Kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa ủa công ty cổ phần thiết bị y tế và thương mại hoa cẩm chướng (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1 CƠ SỚ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NHẬP . KHẨU HÀNG HÓA Ở DOANH NGHIỆP

1.2. Nội dung quản trị rủi ro trong nhập khẩu

1.2.4. Kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động, các công cụ, kỹ thuật… nhằm ngăn ngừa, né tránh hay giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp.

Trong quá trình quản trị rủi ro, việc sử dụng biện pháp kiểm soát rủi ro nào phải căn cứ vào những đánh giá về khả năng xảy ra rủi ro, mức độ thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra, cũng như những nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp sẵn có để khắc phục những thiệt hại đó. Lợi ích và chi phí của từng biện pháp sẽ phải được cân nhắc kỹ. Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể áp dụng:

- Né tránh rủi ro: Là việc chủ động né tránh trước những rủi ro có thể xảy ra.

Né tránh rủi ro có thể giúp cho doanh nghiệp không phải chịu bất kỳ hậu quả xấu nào mà rủi ro được phát hiện có thể gây ra nhưng có thể khiến cho doanh nghiệp đó bị bỏ lỡ các cơ hội kiếm lợi nhuận cao. Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì khó có thể tránh khỏi rủi ro xảy ra.

Việc phân tích, đánh giá rủi ro sẽ giúp công ty xây dựng được chiến lược kiểm soát rủi ro thông qua việc lựa chọn chiến lược phù hợp để giải quyết hay đối phó với các rủi ro. Các chiến lược được doanh nghiệp các nước phát triển áp dụng phổ biến để giải quyết rủi ro là:

Tránh rủi ro (Risk Avoidance): Là việc công ty sử dụng các biện pháp thích hợp để chắc chắn rằng rủi ro sẽ không xảy ra. Công ty có thể mua bảo hiểm cho các tài sản hoặc đa dạng hóa các danh mục đầu tư (thường được các công ty đầu tư áp dụng để phân tán rủi ro, bằng cách xây dựng lên một cơ cấu tài sản hợp lý để có thể

phân tán rủi ro hay hạn chế tối đa rủi ro đầu tư). Mặt khác, khi rủi ro quá lớn, chi phí giải quyết rủi ro quá cao thì có thể phải lựa chọn phương án không tiến hành hay chấm dứt hợp đồng/ dự án/ hoạt động kinh doanh mà sẽ gặp phải rủi ro không thể chấp nhận được. Việc phòng tránh rủi ro có thể là giải pháp cho tất cả các loại rủi ro, nhưng chiến lược này cũng đồng nghĩa với việc mất cơ hội thu lợi nhuận do việc chấp nhận rủi ro đó mang lại.

Chuyển giao rủi ro (Risk Transference): Đây là chiến lược nhằm chuyển rủi ro ra ngoài công ty, tức là đưa rủi ro của mình cho người khác với các quy định ràng buộc cụ thể. Ví dụ phổ biến nhất của chuyển giao rủi ro là công ty sử dụng các chính sách bảo hiểm liên quan đến gián đoạn hoạt động kinh doanh, tài sản, bảo hiểm tai nạn.... Một phương pháp chuyển giao rủi ro khác là thuê ngoài các hoạt động từ một bên thứ ba (Outsourcing). Đối với những hoạt động kinh doanh không cốt lõi (none core), doanh nghiệp có thể thuê một bên thứ ba có kinh nghiệm hoặc - có nghiệp vụ lõi về lĩnh vực đó thực hiện, đặc biệt nếu nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế. Những hoạt động không cốt lõi của một doanh nghiệp nhập khẩu thường hàng hóa có thể là: thi công xây lắp cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến sử dụng hàng hóa đó; các dịch vụ vận tải, giao nhận, hải quan, cơ quan quản lý nhà nước; dịch vụ về kỹ thuật như lắp đặt, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa; dịch vụ tư vấn luật khi có tranh chấp…

