2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển :
Ngày 23-6-1977,Công ty Du lịch phục vụ dầu khí Vũng Tàu (tiền thân của Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam ngày nay) được thành lập theo quyết đinh số 1305/NV/QĐ của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).Công ty Du lịch phục vụ dầu khí Vũng Tàu ngày đầu thành lập chỉ có một vài đầu mối với gần 100 CBCNV, có nhiệm vụ chính là vừa tập hợp xây dựng lực lượng, vừa tập trung đầu tư cải tạo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ các công ty dầu khí tư bản đầu tiên từ các nước Ý, Canada, Tây Đức, Na y… đến Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí. U
Năm 1979, Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo được thành lập, Công ty Du lịch phục vụ - dầu khí Vũng Tàu được tiếp nhận thêm một số cơ sở của Công ty Du lịch tỉnh Đồng Nai và được giao thêm nhiệm vụ kinh doanh du lịch (bao gồm cả khách sạn và lữ hành) và làm nhiệm vụ giao tế địa phương. Công ty được đổi tên thành Công ty Du lịch phục vụ dầu khí Vũng Tàu-Côn Đảo (OSC Vũng Tàu-Côn Đảo) và thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là phục vụ dầu khí và du lịch.
Năm 1981, Nhà nước ta ký kết hiệp định hợp tác dầu khí với Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay), các chuyên gia dầu khí Liên Xô vào Việt Nam. OSC Vũng Tàu-Côn Đảo được giao nhiệm vụ phục vụ cho trên 1000 chuyên gia dầu khí Liên Xô, đồng thời được Tổng cục Du lịch chỉ đạo là một trong 5 Công ty kinh doanh du lịch trong cả nước đón khách quốc tế, mà chủ yếu là khách từ Liên Xô và Đông Âu.
Năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, Nhà nước đã có Luật Đầu tư, OSC Vũng Tàu-Côn Đảo đã đầu tư khai thác nguồn hàng xuất nhập khẩu, tiêu dùng và cũng là doanh nghiệp đi đầu trong việc góp vốn thành lập các liên doanh với nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực du lịch và dịch vụ dầu khí.
Năm 1989, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã kiện toàn lại tổ chức bộ máy dịch vụ dầu khí, đổi tên Công ty Du lịch phục vụ dầu khí Vũng Tàu Côn Đảo thành Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam (OSC -
Việt Nam). OSC Việt Nam được giao nhiệm vụ làm đầu mối quan hệ, giao dịch, ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về lĩnh vực du lịch và dịch vụ dầu khí.
Thực hiện Nghị định 156/HĐBT, ngày 07/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng cục Du lịch. Ngày 26-3- 1993, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có Quyết định số 80/QĐ-TCCB công nhận OSC Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Năm 2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH- -TT DL) được thành lập và công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam trở thành doanh nghiệp trực thuộc Bộ VH- TT-DL theo Quyết định số 311/QĐ-BVHTTDL ngày 21/01/2009 của Bộ trưởng Bộ VH- -TT DL.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ:
Từ ngày đầu thành lập, trải qua hơn 30 năm hoạt động, chức năng ngành nghề của OSC Việt Nam ngày càng mở rộng trên khắp các lĩnh vực:
- Dịch vụ du lịch bao gồm:
+ Lữ hành: tổ chức các tour du lịch trong nước và quốc tế.
+ Lưu trú: hệ thống nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 4 sao tại thành phố biển - Vũng Tàu, phục vụ khách du lịch, công vụ; tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế, du lịch MICE .
- Dịch vụ dầu khí:
+ Dịch vụ sinh hoạt đời sống: Cho thuê nhà ở, trụ sở, văn phòng làm việc, phương tiện vận chuyển; cung cấp nhân lực, lương thực và thực phẩm cho các giàn/tàu khoan, tàu chứa dầu hoạt động tại vùng biển Việt Nam và nước ngoài.
+ Dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Cung cấp, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các loại vật tư, thiết bị, hóa chất chuyên dùng phục vụ cho các công trình và giàn khoan dầu khí; đại lý phân phối thiết bị cho một số hãng sản xuất trên thế giới.
- Kinh doanh hàng hóa thương mại tổng hợp và xuất nhập khẩu.
- Kinh doanh xây lắp và bất động sản.
- Tổ chức đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tư vấn
du học.
- Kinh doanh các hoạt động thể thao và hoạt động nghệ thuật khác.
