Thực trang chất lượng tín dụng qua phân tích dư nợ theo loại hình tổ chức, cá nhân

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỦA LONG CHI NHÁNH PHÚ THỌ

2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng tại MHB Chi nhánh Phú Thọ

2.4.7 Thực trang chất lượng tín dụng qua phân tích dư nợ theo loại hình tổ chức, cá nhân

Bảng dưới đây sẽ chỉ rõ được khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng Ngân hàng của các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tại Chi nhánh:

Bảng 2.11: Dư nợ theo loại hình tổ chức, cá nhân

Đơn vị: Triệu đồng.

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 STT Loại hình kinh tế

Dư nợ Nợ

xấu Dư nợ Nợ

xấu Dư nợ Nợ xấu

1. Công ty nhà nước 0 0 0 0 0 0

2. Công ty TNHH 1 thành viên do nhà

nước sở hữu 100% vốn điều lệ 3.225 0 5.877 0 8.034 0

3.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có phần vốn góp của nhà nước trên 50%

vốn điều lệ hoặc nhà nước giữ quyền chi phối

0 0 0 0 0 0

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn khác 97.773 1.341 104.157 192 111.940 7.028

5.

Công ty cổ phần có vốn cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; hoặc nhà nước giữ quyền chi phối đối với công ty trong Điều lệ của công ty.

6.553 0 8.088 0 6.191 0

6. Công ty cổ phần khác 82.708 4.343 76.310 1.174 58.978 994

7. Công ty hợp danh 0 0 0 0 0 0

8. Doanh nghiệp tư nhân 9.229 0 19.100 0 14.051 0

9. DN có vốn đầu tư nước ngoài 0 0 0 0 0 0

10. Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã 800 0 1.000 0 1.000 0

11. Hộ kinh doanh, cá nhân 357.453 3.640 386.934 4.737 379.504 3.862 12. Đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng,

đoàn thể và hiệp hội 0 0 0 0 0 0

13. Khác 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng: 557.742 9.323 601.467 6.104 579.699 11.885 (Nguồn: Báo cáo thống kê dư nợ theo loại hình tổ chức, cá nhân gửi NHNN chi

nhánh tỉnh Phú Thọ các năm 2009, 2010 và 2011).

- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và Công ty cổ phần có vốn cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; hoặc nhà nước giữ quyền chi phối đối với công ty trong Điều lệ của công ty: với 2 loại hình công ty này dù quy mô ở mức độ nào thì vẫn luôn là đối tượng giành được những ưu ái đặc biệt đối với việc tiếp cận vốn vay của các ngân hàng. Chính vì vậy trong những năm qua tổng dư nợ của MHB CN Phú Thọ đối với 2 loại hình Công ty này có xu tăng qua các năm. Năm 2009 tổng dư nợ 2 loại hình công ty này là 9.778 triệu đồng (3.225 triệu đồng + 6.553 triệu đồng), năm 2010 dư nợ tăng lên 13.965 triệu đồng (5.877 triệu đồng + 8.088 triệu đồng) tăng 42,82 % so với năm 2009, năm 2011 dư nợ lại tiếp tục tăng lên 14.225 triệu đồng (8.034 triệu đồng + 6.191 triệu đồng) tăng 1,86% so với năm 2010 và tăng 45,48% so với năm 2009. Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng trong thời gian qua không phát sinh nợ xấu ở 2 loại hình Công ty này. Như vậy có thể nói với 2 loại hình Công ty này MHB CN Phú Thọ đã có 1 chiến lược đầu tư hợp lý.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Công ty tư nhân: Luật doanh nghiệp ra đời là điều kiện thuận lợi để hàng loạt các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần ra đời và hoạt động. Đó là hành lang pháp lý để các công ty này hoạt động.

Đối với các loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần do tính chất linh hoạt cao, yêu cầu về địa điểm hoạt động lớn nên tham gia vào rất nhiều lĩnh vực đầu tư kinh doanh khác nhau, địa bàn hoạt động khác nhau. Mặc dù vậy, số lượng doanh nghiệp loại này lại rất lớn do vậy nhu cầu vốn cho khu vực này là không nhỏ. Ngay từ khi mới thành lập được sự quán triệt của lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo chi nhánh đã rất quan tâm chú ý đến các loại hình này và cố gắng luôn tìm ra những giải pháp nhằm tạo ra mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp này, tạo điều kiện hơn nữa cho họ trong công tác tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, do sự thiếu đồng bộ trong quản lý của các cơ quan chức năng dẫn đến các

bởi các vấn đề như: vấn đề về việc tài sản của cá nhân khi góp vốn vào công ty nhưng lại vẫn đứng tên cá nhân, vấn đề một nhóm công ty của 1 cá nhân chuyển tiền hoặc hàng lòng vòng cho nhau… Những vấn đề trên làm cho khi cho vay các đối tượng này đòi hỏi Ngân hàng phải bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực hơn.

Thực tế bảng trên cũng cho thấy nợ xấu đối với các loại hình Công ty này luôn chiếm 1 tỷ lệ lớn trong Tổng nợ xấu của MHB CN Phú Thọ qua các năm.

Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân, do có quy mô nhỏ, chủ doanh nghiệp lại phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ trả nợ của mình. Vì vậy việc thẩm định và nắm bắt tình hình thực tế của các khách hàng này dễ dàng hơn. Thực tế cũng cho thấy ở MHB CN Phú Thọ các doanh nghiệp này hiện nay tại chi nhánh hoạt động đều tốt, chưa có nợ xấu phát sinh trong các năm gần đây.

Tuy nhiên có thể nói, các loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân trong tương lai vẫn là khu vực có nhiều tiềm năng và vẫn trở thành mục tiêu của rất nhiều các Chi nhánh NHTM khác, do vậy để không ngừng phát huy thế mạnh của mình thì MHB CN Phú Thọ cần tiếp tục có những thay đổi và có những chính sách cho phù hợp để tăng tỷ trọng dư nợ loại hình doanh nghiệp này trong tổng dư nợ nhưng vẫn phải đảm bảo dư nợ có chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)