2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội
2.2.1. Phân tích hiệu quả tài chính Công ty
2.2.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thành phần
a) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh lợi doanh thu (ROS):
Thực chất là phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty; thông qua BCKQKD, biết được tổng doanh thu và doanh thu thuần;
chi phí của công ty tăng hay giảm ở khoản mục nào và lý do vì sao? Đồng thời cũng cho biết lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động trong năm và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng vào NSNN.
Bảng 2.5. Phân tích bảng báo cáo kết quả HĐKD Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2012 (Đồng)
Năm 2011 (Đồng)
Chêch lệch
Giá trị %
1.Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 278.405.969.858 230.181.199.713 48.224.770.145 20,95
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0
3. Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ 278.405.969.858 230.181.199.713 48.224.770.145 20,95 4.Giá vốn hàng bán 244.106.701.858 197.749.497.559 46.357.204.299 23,44 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 34.299.268.000 32.431.702.154 1.867.565.846 5,76 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.701.366.974 2.867.118.757 -165.751.783 -5,78 7.Chi phí tài chính 36.799.000 163.898.600 -127.099.600 -77,55
trong đó : chí phí lãi vay 0 0 0 0
8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.998.746.403 6.399.526.947 2.599.219.456 40,62 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 27.965.089.571 28.735.395.364 -770.305.793 -2,68
54
10.Thu nhập khác 1.090.621.698 82.318.182 1.008.303.516 1224,89 11. Chi phí khác 1.996.489.406 2.012.178.128 -15.688.722 -0,78 12. Lợi nhuận khác -905.867.708 -1.929.859.946 1.023.992.238 -53,06 13.Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 27.059.221.863 26.805.535.418 253.686.445 0,95
14.Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành 7.263.927.817 5.047.059.508 2.216.868.309 43,92 15.Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 19.795.294.046 21.758.475.910 -1.963.181.864 -9,02
55
Năm 2012 là một năm nền kinh tế có nhiều biến động, thị trường bất động sản thì ảm đạm vô cùng, nhiều công ty xây dựng không bán được nhà và trung cư, thanh khoản trên thị trường bất động sản giảm mạnh.Tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, tín dụng thắt chặt, xuất nhập khẩu suy giảm dẫn đến sự giảm doanh thu của hầu hết các công ty là điều tất yếu. Do ảnh hưởng của xu thế khách quan trên nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính của công ty vẫn tăng năm 2012 so với năm 2011. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 278.405.969.858 đồng, tăng 48.224.770.145 đồng và tăng 20,95 % so với năm 2011. Về giá vốn hàng bán cũng tăng 46.357.204.299 đồng, tăng 23,44%
so với năm 2011 , các khoản mục này đều tăng tương ứng với sự giai tăng của doanh thu bán hàng.
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn
vị Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
Giá trị %
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV
Đồng
278.405.969.858 230.181.199.713 48.224.770.145 20,95 Giá vốn hàng bán Đồng 244.106.701.858 197.749.497.559 46.357.204.299 23,44 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Đồng
8.998.746.403 6.399.526.947 2.599.219.456 40,62
Tỷ suất GVHB/DTT % 87,68 85,91 1,770 2,06
Tỷ suất CPQL/DTT % 3,23 2,78 0,452 16,26
( Nguồn : báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội) Từ bảng trên ta thấy, tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên doanh thu tăng dần, năm 2011 giá vốn là 197.749.497.559 đồng năm 2012 là 244.106.701.858 đồng, từ 85,91% % tăng lên 87,68%. Khi tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu tăng lên sẽ làm giảm lợi nhuận lãi gộp của doanh nghiệp,
56
ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh. Ta thấy tỷ trọng chi phí quản lý cũng tăng 16,26% so với năm 2011.Qua số liệu trên, ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng.Năm 2011 doanh thu 230.181.199.713 đồng , năm 2012 là 278.405.969.858 đồng tức là tăng 20,95% , nhưng mức tăng của lợi nhuận không nhanh bằng mức tăng của doanh thu, chỉ tăng 5,76%, chứng tỏ khả năng tích lũy của công ty là chưa cao, sử dụng chi phí chưa phù hợp khiến cho giá vốn hàng hóa tăng. Mặc dù công ty đã cố gắng trong việc đưa ra các định mức chi phí phù hợp, tiết kiệm nguyên vật liệu và dùng mọi biện pháp để tăng năng suất lao động trong toàn doanh nghiệp nhưng chưa thực sự có hiệu quả .