2.1.3 Tổ chức bộ máy
Mô hình tổ chức quản lý của OSC Việt Nam gồm : - Giám đốc công ty và các phòng ban giúp việc - Giám đốc các đơn vị hạch toán trực thuộc công ty - Giám đốc các đơn vị liên doanh và cổ phần
Mô hình tổ chức của OSC iệt Nam được mô tả tại V hình 2.1.
2.1.4 Vị trí của OSC Việt Nam
Như đã đề cập ở phần trên, OSC Việt Nam là một doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, nhiều hình thức quản lý khác nhau. Tuy nhiên, từ ngày thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh du lich và dịch vụ dầu khí vẫn là 2 ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp; oanh thu và lợi nhuận của du lịch và dịch vụ dầu khí D luôn chiếm tỷ trọng cao trong kết quả kinh doanh của đơn vị.
2.1.4.1 Trong lĩnh vực du lịch:
Trong những năm qua,OSC Việt Nam luôn phấn đấu và giữ vững vị thế của mình là doanh nghiệp dịch vụ du lịch đứng đầu trong các doanh nghiệp trực thuộc Bộ VH- TT- DL nói chung và cũng như trên địa bàn tỉnh BR-VT nói riêng. Hệ thống dịch vụ lưu trú của OSC Việt Nam gồm 12 khách sạn nằm toàn bộ tại thành phố biển Vũng Tàu, với: 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao và 5 khách sạn 1 sao; 1 khu căn hộ cao cấp; 36 biệt thự với tổng cộng gần 1000 phòng ngủ cùng các trang thiết bị hiện đại, chiếm tỷ lệ trên 35% số phòng ngủ khách sạn được đăng ký trên địa bàn tỉnh BR-VT.Các khách sạn lớn của OSC Việt Nam có đầy đủ các dịch vụ như nhà hàng,phòng họp phù hợp cho mọi đối tượng khách,nhất là khách công vụ, khách dầu khí; có đủ dịch vụ vui chơi giải trí như: trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, phòng Gym, massage, disco, hồ bơi, v.v.
Ngoài ra OSC Việt Nam cũng quản lý 370m chiều dài bãi biển Thùy Vân, bãi tắm đẹp nhất Vũng Tàu, đó là những điều kiện tốt để phục vụ du khách.
2.1.4.2 Trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí
Chức năng và nhiệm vụ ban đầu thành lập của OSC Việt Nam là để phục vụ việc
tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của tổ quốc. Cho tới nay, dịch vụ dầu khí vẫn là ngành nghề kinh doanh chủ yếu của OSC Việt Nam. Hiện tại, OSC Việt Nam tham gia vào lĩnh vực dịch vụ dầu khí chủ yếu ở hai loại dịch vụ chính là dịch vụ sinh hoạt đời sống và dịch vụ kỹ thuật.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của OSC Việt Nam
Với dịch vụ sinh hoạt đời sống, OSC Việt Nam có ưu thế là đơn vị có đội ngũ cán bộ công nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm, có cơ sở vật chất tốt. Khu Dịch vụ dầu khí
BAN GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH OSC VN TẠI HÀ NỘI CHI NHÁNH OSC VN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
CTY DỊCH VỤ DẦU KHÍ VŨNG TÀU KHU DV DẦU KHÍ
LAM SƠN KHÁCH SẠN GRAND KHÁCH SẠN PALACE
CTY CP KS DU LỊCH THÁNG MƯỜI KHÁCH SẠN REX
CTY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG OSC VĂN PHÒNG
CÔNG TY PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ-
PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
PHÒNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
CTY LIÊN DOANH OSC-SMI CTY LIÊN DOANH OSC-
FIRST HOLIDAYS
CTY TNHH JANHODL OSC
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
CÁC PHÒNG BAN
CHỨC NĂNG LIÊN DOANH, CỔ PHẦNCÁC ĐƠN VỊ , CTY CP KS DU LỊCH
THÁI BÌNH DƯƠNG
TRUNG TÂM DVDL OSC VIỆT NAM
CTY CP TMDV OSC BẾN LỨC CTY RẠNG ĐÔNG
ORANGE COURT
CTY CP THỂ THAO DU LỊCH OSC PHÒNG
TỔ CHỨC-LĐTL CHI NHÁNH OSC VN
TẠI TÂY NINH
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG GIA
