CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
2.1. V ÀI NÉT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
2.1.1. Lịch sử xây dựng và phát triển của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Quá trình xây dựng và phát triển của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có thể chia thành 4 giai đoạn lớn như sau:
Giai đoạn 1: từ ngày thành lập trường 15/10/1956 đến năm 1965.
Đây là những năm tháng ban đầu xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đội ngũ thầy giáo ban đầu chỉ chưa đầy 50 người.
Kể từ ngày thành lập đến hết năm học 1963 – 1964, cácthế hệ cán bộ và sinh viên đầu tiên của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trải qua chặng đường đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng cũng hết sức vinh dự, tự hào, đã bắt đầu từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, đến một trường Đại học kỹ thuật công nghiệp tương đối hoàn chỉnh.
Giai đoạn 2: Thời kỳ 1966 1975, trong những năm kháng chiến chống – Mỹ.
Trong giai đoạn này, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, gần 200 cán bộ và 2.700 sinh viên của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã lần lượt lên đường nhập ngũ. Không ít cán bộ và sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã lập những chiến công xuất sắc, nêu gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng như anh hùng Trần Thanh Hải, anh hùng Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, anh hùng liệt sĩ Bùi Ngọc Dương…
Năm 1967, từ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hình thành một số trường đại học khác như Đại học ây dựng, ại học Mỏ X Đ - Địa chất, Đại học Kỹ thuật quân sự, Đại học ông nghiệp nhẹ, đồng thời nhiều cán bộ của nhà C trường đã được điều đi tăng cường cho trường Đại học Cơ điện Thái Nguyên, nay thuộc ại học Thái Nguyên.Đ
Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ của trường Đại học Bách khoa Hà Nội Cũng trong giai đoạn này, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội lập thêm nhiều khoa và ngành học mới, ồng thời trường cũng tiến hành một số hoạt đ động đối ngoại để tranh thủ sự giúp đỡ, trao đổi về chuyên môn với các trường ại học ở Liên Xô, các nước Đông Âu. Để đẩy mạnh công tác NCKH đ và rút ngắn khoảng cách từ nghiên cứu đến sản xuất, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hành chế thử, chế mẫu một số sản xuất ở quy môn nhỏ…
Cho đến năm 1975, sau hai mươi năm xây dựng trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt và thử thách ác liệt của chiến tranh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã không ngừng vươn lên và trưởng thành vượt bậc trong Đào tạo và NCKH. Đó là kết quả của một quá trình trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ và đúc rút kinh nghiệm của thầy trò Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cùng sự quan tâm, tạo điều kiện to lớn của Đảng và Nhà nước và sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các chuyên gia Liên Xô trong thời kỳ đầu.
Giai đoạn 3: Từ năm 1976 đến 1985, trong thập kỷ đầu đất nước thống nhất.
Trong giai đoạn này, song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã chính thức mở hệ đào tạo SĐH.
Thực hiện chủ trương về cải cách giáo dục, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức lại các Bộ môn, Khoa để phát huy tiềm lực khoa học phục vụ cho mục tiêu ngành rộng, chủ động thêm những điều kiện vật chất cho đào tạo, sáng tạo nhiều biện pháp thúc đẩy phong trào học tập trong sinh viên…
Với tinh thần chủ động sáng tạo, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiếp tục phấn đấu vươn lên và giành được những thành tích to lớn trong 10 năm sau khi đất nước thống nhất. Tập thể các nhà khoa học của nhà trường đã vươn lên chủ trì nhiều công trình khoa học cấp nhà nước và hàng trăm đề tài khoa học cấp bộ, cấp trường. Trong NCKH và CGCN đã có những hướng đi mới, phát triển mạnh, được xã hội thừa nhận và hoan nghênh, đồng thời bắt đầu mở rộng hợp tác quốc tế.
Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ của trường Đại học Bách khoa Hà Nội Giai đoạn 4: từ năm 1986 đến nay, cùng đất nước đi lên trong thời kỳ đổi mới.
Từ năm 1986, cùng với cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả trong việc thực hiện chương trình “Ba chương trình hành động của ngành giai đoạn 1987 – 1990”
và “5 chương trình mục tiêu”. Từ năm 1995, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo không ngừng được rà soát, cải tiến theo hướng hiện đại, khoa học.
Nhà trường cũng tiếp tục mở thêm nhiều ngành mới đáp ứng nhu cầu của thời đại như Hàng không, Tàu thuỷ, Sư phạm kỹ thuật, Điện tử - y sinh…
Từ 1996, quy mô đào tạo hàng năm của nhà trường khoảng 25.000 sinh viên. Tốc độ đầu tư nhà nước và hỗ trợ ngân sách tăng dần theo từng năm.
Hoạt động đầu tư có kế hoạch, trọng điểm và hiệu quả. Các mối quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng. Với những cố gắng như trên, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội hôm nay đã được Đảng và hà nước trao tặng danh hiệu Anh N hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh, 3 huân chương Độc lập, 5 huân chương Lao động và nhiều huân, huy chương khác cho các cá nhân, tập thể cán bộ của nhà trường.