Bên cạnh đó, Hedging (lập hàng rào bảo vệ khỏi rủi ro) thường được các doanh nghiệp áp dụng để giảm rủi ro phát sinh từ các khoản thu nhập hay các trách nhiệm nợ. Có nhiều phương pháp lập hàng rào bảo vệ khỏi rủi ro, trong đó có việc sử dụng các hợp đồng tài chính như: forward (hợp đồng kỳ hạn), futures (hợp đồng tương lai), options (hợp đồng quyền chọn, swaps (hợp đồng hoán đổi). Ví dụ một doanh nghiệp có các khoản vay theo lãi suất thả nổi muốn giảm thiểu rủi ro lãi suất thị trường tăng, có thể thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất để hoán đổi lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định. Doanh nghiệp nhập khẩu liên tục phải thực hiện các giao dịch thanh toán ngoại tệ do đó hàng rào bảo vệ bằng các công cụ tài chính phái sinh này sẽ hữu ích trong việc hạn chế bất lợi cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, các sản phẩm sáng tạo tài chính bao gồm: chứng khoán hóa; trái phiếu cơ cấu, trái phiếu lợi suất cao cũng được sử dụng để doanh nghiệp gia công,

chế biến, chuyển giao rủi ro. Về bản chất chứng khoán hóa là một quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản sẵn có trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán nợ. Thay vì cách làm truyền thống là mang các tài sản này ra ngân hàng làm tài sản thế chấp để vay tiền, doanh nghiệp sử dụng chúng làm tài sản đảm bảo phát hành các loại chứng khoán nợ cho nhà đầu tư. Như vậy, thay vì phải đi vay ngân hàng với một lãi suất cao và thường với kỳ hạn ngắn thì việc chứng khoán hóa tài sản tạo một kênh huy động vốn dài hạn với lãi suất hấp dẫn hơn nhiều thông qua việc chuyển rủi ro trực tiếp cho các nhà đầu tư.

Giảm nhẹ rủi ro (Risk Mitigation): Chiến lược này được doanh nghiệp sử dụng nhằm thực thi các biện pháp để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro hoặc giảm thiểu tác động và chi phí khắc phục rủi ro nếu có xảy ra. Vì quản trị rủi ro liên quan trực tiếp đến hệ thống kiểm soát nội bộ, do đó rủi ro thường được giảm thiểu hiệu quả bằng cách áp dụng các kiểm soát mới hoặc cải tiến các kiểm soát hiện hành.

Kiểm soát mới hoặc cải tiến kiểm soát hiện hành cần phải giải quyết được nguyên nhân gây ra rủi ro và giảm thiểu khả năng xảy ra hoặc tác động của các sự kiện không mong muốn. Một cách khác để giảm thiểu rủi ro là thu hẹp các hoạt động để giảm mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến doanh nghiệp. Các chi phí cho hoạt động giảm thiểu rủi ro cần phải được xem xét khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Nếu xác suất rủi ro và/hoặc tác động rủi ro lớn, doanh nghiệp nên xem xét bỏ chi phí để giảm nhẹ rủi ro và ngược lại.

Chấp nhận rủi ro (Risk Acceptance): Rủi ro được chấp nhận và công ty không thực hiện bất kỳ hành động nào để giảm thiểu nó trong trường hợp lợi ích tiềm năng được dự đoán là như mong muốn và khó khăn mà rủi ro đó mang lại thấp, hoặc không có ảnh hưởng lớn. Những rủi ro này cần được theo dõi định kỳ và các ảnh hưởng của chúng cần được xem xét khi ra quyết định. Cấp quản lý tính chi phí cho rủi ro liên quan để xem xét trong việc ra quyết định và liên tục giám sát mức độ ảnh hưởng của rủi ro. Mức chấp nhận rủi ro phụ thuộc vào Khẩu vị rủi ro (các loại hình rủi ro và mức rủi ro mà công ty sẵn sàng chấp nhận để đạt được mục tiêu kinh doanh) của từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa ủa công ty cổ phần thiết bị y tế và thương mại hoa cẩm chướng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)