cho các hãng, các công ty dầu khí thuê làm văn phòng, trụ sở. Về cung cấp dịch vụ sinh hoạt đời sống cho các giàn khoan, tàu khoan ngoài biển, tại tỉnh BR-VT chỉ có 3 đơn vị có khả năng cung cấp, đó là: Tổng Công ty Cổ phần ịch vụ d tổng hợp dầu khí Việt Nam (PETROSETCO), đơn vị thành viên của Tập đoàn dầu khí Việt Nam; Công ty Cổ phần chế biến suất ăn và thương mại dầu khí Best Foods (BFC) và OSC Việt Nam. Năm 200 , tổng số giàn khoan, tàu dầu, tàu khoan đang tham gia thăm dò và 8 khai thác ngoài khơi biển BR-VT là 44 chiếc; PETROSETCO được giao trực tiếp (không phải qua đấu thầu) là 19 chiếc (số này là của Vietsovpetro); trong số số giàn khoan còn lại của các nước tư bản, phải qua đấu thầu, chào hàng thì OSC Việt Nam thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho 12 chiếc, Công ty liên doanh Best Food cung cấp dịch vụ cho 11 chiếc, Petro Setco 0 chiếc.2
Dịch vụ kỹ thuật (DVKT) là nghiệp vụ kinh doanh mà OSC Việt Nam mới tham gia từ năm 2004, khi mà các nhà thầu tư bản (ngoài Vietsovpetro) đẩy mạnh công tác khoan thăm dò và khai thác một số lô dầu đã được đánh giá chính thức là có trữ lượng thương mại. Chính vì thế mà kết quả đạt được trong thời gian qua chưa cao so với các đơn vị thâm niên và tiềm lực hùng hậu của ngành dầu khí như Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ ỹ thuật dầK u khí (PTSC), Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí…
Doanh thu bình quân của Petro Setco là 160 tỷ đồng/năm, trong đó dịch vụ cùng cấp suất ăn trên biển cho VSP là 130 tỷ đồng/năm và dịch vụ sinh hoạt trên bờ là 30 tỷ đồng/năm; PTSC có doanh thu bình quân là 8.090 tỷ đồng/năm, trong đó dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị và cơ khí là 150 tỷ đồng/năm; Tổng Công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí có doanh thu bình quân là 3.000 tỷ đồng/năm, trong đó dịch vụ kỹ thuật giếng khoan là 200 tỷ đồng/năm, dịch vụ Cung ứng thiết bị là 250 tỷ đồng/năm… (nguồn Định hướng quy hoạch phát triển dịch vụ dầu khí giai đoạn 2005 2010, Tập đoàn Dầu - khí Việt Nam). Với OSC Việt Nam, doanh thu DVDK năm 2008 đạt 109,4 tỷ đồng, trong đó dịch vụ sinh hoạt đời sống là 80,8 tỷ đồng; dịch vụ kỹ thuật là 28,6 tỷ đồng (Nguồn Báo cáo Kiểm toán báo cáo Tài chính của OSC Việt Nam năm 2008). Dịch vụ sinh hoạt dầu khí OSC Việt Nam được đánh giá là đơn vị có thế mạnh và có uy tín phục vụ,dịch vụ kỹ thuật mới tham giađược 05 năm nay, song đã đạt được những kết quả rất khả quan. Sở dĩ đánh giá DVKT là một ngành mũi nhọn của OSC Việt Nam
trong thời gian qua là vì ngoài tính chất như là một ngành phụ trợ cho dịch vụ sinh hoạt dầu khí, có tiềm năng phát triển, tính đa dạng về chủng loại của các vật tư thiết bị. Thêm vào đó, trước áp lực từ phía nhà đầu tư nước ngoài, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã phải giảm dần hình thức chỉ định thầu vật tư thiết bị mà chuyển sang hình thức đấu thầu rộng rãi.
Với hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu đã được phân tích như trên, ta thấy OSC Việt Nam là đơn vị dịch vụ du lịch lớn trên cả nước nói chung và BR-VT nói riêng.Về lĩnh vực kinh doanh lưu trú OSC Việt Namlà đơn vị mạnh trên địa bàn BR-VT, chiếm thị phần lớn khách quốc tế, khách công vụ và khách dầu khí. Lĩnh vực lữ hành OSC Việt Nam chủ yếu dựa vào đơn vị liên doanh OSC SMI, đưa khách inbou- nd từ Nhật vào Việt Nam, ngoài ra chưa có những tour tuyến đặc biệt, chưa khảng định được thương hiệu riêng của mình. Về lĩnh vực dịch vụ dầu khí, đây là một trong những ngành nghề mũi nhọn của OSC Việt Nam, đơn vị đã kh ng định được thương hiệu và ẳ chất lượng dịch vụ của mình, có vị trí khá lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ sinh hoạt đời sống, dịch vụ kỹ thuật và thương mạidầu khí đang dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.