Bảng 2.7 chi phí sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị: Đồng
Chi phí sản xuất theo yếu
tố Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
Giá trị (%) Chi phí nguyên liệu, vật
liệu 117.568.185.899 133.289.721.854 15.721.535.955 -11,80 Chi phí nhân công 66.563.188.336 35.941.282.724 30.621.905.612 85,20 chi phí khấu hao TSCĐ 2.373.558.604 2.824.371.002 -450.812.398 -15,96 Chi phí dịch vụ mua ngoài 69.187.475.523 40.204.920.536 28.982.554.987 72,09 Chi phí khác bằng tiền 3.447.743.060 3.247.417.113 200.325.947 6,17
( Nguồn : báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội) Nhìn trong bảng ta thấy chi phí nguyên nhiên vật liệu giảm 11,8%, nhưng chi phí nhân công lại tăng cao. Cụ thể năm 2012 là 66.563.188.336 đồng tăng 85,2% so với năm 2011 do giá nhân công tăng và công ty tuyển thêm công nhân cho kịp các tiến độ công trình.Các chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 72,09% so với năm 2011 tức là tăng 28.982.554.987 đồng, còn lại các chi phí khác tăng lên không đáng kể. Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy chi phí quản
57
lý tăng 40,62 % từ 6.399.526.947 đồng năm 2011 lên 8.998.746.403 đồng năm 2012. Các khoản chi phí đều tăng, doanh thu tăng khiến cho lợi nhuận trước thuế tăng, nhưng không đáng kể 0,95%, nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại giảm 9,02%, do chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng 43,92 %. Nhưng nhìn chung, qua sự phân tích ta thấy quá trình hoạt động công ty làm ăn có lãi.
b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tổng tài sản:
Thực chất là phân tích sự biến động và cơ cấu của tài sản; qua phân tích cho biết năng suất tổng tài sản tăng hay giảm do thành phần tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn và nguyên nhân vì sao?
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu năng suất của tài sản
Chỉ tiêu ĐV 2012 2011
Chênh lệch
Giá trị %
1. Doanh thu thuần Đồng 278.405.969.858 230.181.199.713 48.224.770.145 20.95 2. Giá vốn hàng bán Đồng 244.106.701.858 197.749.497.559 46.357.204.299 23.44 3. Tổng tài sản b/q Đồng 192.846.427.772 181.730.796.494 11.115.631.278 6.12 a. TSNH b/q Đồng 135.120.674.007 121.016.599.776 14.104.074.231 11.65 Tiền b/q Đồng 29.843.385.944 40.088.513.641 (10.245.127.697) (25.56) Hàng tồn kho b/q Đồng 55.281.031.927 44.502.166.213 10.778.865.714 24.22 Khoản phải thu b/q Đồng 49.249.678.813 5.695.700.077 13.553.978.736 37,97 TSNH khác b/q Đồng 746.577.324 730.219.845 16.357.479 2,24 b. TSDH b/q Đồng 57.725.753.765 60.714.196.718 (2.988.442.953) (4,92) Trong đó nguyên
giá b/q Đồng 56.646.178.956 55.211.368.253 1.434.810.703 2,60
4. Năng suất TTS lần 1,44 1,27 0,18 13,97
a. NS TSNH
NS TSNH vòng 2,06 1,90 0,16 8,33
Vòng quay HTK vòng 5,04 5,17 (0,14) (2,63)
Số ngày 1 vòng
quay ngày 72,48 70,57 1,91 2,70
Vòng quay các
khoản phải thu vòng 5,65 6,45 (0,80) (12,34)
58
Kỳ thu tiền b/q ngày 64,57 56,60 7,97 14,07
Số ngày 1 vòng
quay ngày 177,15 191,90 (14,75) (7,69)
Hàm lượng VLĐ lần 0,49 0,53 (0,04) (7,69)
b. NS TSDH
NS TSDH lần 4,82 3,79 1,03 27,21
NS NG TSDH lần 4,91 4,17 0,75 17,89
Năng suất TSNH
Vì tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, khoản phải trả và hàng tồn kho nên rõ ràng là đối với công ty chỉ số tài chính này có tầm quan trọng đặc biệt, nó phản ảnh hầu như trọn vẹn tất cả các mặt quản lý tài chính ngắn hạn của công ty.
