Kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu là việc lựa chọn các biện pháp thích hợp để phòng ngừa rủi ro. Công ty Hoa Cẩm Chướng đã sử dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
2.2.4.1. Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước những rủi ro mà có thể xảy ra và bỏ qua những nguyên nhân gây ra rủi ro. Tuy nhiên không phải rủi ro nào cũng có thể né tránh được.
Đối với một công ty có hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế thì khó có thể né tránh rủi ro một cách tuyệt đối. Trong hoạt động nhập khẩu tại Công ty Hoa Cẩm Chướng, các cán bộ đã thực hiện biện pháp né tránh rủi ro trong các trường hợp như: tình hình tài chính toàn cầu diễn ra gay gắt, và Công ty Hoa Cẩm Chướng tránh thực hiện nhập khẩu nguyên liệu hay máy móc từ các nước bị ảnh hưởng nặng nề, do đó có thể tránh được những rủi ro về tỷ giá; hay trong trường hợp những nước có nhiều rủi ro về chính trị, pháp lý, đối với những nước này thì Công ty Hoa Cẩm Chướng hạn chế nhập khẩu để tránh các rủi ro về chính trị và pháp lý.
Bảng 2. . Ki13 ểm soát rủi ro nh p kh u hàng bậ ẩ ằng né tránh của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng 2014- 2016
STT
Các rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Kế hoạch nhập khẩu
HĐ né tránh rủi ro nhập khẩu hàng
Tỷ lệ né tránh rủi ro nhập khẩu hàng (%)
Kế hoạch nhập khẩu
HĐ né tránh rủi ro nhập khẩu hàng
Tỷ lệ né tránh rủi
ro nhập khẩu hàng (%)
Kế hoạch nhập khẩu
HĐ né tránh rủi ro nhập khẩu hàng
Tỷ lệ né tránh rủi ro nhập khẩu hàng (%)
1
Tránh rủi ro nhập khẩu hàng từ nước khủng hoảng kinh tế
200
15 8%
250
20 8%
300
22 7%
2
Tránh rủi ro nhập khẩu hàng do tỷ giá thay đổi
9 5% 16 6% 19 6%
5 Tổng cộng 200 24 12% 250 36 14% 300 41 14%
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Qua bảng 2.1 ta có nhận xét: 3
Phương pháp này được các cán bộ Công ty Hoa Cẩm Chướng áp dụng trong năm 2014 đạt tỷ lệ là 12% và tỷ lệ né tránh rủi ro nhập khẩu hàng năm 2015 tăng thêm 2% so năm 2014, sang năm 2016 tỷ lệ này là 14% không đổi so với năm 2015.
Phương pháp này được công ty sử dụng khi tình hình tài chính toàn cầu trở nên nghiêm trọng, Công ty Hoa Cẩm Chướng đã tránh nhập các nguyên liệu và một số máy móc từ thị trường Mỹ và các nước EU.
2.2.4.2. Chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro là việc sẵn sàng đương đầu khi rủi ro xảy ra. Trước đây, Công ty Hoa Cẩm Chướng hầu như không chọn phương pháp chấp nhận rủi ro để khắc phục rủi ro. Nhưng đến năm 2016, Công ty Hoa Cẩm Chướng cũng đã phải chọn phương pháp chấp nhận rủi ro trong hoạt động nhập khẩu của mình để phục vụ
kế hoạch kinh doanh. Bởi các công ty thiết bị y tế phẩm đã mọc lên rất nhiều, giá cả trở nên hết sức cạnh tranh. Ví dụ: “Tháng 1 năm 2016, Công ty Hoa Cẩm Chướng đã làm hợp đồng hồ sơ thầu mặt hàng Đinh, nẹp vít xương của Hãng Aysam – Thổ Nhĩ Kỳ với bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thời hạn 1 năm và bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi trong 6 tháng theo giá cố định như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Đến tháng giữa tháng 5, sản phẩm Đinh, nẹp vít xương gần hết hàng và Công ty Hoa Cẩm Chướng phải nhập của hãng Normmed Thổ Nhĩ Kỳ để thay thế. Nhưng – giá nhập đợt nhập này lại tăng cao (1,86 USD/SP), dẫn đến giá sản phẩm nhập khẩu cũng tăng nhanh. Không còn sự lựa chọn nào khác, Công ty Hoa Cẩm Chướng vẫn phải chấp nhận nhập lô hàng đó về để sản xuất phục vụ cho hai bệnh viện đó bởi không Công ty Hoa Cẩm Chướng là bên thực hiện sai hợp đồng thầu.
Nếu Công ty Hoa Cẩm Chướng không thực hiện như hợp đồng đã ký thì sẽ bị phạt hợp đồng và quan trọng là sẽ mất khách hàng, không chỉ với một mặt hàng Đinh, nẹp vít xương này mà sẽ làm mất uy tín chung.”
Phương pháp này cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng của cán bộ công ty, sẽ nhập lô nguyên liệu với khối lượng lớn để dự trữ hay tính chi phí rủi ro do nguyên liệu tăng giá vào giá thành sản phẩm ngay từ khi tham gia ký kết hợp đồng.
2.2.4.3. Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro
Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro là việc nhằm giảm bớt phần rủi ro mình không muốn gánh chịu sang những chủ thể khác sẵn sàng nhận thêm rủi ro để đổi lấy một khoản thu nhập.
