Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 5 hà nội (Trang 75 - 97)

2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà nội

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

- Các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp đều giảm, ROS giảm 24,78% , ROE giảm 20,69% so với năm 2011. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp

- Lượng vốn bị chiếm dụng của công ty là tương đối lớn, đồng thời công ty chưa xác định được nhu cầu tài sản ngắn hạn cần thiết một cách hợp lý, khiến cho công ty bị thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu nợ bình quan lại rất chậm.. khiến tình hình tài chính năm 2012 trở nên khó khăn , thiếu vốn. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.

- cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm cũng chưa hợp lý, hệ số vốn chủ sở hữu còn thấp so với hệ số nợ, nợ phải trả chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong tổng nguồn vốn.

75 2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Do đặc điểm của công ty là ngành xây lắp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Năm 2012, giá cả các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng cao, đồng thời việc cắt giảm đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã khiến DN ngành xây dựng chao đảo. Công ty cũng không ngoại lệ, tình hình giá xăng dầu, sắt thép, một số vật tư khác tăng đã tác động đến tình hình tài chính của công ty.Điều này ảnh hưởng đến việc huy động, quản lý sử dụng vốn.

Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn, lạm phát cao, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu vẫn đứng ở mức cao, cho nên các tổ chức tín dụng hạn chế nguồn vốn vay với nhiều dự án đầu tư, các chủ đầu tư chậm thanh toán cho công ty.

Nguyên nhân chủ quan

Do thiếu nguồn lực, các công trình xây dựng vẫn chậm tiến độ, các hạng mục công trình còn dở dang nhiều nên làm cho quá trình thu hồi vốn chậm. Công ty chưa thực hiện quản lý hàng tồn kho tốt, giá trị hàng tồn kho còn lớn, làm ứ đọng vốn. Hàng tồn kho chủ yếu là chi phí xuất kinh doanh dở dang Công ty chưa xây dựng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, công tác quản lý vật tư tại hiện trường chưa tốt dẫn đến lãng phí vật tư và mất mát trong quá trình thi công. Công chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng một cơ chế quản lý vốn linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và thiếu nguồn nhân lực chuyên sâu về tài chính.

76

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Chương 2 đã trình bày một cách tổng quát đặc điểm tình hình của Công ty cổ phần xây dựng số 5 hà nội bao gồm: lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức và một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua; đồng thời đã trình bày một số đặc điểm và môi trường hoạt động của Công ty có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. Đặc biệt trong chương 2 đã tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 5 hà nội theo các nội dung: phân tích hiệu quả tài chính, an toàn tài chính và các đòn bẩy tài chính. Qua kết quả phân tích cho thấy những điểm mạnh về tài chính của Công ty như: chỉ tiêu ROS, ROE đều cao hơn trung bình ngành ,nhưng các chỉ tiêu 2012 này đều giảm so với năm 2011, ROS giảm 24,78% , ROE giảm 20,69% so với năm 2011. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp

Lượng vốn bị chiếm dụng của công ty là tương đối lớn, đồng thời công ty chưa xác định được nhu cầu tài sản ngắn hạn cần thiết một cách hợp lý, khiến cho công ty bị thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu nợ bình quan lại rất chậm.. khiến tình hình tài chính năm 2012 trở nên khó khăn , thiếu vốn. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.

Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm cũng chưa hợp lý, hệ số vốn chủ sở hữu còn thấp so với hệ số nợ, nợ phải trả chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong tổng nguồn vốn.

Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty ở chương 3.

77

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI

3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nuớc và quốc tế

Việt nam ngày càng hội nhập sau vào nền kinh tế thới giới thông qua việc gia nhập nhiều tổ chức lớn trên thế giới, điển hình là WTO, quá trình hội nhập này, một mặt mang lại nhiều thuận lợi cho nước ta như là đẩy mạnh.