Trong công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2012 là 2.06 vòng . So với trung bình ngành (1,03 vòng) thì vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty cao hơn chứng tỏ TSNH có chất lượng cao, tận dụng đầy đủ , không bị nhàn rỗi so với các công ty khác, là một cơ sở tốt để có được lợi nhuận cao. Nhưng nếu so với năm 2011 của công ty thì vòng quay tài sản ngắn hạn lại tăng 8,33%, nếu trước đây một đồng tài sản ngắn hạn góp phần tạo ra 1,90 đồng doanh thu thì bây giờ năm 2012 tạo ra được 2,06 đồng doanh thu. Trong thời gian tới, công ty nên xem xét và khắc phục những vấn đề như : số vòng quay các khoản phải thu giảm, kỳ thu nợ tăng lên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa đến việc thu hồi các khoản nợ nhằm giảm bớt việc chiếm dụng vốn, lường hàng tồn kho làm cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng dẫn đến tốc đô luân chuyển hàng tồn kho giảm và giảm hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp nên đẩy nhanh tốc độ thi công các hạng mục công trình.
Trong bảng cơ cấu tài sản ta thấy hàng tồn kho tại năm 2012 là 55.281.031.927 đồng có tăng so với năm 2011là 24,22%, như vậy đến năm 2012 một số hạng mục công trình vẫn chưa được hoàn thành, mặc dù công ty
59
được chủ đầu tư đã thanh toán giảm một lượng vốn của công ty không bị ứ đọng. Qua bảng số liệu này thì ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2012 giảm so với vòng quay hàng tồn kho của năm 2011, cụ thể năm 2012 vòng quay hàng tồn kho là 5,04 vòng/năm, tức là một đồng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho trong năm qua đã tạo ra 5,04 đồng doanh thu.chỉ tiêu này thấp hơn 2011 là 2,63% nguyên nhân chính là do một số công trình vẫn bị ứ đọng chưa hoàn thành cho nên làm giảm tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho.
Kỳ thu nợ bán chịu và vòng quay các khoản phải thu
Năm 2012 khoản phải thu bình quân là 49.249.678.813 đồng, như vậy tỷ trọng và giá trị khoản phải thu tăng lên hàng năm. Trong đó , các khoản phải thu từ khách hàng năm 2012 là 47.431.634.087 đồng tăng 54,97% ,các khoản phải trả người bán giảm 27,61% so với năm 2011 .Vòng quay khoản phải thu năm 2011 là là 6,45 vòng và năm 2012 là 5,65vòng , giảm là 0,8 vòng. Kỳ thu nợ là 56 ngày/kỳ năm 2011 còn năm 2012 là 64 ngày/kỳ, tức là tăng khoảng 8 ngày, điều này chứng tỏ doanh nghiệp bị ứ đọng vốn lâu hơn, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Qua đó, ta thấy rằng vòng quay các khoản phải thu giảm đi, kỳ thu nợ tăng lên, nên công ty phải nỗ lực và có chính sách, biện pháp nhăm thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng, hạn chế vốn bị chiếm dụng.