2.1.2. Đội ngũ c b cô án ộ ngchức của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội gồm 1950 cán bộ, với 1292 giảng viên và 394 cán bộ phục vụ giảng dạy và NCKH. Đây là một đội ngũ nhà giáo, nhà quản lý, NCKH và CGCN có trình độ, uy tín, bao gồm:
- Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú: 154
- Viện sỹ: 3
- Giáo sư và Phó giáo sư: 399
- Tiến sỹ khoa học và Tiến sỹ: 703
- Thạc sỹ: 1200
Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ của trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2.1.3. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình, cho đến nay, trải qua hơn 50 năm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đào tạo cho đất nước hàng trăm ngàn kỹ sư, kỹ sư thực hành, cán bộ KHKT, hàng ngàn thạc sỹ và
Bảng 2.1. Quy mô và ngành nghề đào tạo của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
STT Nội dung ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Số lượng ngành nghề đào tạo Ngành 15 15 15 15 15 15
2 Số sinh viên theo từng ngành nghề
2.1 Các ngành khoa học Người 2179 2292 2226 2295 2307 2380 2.2 Các ngành Công nghệ Người 9884 10772 11223 11654 12586 13509 2.3 Các ngành KT - SP NN- Người 1146 1371 1494 1801 1910 2032 2.4 Kỹ sư tài năng, chất lượng cao Người 325 442 450 500 515 550 2.5 Các ngành khác (chưa phân ngành) Người 3883 3828 3879 3900 3914 3980 Cộng 17417 18705 19272 20150 21232 22451
3 Số SV theo từng loại hình đào tạo
3.1 ĐH chính quy Người 17417 18705 19272 20150 21232 22451 3.2 ĐH bằng 2 Người 1600 1750 1720 1790 1805 1800 3.3 Đào tạo SĐH Người 650 840 1121 1460 1729 1815
- NCS Người 45 53 73 97 103 125
- Cao học Người 605 787 1048 1363 1626 1690 3.4 Đào tạo quốc tế Người 103 226 392 450 501 600 3.5 Đào tạo tại chức (đã quy đổi) Người 2725 2700 2700 2650 2700 2700 3.6 Cao đẳng kỹ thuật Người 7900 7850 7835 6580 7020 7155
(Nguồn: Phòng Đào tạo Đại h ) ọc
Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ của trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhiều tiến sỹ trong hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Nhà trường cũng là chiếc nôi của rất nhiều nhà khoa học có uy tín, nhiều nhà lãnh đạo các cơ quan của nhà nước.
Trong những năm qua, đặc biệt là kể từ năm 2000 trở lại đây, quy mô đào tạo của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội không ngừng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã thực hiện rất tốt chiến lược “đi tắt, đón đầu” trong đào tạo cũng như trong NCKH và CGCN. Bảng 2.1 thể hiện quy mô đào tạo cũng như kết cấu đào tạo của nhà trường từ năm 2004 đến năm 2007.
2.1.4. Một số thành tích chủ yếu của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong NCKH - CGCN những năm qua
Với thế mạnh của một trường đại học kỹ thuật đầu ngành, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã không ngừng khai thác tiềm năng về đội ngũ cán bộ KH&KT đông đảo, đa ngành và liên ngành, về cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường cũng như việc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh nhiệm vụ chính trị thứ hai của nhà trường là NCKH và CGCN.
Từ năm 1991 đến nay, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tham gia chủ trì 1624 đề tài trong đó có 721 đề tài nghiên cứu cấp hà nước, 130 đề tài N nhánh, 773 đề tài cấp ộ. Kinh phí cho hoạt động KH&CN ngày càng tăng. B Nhiều cán bộ khoa học của trường đã tham gia xây dựng và hoạt động trong các chương trình quốc gia như Năng lượng, CNTT, CNSH, CNVL, TĐH, Công trình 500KV Bắc Nam, Thủy điện Yaly, Thủy điện sông Hinh… Nhiều kết quả nghiên cứu đã được triển khai ứng dụng trong sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng như đề tài nghiên cứu triển khai công nghệ chế tạo vật liệu Compozit của trung tâm Polyme, vật liệu Protecto mới, các sản phẩm của các chuyên ngành cơ khí, năng lượng, luyện kim, vật lý kỹ thuật, điện tử…
cũng được xã hội thừa nhận.
Nhà trường cũng đã gắn chặt NCKH với sản xuất và phục vụ sản xuất.
Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ của trường Đại học Bách khoa Hà Nội hành ký kết hàng trăm hợp đồng kinh tế kỹ thuật và CGCN với nhiều đối tác - trong nước… Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng là đơn vị tổ chức tốt hoạt động sản xuất tại trường. Sản lượng sản phẩm do công ty Bách Khoa sản xuất, trong đó có những mặt hàng xuất khẩu, ngày càng tăng.
Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phối hợp tổ chức các hội thảo lớn với sự tham gia của đại diện các trường đai học, các viện nghiên cứu từ các nước SNG, Nhật Bản, Đức, Pháp, Bỉ, Trung Quốc, Hoa Kỳ… Nhà trường cũng tổ chức các hội thảo lớn về cơ khí phục vụ dầu khí, hàng không trong tương lai, hoá học và công nghệ hoá dầu… Với sự giúp đỡ của Đức và Pháp, rung tâm trao đổi KHKT Việt Đức, T Trung tâm tiếng Pháp chuyên ngành đã được xây dựng trong khuôn viên nhà trường…