Xuất khẩu, mở rộng giao lưu thương mại, thu hút nhiều nguồn vốn trên thế giới, mặt khác làm cho nền kinh tế phải chịu nhiều tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới khi nó có biến động không ổn định. Khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, tăng trưởng của các nước lớn trên thế giới đều bị giảm sút. Trước tình hình đó, nền kinh tế Việt nam vừa chịu những tác động xấu, lại vừa phải đối phó với những bất ổn vĩ mô do hệ quả của những chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ cũng như sự bất hợp lý của cơ cấu kinh tế hình thành trong những giai đoạn trước. Trong thời gian qua, các biện pháp mà chính phủ đã thực hiện như thắt chặt tiền tệ, kiểm soát gía cả, cắt giảm chi tiêu công, hạn chế nhập khẩu đã cải thiện được phần nào tình hình nhưng tăng trưởng của Việt nam vẫn thấp, thị trường tài chính biến động phức tạp, lãi suất cho vay cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tỷ giá hối đoái tăng lên bất thường, thị trường chứng khoán và bất động sản không ổn định.

Trên cơ sở tình hình chung đó, hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua gặp nhiều khó khăn, giá các loại vật liệu xây dựng tăng đã làm cho nhiều dự án, nhiều công trình phải tạm dừng thi công do tổng mức đầu tư của dự án, công trình đã lập bị vượt tổng mức đầu tư cũ nên các ngân hàng, tổ chức tín dụng không cho vay vốn phần bị vượt đó do sự biến động về giá cả. Nên nhiều doanh nghiệp trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng và lãi

78

suất cho vay lại cao, không đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Do đó, nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, các chủ đầu tư cũng không đầu tư mở rộng sản xuất do kinh tế suy giảm không đảm bảo nguồn vốn. Việc suy giảm tăng trưởng của kinh tế thế giới trong thời gian qua có tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Việt nam. Bên cạnh đó, Việt nam vẫn phải tiếp tục cam kết với cộng đồng quốc tế khi gia nhập WTO, đáng chú ý là việc mở rộng thị trường bán lẻ cho các nhà đầu rư nước ngoài. Điều này sẽ tạo thêm sức ép cho các doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị ảnh hưởng bởi lạm phát và do đó sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong thời gian tới.

Trên tình hình chung như vậy, hoạt động của các doanh nghiệp trong nước sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các đối tác đầu tư, doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo trong kinh doanh thì sẽ tận dụng được thời cơ ngay trong thời kỳ khủng hoảng này. Mặt khác, do việc giảm giá một số loại vật tư, nguyên liệu chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế có một số tác động tích cực tới nền kinh tế như hạn chế lạm phát, giảm chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp. Giá đầu vào phục vụ ngành xây dựng như sắt thép, xi măng cát đá giảm đã góp phần thúc đẩy thị trường xây dựng có khả năng phục hồi nhất là thị trường bất động sản trong nuớc có thể hoạt động trở lại sau một thời gian bị thu hẹp. Đồng thời các gói kích cầu của Chính phủ được tung ra kết hợp với lãi suất được giảm xuống đã kích thích sản xuất và tiêu dùng, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động thêm vốn cho sản xuất kinh doanh, duy trì và mở rộng sản xuất. Chính phủ đang thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát, bình ổn tỷ giá ngoại tệ USD/VND, ổn định giá vàng..thì hình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong năm 2013 này vẫn có cơ hội cải thiện và phát triển.

3.2. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian 2013 - 2016

Định hướng của công ty trong thời gian tới là xây dựng và phát triển Công ty trở thành một đơn vị mạnh, phát triển bền vững có thương hiệu và vị

79

trí đứng trên thị trường với đa ngành nghề. Có sản phẩm các công trình xây lắp có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, tăng gía trị quản lý bất động sản , dịch vụ quản lý nhà , kinh doanh các loại dịch vụ khách sạn . Duy trì tốc độ tăng doanh thu thuần khoảng 5%, tìm kiếm, lựa chọn và triển khai đầu tư các dự án có hiệu quả , đầu tư xây dựng nhà ở văn phòng , đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn vốn và phát triển.

Để việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các mục tiêu chủ yếu trên đây công ty đã đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo điều hành trong thời gian tới như sau:

- Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp, đảm bảo phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. Hoàn thành mục tiêu, tiến độ các công trình trọng điểm giữ uy tín của Công ty với các Chủ đầu tư. Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp chiến lược để phát triển ổn định, bền vững công ty, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và khu vực trong thời kỳ hội nhập.