Năng suất TSDH
Chỉ tiêu này đo lường mức độ hiệu quả của việc doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định của mình.
Qua bảng số liệu ta thấy , năng suất TSDH của năm 2011 là 3,79 và năm 2012 là 4,82 và tăng 27,21 % so với năm 2011. Nếu năm 2011 một đồng tài sản dài hạn góp phần tạo ra 3,79 đồng doanh thu thì năm 2012 tạo ra được 4,82 đồng doanh thu. Điều này cho thấy Công ty đã khai thác hiệu quả máy móc của mình.Khả năng sinh lời trong tương lai là cao, hiệu quả sử dụng vốn tốt nếu tài sản này được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, việc đầu tư TSDH
60
lớn sẽ tạo áp lực tài chính cho công ty, trong khi đó sự phân bổ về nguồn lực không tốt, sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Bảng 2.9.Bảng cơ cấu tài sản của Công ty
Đơn vị : Đồng
TÀI SẢN B/q năm 2012 Tỷ
trọng B/q năm 2011 Tỷ trọng
Chênh lệch
Giá trị %
A- TÀI SẢN
NGẮN HẠN 135.120.674.007 70,07 121.016.559.776 66,59 14.104.074.231 11,65 I. Tiền và các
khoản tương đương tiền
29.843.385.944 22,09 40.088.513.641 33,13 -10.245.127.697 -25,56 1.Tiền 19.740.430.711 14,61 4.553.356.387 3,76 15.187.074.325 333,54 2. các khoản
tương đương tiền
10.102.955.233 7,48 35.535.157.255 29,36 -25.432.202.022 -71,57 III. Các khoản
phải thu ngắn hạn
49.249.678.813 36,45 35.695.700.077 29,50 13.553.978.736 37,97 1. Phải thu của
khách hàng 47.431.634.087 35,10 30.734.452.272 25,40 16.697.181.815 54,97 2. Trả trước
cho người bán 3.369.464.365 2,49 4.654.680.100 3,85 -1.285.215.735 -27,61 5. Các khoản
phải thu khác 191.886.665 0,14 400.660.705 0,33 -208.774.041 -52,11 6. dự phòng
các khoản phải thu khó đòi
-1.738.836.665 -1,29 -94.093.000 -0,08 -1.644.743.304 1748,0 IV. Hàng tồn
kho 55.281.031.927 40,91 44.502.166.123 36,77 10.778.865.804 24,22
61
1. Hàng tồn
kho 55.281.031.927 40,91 44.502.166.123 36,77 10.778.865.804 24,22 V. Tài sản
ngắn hạn khác
746.577.324 0,55 730.219.845 0,6 16.357.479 2,24 2. Thuế GTGT
được khấu trừ 371.049.737 0,27 52.264.383 0,04 318.785.354 609,95 3. thuế và các
khoản khác phải thu nhà nước
131.140.000 0,10 0 0 131.140.000 0
4. Tài sản ngắn
hạn khác 244.387.587 0,18 677.955.462 0,56 -433.567.875 -63,95 B-TÀI SẢN
DÀI HẠN 57.725.753.765 29,93 60.714.196.718 33,41 -2.988.442.953 -4,92 II. Tài sản cố
định 54.536.140.336 94,47 55.533.229.489 91,47 -997.089.153 -1,80 1. Tài sản cố
định hữu hình 40.714.610.426 70,53 41.711.699.579 68,7 -997.089.153 -2,39 Nguyên giá 56.646.178.956 98,13 55.211.368.253 90,94 1.434.810.703 2,6 giá trị hao mòn
lũy kế 1.186.779.302 2,06 -13.499.668.674 -22,23 14.686.447.976 -108,79 3. Tài sản cố
định vô hình 13.639.706.229 23,63 13.639.706.229 22,47 0 0 Nguyên giá 13.639.706.229 23,63 13.639.706.229 22,47 0 0 giá trị hao mòn
lũy kế 0 0 0 0 0 0
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
181.823.681 0,31 181.823.681 0,3 0 0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
133.227.900
0,23 215.774.700 0,36 -82.546.800 -38,26
62
3.đầu tư dài
hạn khác 280.710.000 0,49 280.710.000 0,46 0 0
