Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thự trạng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật của công ty dịch vụ khí (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ DỊCH VỤ

1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua một số tiêu chí nhƣ sau:

~ 15 ~

Bảng 1.1. Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

Nhóm tiêu chí Các tiêu chí thành phần Năng lực tài chính - Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận - Tăng trưởng thị phần

Năng lực quản lý và điều hành - Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh - Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh - Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lƣợc

Tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất của doanh nghiệp)

- Khả năng nâng cao thương hiệu và uy tín doanh nghiệp

- Khả năng nâng cao thương hiệu về sản phẩm dịch vụ trên thị trường

Trình độ trang thiết bị và công nghệ - Khả năng ứng dụng KHCN vào cung cấp sản phẩm dịch vụ

- Khả năng và tốc độ đổi mới công nghệ - Mức độ hiện đại và công nghệ đang sử dụng Chất lƣợng dịch vụ - Khả năng cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm

dịch vụ

- Mức độ hài lòng của khách hàng

Về cơ cấu tổ chức - Độ linh hoạt trong tổ chức, đổi mới sản xuất - Mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất Nguồn nhân lực - Trình độ của người lao động

~ 16 ~

- Đánh giá lao động

- Động lực đối với người lao động Năng lực đầu tư R&D - Phương tiện và thiết bị dành cho R&D

- Nguồn nhân lực cho R&D

Năng lực về tài chính: doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực về tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Trong đó vốn là một trong nhƣng điều kiện cần để doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên.

Việc tăng thị phần của doanh nghiệp cũng góp phần làm tăng lực năng lực về tài chính của doanh nghiệp, qua đó đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận / giá bán. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh tiềm năng cạnh tranh, mà còn thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhưng một phần nào cũng chứng tỏ doanh nghiệp cũng có khả năng cạnh tranh không kém gì các đối thủ của nó. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này cao nghĩa là việc kinh doanh đang rất thuận lợi.

Năng lực về quản lý và điểu hành: Đây là tiêu chí đánh giá trình độ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nó đƣợc xac định bởi hiệu quả và hiệu lực của các chiến lƣợc, chính sách kinh doanh cụ thể: các chính sách phân phối và tiêu thụ sản phẩm, các chính sách marketing, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách đầu tư. Tăng cường năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc đƣa doanh nghiệp giành thắng lợi trên thương trường trước các áp lực cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất): trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt mà yếu tố quan trọng là chỗ đứng vững của doanh nghiệp

~ 17 ~

trong lòng khách hàng. Do vậy, uy tín đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong cuộc chiến để khẳng định sự tồn tại và sức mạnh của doanh nghiệp. Tiềm lực vô hình cũng được thể hiện ở Thương hiệu. Thương hiệu là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm dịch vụ giữa các doanh nghiệp, là tài sản rất có giá trị của doanh nghiệp, là uy tín và thể hiện niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Trình độ trang thiết bị và công nghệ: mục tiêu của cạnh tranh là khẳng định mình và giành chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và luôn đổi mới sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ tạo điều kiền cho việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, một doanh nghiệp biết ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới, thường xuyên cho ra thị trường những sản phẩm,dịch vụ mới, những tiện ích mới ngày càng có lợi cho khách hàng sẽ là những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt và ngƣợc lại.

Chất lượng dịch vụ: đƣợc thể hiện ở sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nó xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, giữ khách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiêp. Tiêu chí chất lƣợng sản phẩm dịch vụ là một vấn đề luôn luôn đƣợc coi trọng nhằm tạo ra sự nổi bật, ƣu thế riêng và phong cách riêng so với các đối thủ khác nhằm thu hút khách hàng.

Về cơ cấu tổ chức: phân tích sự phù hợp của mô hình tổ chức và bộ máy quản lý một cách thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các bất cập đang tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất chung của một doanh nghiệp, đồng thời đƣa ra các quyết định về điều chỉnh, hoàn thiện mô hình tổ chức hợp lý sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc hiệu quả.

Nguồn nhân lực: con người là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trình độ, chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Con người phải có trình độ, cùng với lòng hăng say làm việc thì mới tiếp cận, vận hành đƣợc những máy móc

~ 18 ~

thiết bị công nghệ cao. Đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năng lực đầu tư nghiên cứu và phát triển: nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ứng dụng những công nghệ mới kịp thời, để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Thự trạng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật của công ty dịch vụ khí (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)