- Tích cực triển khai thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn lực con người để hoàn thành nhiệm vụ và không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Cơ cấu lại vốn của Công ty, tăng vốn điều lệ để phù hợp với đà tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào mọi hoạt động SXKD và quản lý điều hành của Công ty. Tìm mọi biện pháp đảm bảo công suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất nhằm không ngừng nâng cao uy tín và thương hiệu của Công ty.

- Sắp xếp đổi mới hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng của Công ty và các đơn vị thành viên, nhằm không ngừng nâng cao

80

năng lực lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và vai trò của các tổ chức quần chúng vào việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

3.3. Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích tài chính công ty một cách chuyên nghiệp

a) Căn cứ của giải pháp:

Hiện nay các phòng Tài chính - kế toán của công ty chủ yếu làm nhiệm vụ kế toán. Công tác tài chính của công ty còn yếu và chưa chuyên nghiệp, chưa thể giúp lãnh đạo công ty trong việc ra quyết định về việc huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

b) Mục tiêu của giải pháp:

Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích tài chính của công ty ngày càng chuyên nghiệp hơn.

c) Cách tiến hành giải pháp:

Cần phải có một bộ phận tài chính riêng là cần thiết. Bộ phận tài chính cung cấp cho lãnh đạo công ty các thông tin đầy đủ để ra các quyết định về tài chính. Chức năng của bộ phận tài chính là:

+ Thu thập số liệu từ phòng kế toán và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua, tổng hợp số liệu về tình hình tài chính của công ty.

+ Phân tích tài chính của công ty, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá các nguyên nhân trên một cách rõ ràng chi tiết.

+ Lập kế hoạch tài chính dài hạn của công ty theo định hướng và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.

+ Phân tích hiệu quả đầu tư. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và giúp cho lãnh đạo công ty ra các quyết định đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, các dự án đầu tư, các phương án đầu tư của công ty đạt hiệu quả cao.

81

+ Lập kế hoạch huy động vốn tương ứng với kế hoạch huy động vốn, tính toán chi phí sử dụng vốn và thiết lập cơ cấu vốn tối ưu cho công ty.

Kết quả thực hiện của các giải pháp trên như sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kế hoạch SXKD của Công ty Giai đoạn 2013 -2016

TT Chỉ tiêu ĐVT

Thực hiện 2012

Kế hoạch 2013 đến 2016 2013 2014 2015 2016 1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 278,40 295,11 309,87 325,34 341,63 2 Chi phí Tỷ đồng 251,35 261,40 274,47 288,19 302,60

3 EBIT Tỷ đồng 27,05 33,71 35,34 37,17 39,60

4 Lãi vay Tỷ đồng 0 0 0 0 0

5 LN trước thuế Tỷ đồng 27,05 33,71 35,34 37,17 39,02

6 Thuế TNDN Tỷ đồng 7,26 7,63 8,39 9,23 10,15

7 LN sau thuế Tỷ đồng 19,80 26,08 27,01 27,9 28,87 8 Tỷ lệ chi trả cổ

tức hàng năm % 40 30 30 30 30

9 Thu nhập b/q

của người LĐ Trđ/Tháng 7,2 7,4 7,7 8,0 8,5

Với giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn thì báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty dự kiến trong năm 2013 sau khi điều chỉnh như sau:

82

Bảng 3.2. Dự kiến báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013

Đơn vị tính: đồng

STT Chỉ tiêu 2012 2013

1 Doanh thu thuần 278.405.969,858 295.110.328.049

2 Chi phí 251.346.747.995 261.400.617,915

3 EBIT 27.059.221.863 33.709.710.135

4 Lãi vay 0 0

5 Lợi nhuận trước thuế 27.059.221.863 33.709.710.135

6 Thuế TNDN 7,263.927.817 7.627,124.208

7 Lợi nhuận sau thuế 19.795.294,046 26.082.585.927

Bảng 3.3. Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2013

Đơn vị tính: đồng

STT Tài sản 2012 2013

A Tài sản ngắn hạn 158.992.037.376 163.974.413.346

B Tài sản dài hạn 56.540.926.606 53.713.880.276

Tổng cộng tài sản 215.532.963.982 217.688.293.622 Nguồn vốn

A Nợ phải trả 137.918.114.442 139.297.295.586

B Vốn chủ sở hữu 77.614.849.540 78.390.998.036

Tổng cộng nguồn vốn 215.532.963.982 217.688.293.622 Sự thay đổi này tác động đến các chỉ tiêu tài chính, mang lại hiệu quả tài chính như thế nào ta đi lập bảng tính và phân tích các chỉ tiêu tài chính