4.dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
-147.432.100 -0,26 -64.885.300 -0,11 -82.546.800 127,22
V. Tài sản dài
hạn khác 3.056.335.529 5,29 4.965.142.529 8,18 -1.908.807.000 -38,44 1.chi phí trả
trước dài hạn 3.056.335.529 5,29 4.965.142.529 8,18 -1.908.807.000 -38,44 TỔNG CỘNG
TÀI SẢN 192.846.427.772 100,00 181.730.796.494 100,00 11.115.631.278 6,12
( Nguồn : báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội) TSNH của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu, điều này là do đặc điểm kinh doanh của công ty, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng nên mất nhiều thời gian tùy thuộc vào tính chất quy mô của từng công trình. Do đó, thông thường chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tương đối lớn. Bên cạnh đó, khối lượng công việc trong năm của công ty tương đối nhiều, để đảm bảo cho hoạt động xây dựng tiến hành liên tục và kịp thời, công ty phải dự trữ một khối lượng rất lớn nguyên vật liệu. Như vậy, tỷ trọng của TSNH lớn hơn TSDH là hợp lý và hoàn toàn có lợi cho công ty.
Năm 2011, tài sản ngắn hạn đồng chiếm 66,59 % đến năm 2012 là 135.120.674.007 đồng tài sản ngắn hạn đã tăng 11,65 % ( tức là tăng 14.104.074.231 đồng) do công ty tiếp tục chuyển đầu tư dài hạn sang đầu tư ngắn hạn
Về vốn bằng tiền, Năm 2011 lượng vốn bằng tiền của công ty là 4.553.356.387 đồng, chiếm 3,76 % trên tổng tài sản. Đến năm 2012 là
63
19.102.955.233 đồng chiếm 14,61% trên tổng tài sản, tức là năm 2012 lượng tiền tăng đột biến. Trong đó số tiền mặt tại quỹ là 41.150.358 đồng, tiền gửi ngân hàng là 36.236.472.480 đồng, tức là tỷ trọng tiền gửi ngân hàng chiếm 99% lượng vốn bằng tiền.Như vậy , ta thấy tỷ trọng tiền gửi ngân hàng lớn hơn, chứng tỏ công ty đã dùng thanh toán chuyển khoản,công ty sẽ được hưởng lãi suất tiền gửi và làm tăng doanh thu hoạt động tài chính.Phương thức này không những an toàn, chính xác , tiết kiệm thời gian công sức mà khi thanh toán công ty còn hưởng lãi suất tiền gửi, làm tăng doanh thu hoạt động tài chính. Việc duy trì một lượng vốn bằng tiền nhất định có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như mua sắm TSCĐ, vật tư hàng hóa… đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày của công ty như chi lương, thưởng, nộp thuế, ngoài ra còn cần để dự phòng cho những nhu cầu bất thường khác chưa dự đoán được.
Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn trong năm 2011 là 121.016.599.776 đồng. Năm 2012 vẫn tiếp tục tăng lên 11,65 % so với năm 2011 tăng chủ yếu là do hai chỉ tiêu lớn là Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn.Số công trình xây dựng chưa hoàn thành tăng lên dẫn đến khối lượng hàng tồn kho tăng đột biến.Tuy nhiên điều này cũng không đáng ngại cho tình hình tài chính của công ty vì ngành xây dựng, giá trị hàng tồn kho lớn là bình thường.
Thêm vào đó, giá trị tồn kho lớn mà chủ yếu là các công trình dở dang còn thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là tốt.
