Các loại hình tín dụng Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.5. Các loại hình tín dụng Ngân hàng thương mại

- Căn cứ theo thời hạn cho vay:

+ Cho vay ngắn hạn: là hình thức cấp tín dụng có thời hạn dưới một năm và mục đích sử dụng chủ yếu là để bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời như phục vụ cho thanh toán tiền hàng hoá, tài trợ vốn lưu động hay thanh toán ngoại thương,…

+ Cho vay trung hạn: Đây là hìn thức cấp tín dụng có thời hạn từ một đến năm năm và thường để đổi mới trang thiết bị, mua sắm máy móc và thời gian khấu hao thường không quá dài để có thể hoàn trả vốn đúng hạn cho Ngân hàng.

+ Cho vay dài hạn: Là khoản cấp tín dụng có thời hạn trên 5 năm và thường sử dụng để xây nhà xưởng, đầu tư dây chuyền công nghệ với những dự án sản xuất lớn có thời gian thu hồi vốn dài.

- Căn cứ theo khách hàng vay vốn:

+ Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các Ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác.

+ Cho vay các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay cá nhân.

- Căn cứ theo mục đích sử dụng khoản vay:

+ Cho vay nhằm mục đích phục vụ sản xuất – kinh doanh.

+ Cho vay nhằm mục đích phục vụ đời sống tiêu dùng.

- Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

+ Cho vay không đảm bảo: là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng, đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.

+ Cho vay có bảo đảm: Là loại hình cấp tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hay cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với Ngân hàng. Khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm, sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.

- Căn cứ theo phương thức cho vay:

+ Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất đình.

+ Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu

+ Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.

+ Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.

Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng.

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Căn cứ vào mức độ rủi ro.

+ Tín dụng lành mạnh: các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.

+ Tín dụng có vấn đề: các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như:

hàng chậm tiêu thụ, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính,…

+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: các khoản nợ đã quá hạn với thời hạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn.

+ Nợ quá hạn khó đòi: nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ kém, tài sản đảm bảo trị giá thấp, …

- Phân loại khác.

+ Theo ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp,…)

+ Theo đối tượng tín dụng (Tài sản cố định, tài sản lưu động,…).

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)