2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu về an toàn tài chính
Thực chất là phân tích mối quan hệ (cân đối) giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi: Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi phần nguồn vốn dài hạn; tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn.
Biểu đồ 2.3 : Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
TSNH 70,07
VCSH 39,65
TSNH 66,59
VCSH 36,68 TSDH
29,93
NPT 60,35
TSDH 33,41
NPT 63,32
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2.2.3.1 Phân tích hệ số thanh toán hiện hành
Để trả lời câu hỏi: tài chính của doanh nghiệp có an toàn không? Chúng ta tiến hành tính chỉ tiêu hệ số thanh toán hiện hành. Tài chính của doanh
B/q năm 2012 B/q năm 2011
70
nghiệp được coi là an toàn khi chỉ tiêu thanh toán hiện hành lớn hơn hoặc bằng 1 (hay nói cách khác là doanh nghiệp không được dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn).
Bảng 2.12. Hệ số thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu B/q 2011 B/q 2012
Tài sản ngắn hạn 121.016.599.776 135.120.674.007
Nợ ngắn hạn 100.103.333.007 104.872.582.340
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,21 1,29
Nhìn vào bảng ta thấy NVNH < TSNH, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng 1 phần nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Đây là dấu hiệu an toàn đối với doanh nghiệp vì nó cho phép doanh nghiệp đương đầu với rủi ro có thể xảy ra như việc phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của các nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ nhất thời.
Biểu đồ 2.4 : khả năng thanh toán hiện hành
71
Chỉ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn có thể được “che chở” bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này thể hiện qua tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn về ý nghĩa hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của vốn ngắn hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó Công ty phải dùng tài sản thực của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền trong đó chỉ số tài sản ngắn hạn là có khả năng thanh toán là cao hơn cả. Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy năm 2012 là 1,29 tăng 6,6% so với năm 2011 là 1,21 lần (tức là 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bởi 1,29 đồng TSNH) nhưng vẫn lớn hơn chỉ tiêu trung bình ngành ( 1,16) ,điều này chứng tỏ khả năng thanh khoản nợ ngắn hạn của công ty là tốt. công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả, làm cho khả năng tài trợ vốn, thanh toán tăng lên, rủi ro tài chính giảm, đáp ứng được nguyên tắc cân bằng tài chính.
Tuy nhiên trong TSNH và đầu tư ngắn hạn một bộ phận khó thành tiền nhất là hàng tồn kho. Vì vậy chúng ta tiếp tục nghiên cứu hệ số thanh toán nhanh.
2.2.3.2 Khả năng thanh toán nhanh
Chỉ số này thể hiện khả năng về tiền mặt và các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền, để đáp ứng cho việc thanh toán nợ ngắn hạn.
Bảng 2.13. Hệ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu B/q 2011 B/q 2012
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho 76.514.433.653 79.839.642.080 Nợ ngắn hạn bình quân 100.103.333.007 104.872.582.340
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,76 0,76
72
Biểu đồ 2.5 : Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Qua bảng số liệu ta thấy năm 2011 hệ số thanh toán nhanh là 0,76 lần còn năm 2012 cũng là 0,76 lần, chỉ tiêu này so với năm 2011 không tăng . Trong số tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Mặc dù so với trung bình ngành là 0,67 thì khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt hơn,nhưng lượng hàng tồn kho của công ty vẫn còn nhiều, công ty cần phải xem xét công tác quản lý các loại tài sản này.
2.3.3.3 Phân tích các khoản phải thu và nguồn vốn chiếm dụng
Các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ lệ cao từ 25,4% năm 2011 và khoảng 35,1 % năm 2012. Chứng tỏ năm 2012, công ty đã bị chiếm dụng vốn lớn.Các khoản phải thu ngắn hạn tăng chủ yếu là do tăng các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác.
Trong đó các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa việc tăng doanh thu và tăng các khoản phải thu
73
của khách hàng.Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra một vấn đề là công ty cần xem xét thu hồi nợ của khách hàng, tìm ra giải pháp phù hợp để giảm vốn bị chiếm dụng.Tính toán các khoản vốn mà công ty chiếm dụng được và các khoản vốn bị chiếm dụng , thì ta thấy công ty đã chiếm dụng vốn được của khách hàng và đối tác.