Giá trị tài sản dài hạn năm 2011 là 60.714.196.718 đồng , chiếm 33,41% trên tổng tài sản, trong đó tài sản cố định là 55.533.229.489 đồng chiếm tỷ trọng 91,47% trong tài sản dài hạn .Năm 2012 tài sản dài hạn có chiều hướng giảm nhưng không đáng kể (giảm 4,92% so với năm 2011 )do công ty vẫn giữ nguyên nhà cửa, vật kiến trúc, không mua sắm thêm gì mới.
64
Biểu đồ 2.1 : Tỷ trọng giữa TSNH và TSDH
65
Qua phân tích sơ bộ nói trên, có thể thấy tài sản của công ty trong năm 2012 tăng so với năm 2011. Chủ yếu là do sự gia tăng của TSNH và các khoản mục hàng tồn kho, phải thu ngắn hạn trong tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy quy mô của công ty ngày càng mở rộng. Như vậy, sự biến động cơ cấu vốn kinh doanh là hợp lý. Tuy nhiên khoản chiếm dụng vốn của công ty còn nhiều, thời gian tới công ty cần có biện pháp hạn chế khoản này.
c) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tỷ số tự tài trợ:
Thực chất là phân tích sự biến động và cơ cấu của nguồn vốn; qua phân tích cho biết nguồn vốn tài trợ cho tài sản tăng hay giảm do thành phần nguồn vốn vay hay nguồn vốn chủ sở hữu và nguyên nhân vì sao?
Bảng 2.10. Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty
NGUỒN VỐN B/q năm 2012 Tỷ trọng
B/q năm 2011 Tỷ trọng
Chênh lệch
Giá trị %
A- NỢ PHÀI
TRẢ 116.390.821.582 60,35 115.076.955.436 63,32 1.313.866.147 1,14 I. Nợ ngắn hạn 104.872.582.340 90,10 100.076.955.436 86,99 4.769.249.333 4,76 2. Phải trả người
bán 52.540.091.319 45,14 31.844.002.226 27,67 20.696.089.093 64,99 3. Người mua
trả tiền nước 43.698.382.516 37,54 37.699.927.572 32,76 5.998.454.944 15,91 4. Thuế và các
khoản phải nộp nhà nước
2.196.876.274 1,89 3.418.172.394 2,97 -1.221.296.120 -35,73
5. Phải trả người
lao động 1.348.583.248 1,16 1.126.341.049 0,98 222.242.200 19,73 6. Chi phí phải
trả 1.895.137.569 1,63 3.450.849.556 3,00 -1.555.711.987 -45,08
66
9. Các khoản phải trả ngắn hạn khác
202.079.508 0,17 20.247.679.902 17,59 -20.045.600.395 -99,00
11.Quỹ khen
thưởng phúc lợi 2.991.431.908 2,57 2.316.360.310 2,01 675.071.598 29,14 II. Nợ dài hạn 11.518.239.242 9,90 14.973.622.429 13,01 -3.455.383.187 -23,08 3.phải trả dài
hạn khác 187.452.000 0,16 357.840.000 0,31 -170.388.000 -47,62 6. Dự phòng trợ
cấp mất việc làm 214.918.498 0,18 377.697.549 0,33 -162.779.052 -43,10 7,dự phòng phải
trả dài hạn 8.131.148.559 6,99 9.087.754.272 7,9 -956.605.713 -10,53 8. doanh thu
chưa thực hiện 2.984.720.186 2,56 5.150.330.608 4,48 -2.165.610.422 -42,05 B- VỐN CHỦ
SỞ HỮU 76.455.606.190 39,65 66.653.841.059 36,68 9.801.765.131 14,71 I. Vốn chủ sở
hữu 76.455.606.190 100,00 66.653.841.059 100,00 9.801.765.131 14,71 1. Vốn đầu tư
của chủ sở hữu 34.000.000.000 44,47 28.250.000.000 42,38 5.750.000.000 20,35 2. Thặng dư vốn
cổ phần -80.000.000 -0,10 -40.000.000 -0,06 -40.000.000 100,00 7. Quỹ đầu tư
phát triển 18.737.758.934 24,51 16.660.070.436 24,99 2.077.688.498 12,47 8. Quỹ dự phòng
tài chính 8.806.760.856 11,52 6.729.072.358 10,10 2.077.688.498 30,88 10. Lợi nhuận