83

Bảng 3.4. Bảng tính các chỉ tiêu năm 2013

Đơn vị tính: đồng

Qua bảng phân tích trên cho ta thấy, năm 2012 nếu doanh nghiệp tăng doanh thu thuần lên 10%, chi phí tăng 8,6% thì sẽ làm cho EBIT tăng lên 37,68% dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng 56,52%. Do đó, ROS tăng lên 42,29%, ROA tăng lên 41,42%, ROE tăng lên 7,5%. Như vậy doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế tăng, ROS, ROA, ROE đều tăng, chứng tỏ công ty đã gia

STT Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch %

1 DTT 278.405.969.858 295.110.328.049 16.704.358.191 6,00 2 Chi phí 251.346.747.995 261.400.617.915 10.053.869.920 4,00 3 EBIT 27.059.221.863 33.709.710.135 6.650.488.272 24,58

4 Lãi vay 0 0 0 0

5 LNTT 27.059.221.863 33.709.710.135 6.650.488.272 24,58 6 Chi phí

thuế TNDN 7.263.927.817 7.627.124.208 363.196.391 5,00 7 LNST 19.795.294.046 26.082.585.927 6.287.291.881 31,76 8 Nợ phải trả 137.918.114.442 139.297.295.586 1.379.181.144 1,00 9 VCSH 77.614.849.540 78.390.998.036 776.148.495 1,00 10 TN VỐN 215.532.963.982 217.688.293.622 2.155.329.640 1,00 11 TSNH 158.992.037.376 163.974.413.346 4.982.375.970 3,13 12 TSDH 56.540.926.606 53.713.880.276 (2.827.046.330) -5,00 13 TT SẢN 215.532.963.982 217.688.293.622 2.155.329.640 1,00

14 NS TTS 1,44 1,36 (0,08) -5,39

15 NS TSNH 2,06 1,83 (0,23) -11,29

16 NS TSDH 4,82 5,35 0,53 11,06

17 ROS 7,11 8,84 1,73 24,31

18 ROA 10,26 12,04 1,78 17,36

19 ROE 25,89 33,44 7,55 29,15

84

tăng được lợi nhuận và hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, cải thiện được tình hình tài chính.

Để thực hiện được giải pháp như trên cần có sự phối hợp chặt chẽ, ăn khớp giữa các phòng ban như: phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh, phòng kế toán và quan trọng hơn cả là dưới sự chỉ đạo của ban điều hành công ty.

Tóm lại, để cải thiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực trong việc áp dụng tất cả các giải pháp. Mặt khác trong công tác quản lý tài chính, công ty cần tiến hành phân tích tài chính thường xuyên để tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm để có biện pháp xử lý kịp thời đồng thời tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức mới để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của các chuyên viên phân tích. Một doanh nghiệp phát triển tốt phải là doanh nghiệp làm ăn có lãi, hiệu quả và ngày một tăng trưởng. Hiệu quả tài chính là một mục tiêu hàng đầu mà tất cả các doanh nghiệp đều theo đuổi.

Để duy trì những điểm đã đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được các chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đã hoạch định, sau đây tôi xin đưa ra một vài giải pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính và thực hiện các mục tiêu của Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà nội như sau:

3.4. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội

3.4.1. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, hạn chế đến mức thấp nhất lượng vốn bị chiếm dụng

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giữa các doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp vừa đóng vai trò là người mua, vừa đóng vai trò là người bán nên việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là việc không thể tránh khỏi. Đôi khi doanh nghiệp phải bán chịu cho khách hàng thì mới tiêu thụ được sản phẩm. Xem xét tình hình tài chính của

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 5 hà nội (Trang 75 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)