Để tránh rủi ro do giá cả biến động, Công ty Hoa Cẩm Chướng đã ký hợp đồng dài hạn với giá cố định. Như vậy, Công ty Hoa Cẩm Chướng sẽ hạn chế được rủi ro do giả cả hàng hóa tăng, giá tăng thì Công ty Hoa Cẩm Chướng sẽ không phải chịu rủi ro lớn, như thế rủi ro đã được chia sẻ giữa Công ty Hoa Cẩm Chướng và bên bán. Do đặc thù của ngành máy móc thiết bị y tế, giá cả sản phẩm phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nên biện pháp chia sẻ hay chuyển giao rủi ro được áp dụng chủ yếu đối với loại rủi ro do giá nguyên liệu tăng.
Công ty Hoa Cẩm Chướng cũng đã áp dụng biện pháp chia sẻ rủi ro trong khâu thanh toán quốc tế, bằng cách sử dung L/C chuyển nhượng nếu như Công ty Hoa Cẩm Chướng nhận thấy có nhiều rủi ro. Tuy nhiên, với trường hợp này thì lại phụ thuộc nhiều vào đặc tính và quy định của L/C, không phải L/C nào cũng có thể thực
hiện được nên chưa được áp dụng nhiều tại Công ty Hoa Cẩm Chướng.
Phương pháp này cần sự linh hoạt, sáng tạo của các cán bộ nhân viên Công ty Hoa Cẩm Chướng và sự thông suốt của các cấp lãnh đạo. Do đó, đòi hỏi trình độ của các cán bộ nhân viên phải ngày càng nâng cao hơn nữa.
2.2.4.4. Giảm thiểu rủi ro
Giảm thiểu rủi ro là biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại một khi rủi ro xảy ra. Trong những năm qua, tại Công ty Hoa Cẩm Chướng thường sử dụng nhiều phương pháp giảm thiểu rủi ro để không làm ảnh hưởng đến uy tín của mình.
Trong trường hợp rủi ro xảy ra, Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng sẽ tiến hành thương lượng với các đối tác nhằm làm giảm tổn thất mà lại không mất đi các khách hàng tiềm năng. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất tại Công ty Hoa Cẩm Chướng trong giai đoạn 2014 – 2016.
i) Cuối năm 2015 khi thực hiện gói thầu số 04: “Vật tư y tế tiêu hao nhóm 2:
Chấn thương chỉnh hình” cho Sở y tế tỉnh Khánh Hòa, công ty đã rất khó khăn trong việc thương thảo hợp đồng với nhà cung cấp hãng Bio của Hàn Quốc. Phía đại lý miền Bắc phản hồi rất chậm và liên tục thay đổi các điều khoản hợp đồng.
Sau hơn một tháng đàm phán, phía đại lý thông báo là khả năng giao hàng đúng tiến độ sẽ rất thấp do phía hãng sản xuất chỉ có đủ nguyên vật liệu và để sản xuất 1/3 tổng số hàng. Lúc này công ty đã chuyển sang phương án: chấp nhận giao hàng từng phần, lần thứ nhất giao 1/3 tổng số hàng đúng thời hạn, lần thứ hai giao số còn lại và chịu phạt chậm giao hàng. Trong cùng thời điểm này, công ty thực hiện gói thầu: “mua sắm y dụng cụ chấn thương chỉnh hình” cùng chủng loại cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp từ đại lý miền Nam và có đủ hàng để giao theo hợp đồng.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp là một chủ đầu tư dễ tính họ đã đồng ý cho công ty giao chậm 10 ngày do đó công ty đã lấy 1 phần hàng để giao 1/3 tổng số hàng còn thiếu cho Sở y tế tỉnh Khánh Hòa để tránh phạt chậm giao hàng. Chi phí phát sinh là chi phí vận chuyển số hàng này từ chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đến Sở y tế tỉnh Khánh Hòa do đại lý miền Bắc chịu. Nếu không có phương án xử lý kịp thời thì công ty đã phải chịu phạt trên 1% của 1/3 tổng số hàng thiếu là 60 triệu đồng.
ii) Năm 2015 công ty ký hợp đồng mua vật tư y tế tiêu hao với hãng Aysam – Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm hơn 200 mã hàng, khi hàng về nhân viên kho kiểm tra thì phát hiện có 5 mã hàng sai so với hợp đồng và có 3 mã hàng thiếu số lượng. Do hợp
đồng công ty có điều khoản bảo hành nên công ty đã gửi trả lại hàng và yêu cầu bên Aysam – Thổ Nhĩ Kỳ phải giao trả đúng so với hợp đồng. Công ty Hoa Cẩm Chướng đã phải mất thêm một phần chi phí vận chuyển và phải chờ đợ trong 1 tuần, công ty phải làm thủ tục xin gia hạn giao hàng và tốn kém chi phí cho phía chủ đầu tư để khắc phục cho gia hạn
iii) Tháng 2 năm 2014, khi thực hiện hợp đồng bán mặt hàng Nẹp vít khóa xương các loại, các cỡ của hãng Normmed – Thổ Nhĩ Kỳ cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, khi làm thủ tục hải quan công ty phát hiện giấy phép nhập khẩu các mặt hàng trên đã hết hạn từ ngày 23/01/2014 do vậy công ty đã phải mất 7 ngày để xin cấp lại giấy phép nhập khẩu lô hàng trên. Công ty đã phải làm thủ tục xin gia hạn giao hàng và tốn kém chi phí cho phía chủ đầu tư để chấp nhận cho gia hạn.