sau thuế chưa phân phối
14.991.086.401 19,61 15.054.698.265 22,59 -63.611.865 -0,42
II. Nguồn kinh
phí và quỹ khác 0 0 0 0 0
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN 192.846.427.772 100,00 181.730.796.494 100,00 11.115.631.278 6,12
Hệ số đảm bảo nợ 0,66 0,58 0,08 13,41
67
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu nguần vốn
Về nợ phải trả : Năm 2012, tổng nợ phải trả của công ty là 116.390.821.582 đồng , chiếm 60,35 % tổng nguồn vốn. Ta thấy tỷ trọng của nợ phải trả có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước vẫn chiếm tỷ trọng cao. Trong đó nợ ngắn hạn tăng dần theo các năm, năm 2011 là 100.103.333.007 đồng , năm 2012 là 104.872.582.340 đồng .Nhưng nợ dài hạn lại giảm dần năm 2011 là 14.973.622.429 đồng, sang năm 2012 là 11.518.239.242 đồng. Tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với nợ dài hạn, bởi lẽ nhu cầu vốn của công ty là tài sản ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Các khoản nợ ngắn hạn của công ty cũng có sự thay đổi tăng, giảm khác nhau. Cụ thể : các khoản phải trả người bán tăng lên từ 27,67% đến 45,14 %, tăng 20.696.089.093 đồng so với năm 2011.Khoản người mua trả
( Nguồn : báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội)
68
tiền trước tăng 15,91% từ 37.699.927.572 đồng đến 43.698.382.516 đồng, đây là khoản tiền được chủ đầu tư tạm ứng khi thi công. Còn lại các khoản thuế và phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, các khoản phải trả ,phải nộp khác, quỹ khen thưởng phúc lợi, chi phí phải trả cũng có sự biến động tăng, giảm nhưng giá trị và tỷ trọng biến động không lớn lắm đối với tổng nợ phải trả của công ty.
Về nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng lên , Năm 2012 là 76.455.606.190 đồng, chiếm tỷ trọng 39,65% trong tổng nguồn vốn, Năm 2011 là 66.653.841.059 đồng, chiếm tỷ trọng 36,68% trong tổng nguồn vốn . Tuy nhiên, nợ phải trả cao hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu.vì vậy, công ty có thể gặp rủi ro về tự chủ tài chính, do vậy không tạo ra cơ hội cho công ty tận dụng đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng thu nhập vốn chủ sở hữu.mặt khác lượng tiền mặt lại chiếm tỷ lệ quá nhỏ, điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, nếu nhà cung cấp yêu cầu công ty phải thanh toán nợ một lúc thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Phân tích hệ số nghịch đảo tự tài trợ
Bảng 2.11. Nghịch đảo hệ số tự tài trợ
TT Chỉ tiêu 2012 2011
1 Tổng nguần vốn bình quân 192.846.427.772 181.730.796.494
a Nợ phải trả 116.390.821.582 115.076.955.436
b Vốn chủ sở hữu bình quân 76.455.606.190 66.653.841.059
2 Nghịch đảo hệ số tự tài trợ 2,52 2,73
- Chỉ tiêu nghịch đảo hệ số tự tài trợ năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0,21. Công ty tài trợ vốn chủ sở hữu tăng nên , nợ phải trả tăng thấp hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu ,Công ty đã để cho chỉ tiêu này giảm là hợp lý, bởi lẽ lãi suất vay vốn ngân hàng cao, do vậy Công ty đã tăng cường sử