CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỦA LONG CHI NHÁNH PHÚ THỌ
2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng tại MHB Chi nhánh Phú Thọ
2.4.2 Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng qua phân tích nợ xấu
Bảng 2.6: Nợ xấu của 14 chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Đơn vị: Triệu đồng
2010 2011
STT TÊN NGÂN HÀNG 2009
Nợ xấu Tăng/giảm
% so 2009 Nợ xấu Tăng/giảm
% so 2010
1 2 3 4 5 6 7
1 Vietinbank CN Phú Thọ 13.975 4.930 -64,7% 9 -99,82%
2 Vietinbank CN Đền Hùng 5.118 3.686 -28% 4.562 23,8%
3 Vietinbank CN Hùng Vương 23.943 8.889 -62,9% 10.811 21,61%
4 Vietinbank CT TX Phú Thọ 4.323 1.529 -64,6% 73.110 4.681%
5 Agribank CN Phú Thọ 102.570 66.965 -34,7% 51.908 -22,48%
6 Bidv CN Phú Thọ 11.628 12.287 5,7% 16.575 94,69%
7 MHB chi nhánh Phú Thọ 9.324 6.104 -34,5% 11.885 90,9%
8 MB CN Việt Trì 5.519 31.283 466,8% 33.937 8,48%
9 VIB CN Việt Trì 0 0 0% 0
10 Martime bank CN Phú Thọ 0 563 609 1,08%
11 Teckcombank CN Việt trì 936 86 -90,8% 25 -70,57%
12 VPBank CN Phú Thọ 11.484 9.692 -15,6% 4.196 -56,71%
13 Vietcombank CN Phú Thọ 0 0 4.381
14 Sacombank CN Phú Thọ
Chưa thành lập
Chưa
thành lập 0
Cộng 188.820 146.014 -22,7% 212.008 45%
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán các năm từ 2009, 2010 và 2011) Năm 2011 vừa qua tình hình kinh tế trong nước lạm phát xu hướng tăng cao, sự bất ổn của thị trường bất động sản cũng như thị trường chứng khoán, sự tăng trưởng nóng của tín dụng.. đã làm cho chất lượng tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng xấu đi. Hơn nữa về phía khách hàng, tình hình kinh tế khó khăn bất ổn, chi phí tăng cao, nguồn vốn thiếu hụt nhưng không được tài trợ
hoặc tài trợ hạn chế, việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả, khả năng chi trả giảm, do vậy nợ vay có thể trở thành nợ khó đòi và thu hồi khó khăn hơn đối với các ngân hàng.
Biểu đồ 2.5:Tổng nợ xấu 14 Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
(Tỷ lệ nợ xấu được đánh giá bằng: nợ nhóm 3 + nhóm 4 + nhóm 5/ Tổng dư nợ cho vay cùng thời điểm ).
Qua số liệu thu thập được cho thấy thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên đại bàn tỉnh Phú Thọ đến thời điểm 31/12/2011 có dấu hiệu tăng nhanh, năm 2009 nợ xấu là 188.820 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ là 1,68%. Năm 2010 nợ xấu giảm 22,7% còn 146.014 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1,11%. Tại thời điểm 31/12/2011 nợ xấu là 212.008 triệu đồng, tăng 45 % so với năm 2010, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 1,45%. MHB chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Đến thời điểm 31/12/2011 MHB chi nhánh tỉnh Phú Thọ là Chi nhánh có tốc độ tăng nợ xấu cao đứng thứ 2 trên địa bàn; đứng đầu là Ngân hàng TMCP Công Thương - Thị xã Phú Thọ nợ xấu năm 2011 tăng 4.681%
so với năm 2010, thứ 2 là MHB CN Phú Thọ nợ xấu năm 2011 tăng 90,9% so với năm 2010. Chi tiết còn được thể hiện qua chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ thể hiện
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tổng Nợ xấu các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của MHB CN Phú Thọ Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Dư nợ 557.742 601.967 579.700
2. Nợ xấu 9.324 6.104 11.885
Nhóm 3 658 500 1.185
Nhóm 4 1.319 658 3.838
Nhóm 5 7.347 4.947 6.862
Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư
nợ (%) 1,67% 1,01% 2,05%
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản kế toán từ Năm 2009, 2010 và 2011)
Tỷ lệ nợ xấu
0 0.5 1 1.5 2 2.5
2008 2009 2010 2011 2012
Năm
% Tỷ lệ nợ xấu
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2009, 2010 và 2011.
Nhìn vào Biểu đồ trên và chi tiết các nhóm nợ ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của MHB Chi nhánh Phú Thọ thay đổi qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ giảm so với năm 2009 do lãi suất cho vay thời điểm này ở mức vừa phải trung bình vào khoản từ 14% đến 16%/năm, đồng thời tác dụng của gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ năm 2009 phát huy tác dụng, điều này làm cho hầu hết các
khách hàng đều sản xuất, kinh doanh ổn định, có khả năng trả lãi và gốc đầy đủ cho Ngân hàng. Năm 2011 dưới tác động, ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng cao trung bình từ 19%/năm đến 21%/năm, làm cho nhiều khách hàng của Ngân hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh như trường hợp của Công ty trách nhiệm hữu hạn in Trường Sinh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Thịnh và khách hàng Lê Tuấn Anh…. từ đó ảnh hưởng đến việc trả lãi và gốc vốn vay, làm nợ xấu tăng nhanh trong khi Ngân hàng gặp khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ. Ngoài nguyên nhân khách quan trên việc nợ xấu tăng nhanh còn do:
+ Chính sách kinh doanh không hợp lý: Chính sách tín dụng cho vay dựa trên tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế thấp là căn cứ để xét duyệt mức cho vay, không coi trọng tính khả thi, hiệu quả của phương án. Dẫn đến khi phương án không hiệu quả, thua lỗ, phát sinh nợ xấu, phải xử lý tài sản nhưng việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn do việc bán tài sản đảm bảo phải qua nhiều thủ tục. (Trường hợp khách hàng Đào Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Hải Yến).
+ Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng: Trường hợp công ty CP Bình Minh (Trạm Thản, Phù Ninh) dự án nhà máy chế biến chè được xây dựng (Trạm Thản, Phù Ninh) tại khu vực cách xa địa điểm cung cấp nguyên liệu (Đoan Hùng, Hạ Hòa), không chủ động về nguyên vật liệu, chủ đầu tư hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực sản xuất chè, cùng với ảnh hưởng của biến động ngành chè năm 2009, 2010 dẫn đến ngay khi dự án đưa vào hoạt động đã thua lỗ phải ngừng hoạt động.
+ Không thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra trước trong và sau khi cho vay dẫn đến một số khách hàng sử dụng không đúng mục đích xin vay, đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, như trường hợp của Công ty TNHH Hoa Vinh, đầu tư
vào lĩnh vực đóng tàu; khách hàng Tạ Văn Sang đầu tư vào dịch vụ cầm đồ; khách hàng Trần Xuân Hùng cho vay tín dụng đen….
Tóm lại, từ những phân tích ở trên có thể cho chúng ta thấy chất lượng tín dụng của MHB Chi nhánh Phú Thọ có xu hướng ngày càng xấu đi so với các Chi nhánh Ngân hàng còn lại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.