và chia cho số dư nợ đầu kỳ. Chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, do vậy nó là chỉ tiêu cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng trong mối liên hệ với chất lượng tín dụng.

* Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi bổ sung Quyết định số 493).

Theo Quyết định này, tổ chức tín dụng khi chưa xây dựng được Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì thực hiện phân loại nợ như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

Cho vay về nguyên tắc là phải dựa trên sự hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, đây là cơ sở để đánh giá chất lượng cho vay. Một món vay không thể hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn như trong hợp đồng mà không đưa ra lý do chính đáng thì phải chuyển sang nợ xấu. Những khoản nợ xấu không được hưởng lãi suất bình thường như ghi trong hợp đồng mà phải chịu phạt với lãi suất cao hơn.

Những khoản nợ xấu do nhiều nguyên nhân khác nhau như do làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn sai mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng, hay cũng có thể do chây lì…Vì những nguyên nhân này đã làm cho ngân hàng có thể bị mất vốn, bị chiếm dụng vốn, như vậy nợ xấu phát sinh là tất yếu không tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng người ta thường

dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, và nếu chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại nếu tỷ lệ ngày càng thấp thì chất lượng tín dụng tại ngân hàng đó càng tốt.

Một ngân hàng được xem là một ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt khi tỷ lệ xấu của nó nhỏ hơn hoặc bằng 5% và ngược lại với một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lớn hơn 5% là ngân hàng có chất lượng tín dụng không tốt.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá thì không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao và chính xác do tỷ lệ này bị tác động rất lớn của các hoạt động cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định.

* Chỉ tiêu về nợ có đảm bảo:

Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ cuối cùng của ngân hàng đối với khách hàng vay, khi khách hàng này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, làm ăn thua lỗ, phá sản. Bởi vậy, nếu một tỷ lệ lớn các khoản nợ quá hạn là có tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo có đủ giấy tờ hợp lệ thì khả năng thu hồi vốn sẽ cao hơn, nghĩa là khoản cho vay sẽ an toàn hơn và chất lượng tín dụng của ngân hàng đó sẽ cao hơn. Để phản ánh chính xác hơn khả năng thu hồi nợ từ tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ phải tiến hành phân loại tài sản đảm bảo theo một số tiêu thức: có đầy đủ hay không có giấy tờ pháp lý, khả năng thanh lý của tài sản. Tuy nhiên, chỉ tiêu trên mới chỉ phản ánh khả năng chứ chưa phải là số vốn thực tế thu hồi được từ tài sản đảm bảo. Do vậy, ngân hàng nên sử dụng đồng thời chỉ tiêu này với chỉ tiêu tỷ lệ thanh toán nợ từ tài sản đảm bảo được đo bằng số tiền thực tế thu được từ khai thác tài sản đảm bảo chia cho tổng dư nợ quá hạn của các khoản vay có tài sản đảm bảo.

* Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn tín dụng (vòng quay vốn tín dụng):

Doanh số thu trong năm Vòng quay vốn tín dụng trong năm =

Dư nợ bình quân trong năm

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn có nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng đã được chuyển nhanh tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên do lãi thu về không đủ bù đắp những chi phí phát sinh từ những khoản tín dụng trên.

* Tính đa dạng hoá của tài sản và sự phù hợp giữa cơ cấu vốn huy động và cho vay.

Trong danh mục đầu tư của ngân hàng thì phải đảm bảo nguyên tắc phân tán rủi ro đồng thời phải xây dựng một cơ cấu kỳ hạn hợp lý và chấp hành các quy định về các nhu cầu vốn không được cho vay của Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đó tạo ra lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng và mức độ an cao nhất. Ngân hàng ngoài xây dựng cấu trúc hợp lý cho riêng mình còn phải thực hiện yêu cầu của ngân hàng Nhà nước đề ra như:

- Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thì ngân hàng được sử dụng không quá 80% nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng, tổng dư nợ cho vay của Tổ chức tín dụng đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% Vốn tự có của Tổ chức tín dụng, tổng dư nợ cho vay của Tổ chức tín dụng đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60 % Vốn tự có của Tổ chức tín dụng.

- Theo Quyết định số 1627/2011/QĐ–NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung về Quy chế cho vay của các Tổ chức tín dụng thì Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:

+ Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;

+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;

+ Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

+ Để đảo nợ.

+ Để mua vàng, trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ và cho vay để nhập khẩu vàng nguyên liệu theo giấy phép của Ngân hàng nhà nước.

* Thu nhập ròng từ lãi cho vay:

Thu nhâp ròng từ lãi cho vay = Lãi thu từ cho vay - Chi từ lãi cho vay

Chênh lệch này phản ánh quy mô sinh lời từ hoạt động cơ bản của ngân hàng là hoạt động huy động vốn cho vay và đầu tư. Chênh lệch càng lớn, thu nhập ròng của ngân hàng càng cao. Ở đây, chi từ lãi cho vay bao gồm cả chi từ huy động vốn và các khoản chi khác liên quan đến công tác huy động vốn, còn thu từ lãi cho vay chỉ bao gồm thu từ hoạt động cho vay đó.

* Thu nhập từ lãi cho vay/Tổng dư nợ.

Là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của ngân hàng từ hoạt động cho vay, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng đó làm ăn có hiệu quả, khi đánh giá chỉ tiêu này thì các ngân hàng sẽ so sánh đánh giá tỷ lệ này qua các tháng, các kỳ, các năm khác nhau để đánh giá mức độ tăng trưởng cũng như so sánh với các ngân hàng trong cùng hệ thống, ngoài hệ thống, và tỷ lệ trung bình của toàn hệ thống ngân hàng để đánh giá tốc độ phát triển của ngân hàng mình so với toán hệ thống ngân hàng.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các dịch vụ của ngân hàng cũng phát triển theo, tỷ trọng thu lãi cho vay của các ngân hàng có xu hướng giảm và thu từ các dịch vụ khác tăng lên. Tuy nhiên, tỷ trọng thu từ lãi cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng nhất là đối với các ngân hàng ở Việt Nam.

* Kết quả thanh tra, kiểm tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng nhà nước.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành

luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục;

phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi tích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thanh tra, giám sát ngân hàng là Thanh tra Nhà nước chuyên Ngành về Ngân hàng, mục đích của thanh tra Ngân hàng là nhằm góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi tích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước thuộc các chi nhánh tỉnh/thành phố là cánh tay kéo dài của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Định kỳ hoặc đột xuất Thanh tra, giám sát Ngân hàng Chi nhánh các tỉnh/thành phố tiến hành kiểm tra, thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vì vậy kết quả thanh tra, kiểm tra tín dụng của Thanh tra, giám sát ngân hàng các tỉnh/thành phố cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng.

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại.

1.3.4.1 Nhân tố về phía khách hàng.

Kỳ vọng đầu tư quyết định nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đối với ngân hàng, kỳ vọng đó càng lớn thì ngân hàng có cơ sở để mở rộng cho vay. Sự kỳ vọng đầu tư của khách hàng phụ thuộc vào các lợi ích mà khách hàng muốn tìm kiếm như lợi nhuận hay mở rông sản phẩm, khách hàng.

Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn của ngân hàng. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đưa ra cho khách hàng bao gồm:

- Năng lực thị trường của khách hàng: Năng lực này thể hiện ở thị phần sản phẩm mà khách hàng đang cung cấp trên thị trường, chất lượng sản phẩm mà khách hàng cung cấp trên thị trường, thương hiệu mà khách hàng có được, tương lai về sản phẩm hay ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ sản

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 31 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)