CHƯƠNG 1 CƠ SỚ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NHẬP . KHẨU HÀNG HÓA Ở DOANH NGHIỆP
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong nhập khẩu
1.3.2. Các nhân tố khách quan
Theo cách tiếp cận phân loại rủi ro theo nguyên nhân phát sinh thì các nguyên nhân khách quan là các nguyên nhân đến từ bên ngoài doanh nghiệp xuất phát từ phía nhà xuất khẩu và từ phía nhà vận chuyển. Ngoài ra, có kể đến các yếu
tố môi trường bên ngoài như: môi trường tự nhiên, kinh tế chính trị và văn hoá mà - doanh nghiệp hoạt động.
1.3.2.1. Các nhân tố xuất phát từ phía nhà xuất khẩu a) Thời hạn gửi hàng
Theo hợp đồng đã ký kết, người nhập khẩu bắt buộc phải nhận hàng trong thời hạn đã thỏa thuận để họ có thể giao hàng cho đối tác của mình. Mọi sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển từ người xuất khẩu đều gây khó khăn cho người nhập khẩu là nhận hàng hóa không theo đúng hạn của hợp đồng, điều này gây tổn thất cho người nhà nhập khẩu khi nhà nhập khẩu không đúng thời hạn với đối tác của mình.
b) Số lượng hàng
Khi nhà nhập khẩu nhận được số lượng hàng ít hơn như đã yêu cầu thỏa thuận sẽ gây ra những hậu quả như: không đảm bảo để sản xuất, khách hàng của nhà nhập khẩu có thể sẽ hủy hợp đồng…
c) Sự thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toán
Nhiều khi hợp đồng thương mại đã ký quy định cụ thể về các điều kiện và thời gian thanh toán, song người xuất khẩu đơn phương thay đổi buộc nhà nhập khẩu phải thanh toán luôn một lần toàn bộ số tiền hàng, mới nhận được hàng, điều này khiến cho nhà nhập khẩu bị động phải vay từ ngân hàng để tài trợ cho việc thanh toán với phần lãi phải trả. Nếu khoản vay lớn sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn và ảnh hưởng đến khả năng nhận hàng.
• Yếu tố giá cả
• Những thay đổi trong điều kiện vận chuyển hàng hóa
• Rủi ro trong bảo hiểm
• Yếu tố chất lượng của hàng hóa
• Nguồn gốc của hàng hóa
• Điều kiện về vệ sinh, y tê
• Rủi ro liên quan đến chi phí hàng phải lưu kho
• Yếu tố quan trọng nhất đó là đạo đức của nhà xuất khẩu
Khi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng không phù hợp với hợp đồng, nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản ký kết của hợp đồng
thương mại, hoặc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả mạo (không giao hàng) nhưng ngân hàng vẫn theo bộ hồ sơ hoàn hảo và buộc phải thanh toán cho người hưởng lợi…
1.3.2.2. Các nhân tố xuất phát từ nhà vận chuyển
• Đạo đức của nhà vận chuyển
Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà vận chuyển, nhưng bị họ lừa đảo, nhận hàng lấy tiền rồi biến mất. Và khi đó ngân hàng vẫn phải thanh toán cho nhà xuất khẩu theo bộ chứng từ.
• Nhà vận chuyển không quan tâm đến hàng hóa hay sắp xếp hàng hóa không đúng quy định, làm hàng hóa dễ bị hỏng.
1.3.2.3. Các nhân tố từ môi trường bên ngoài a) Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên trên thế giới hiện nay đang là nơi chứa đựng rất nhiều hiểm hoạ, nguy cơ rủi ro, tổn thất mang tính toàn cầu. Đó là những rủi ro do các thảm hoạ tự nhiên như: gió bão, song thần, động đất, cháy rừng, tình trạng thời tiết khắc nghiệt đã gây ra những tổn thất rất lớn cả về người và tài sản.
Mặc dù con người đã có những bước phát triển để nhằm giảm bớt những nguy cơ đe doạ từ môi trường tự nhiên nhưng các thảm hoạ vẫn xảy ra khá nhiều, đe doạ cuộc sống của con người, bởi các hiện tượng thiên tai vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.
b) Môi trường chính trị
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra các cuộc xung đột chính trị trên thế giới xuất phát từ những mâu thuẫn về chính trị, lợi ích kinh tế, về biên giới lãnh thổ… giữa các sắc tộc, giữa các đảng phái, giữa các tôn giáo, các quốc gia, dân tộc, cộng đồng người rất khó có thể dung hoà.
Sự ổn định chính trị là điều kiện vô cùng quan trọng đảm bảo cho một quốc gia phát triển và thịnh vượng. Kinh doanh trong một môi trường chính trị ổn định là điều kiện cần cho sự thành công của các doanh nghiệp. Với một môi trường chính trị bất định, doanh nghiệp sẽ luôn gặp phải những rủi ro bất khả kháng không lường trước.
Đây chính là những nguy cơ rủi ro mà các doanh nghiệp phải nhận diện và
phân tích đầy đủ trong chiến lược kinh doanh của mình.
c) Môi trường văn hoá xã hội–
Rủi ro do môi trường văn hoá xã hội là những rủi ro xảy ra cho các doanh – nghiệp hoạt động nhập khẩu mà thiếu sự hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức, cấu trúc xã hội, các định chế… của các quốc gia, dân tộc đang và sẽ tham gia hoạt động kinh doanh. Vì những thiếu hiểu biết đó mà có hành vi ứng xử không phù hợp, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh.
Đối với các quốc gia có tôn giáo chính thống, doanh nghiệp cần phải rất cẩn thận khi tiếp xúc, đàm phán… hay đối với các nước phát triển thì vấn đề quan trọng nhất là tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong kinh doanh.
d) Ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng. Một khi khủng hoảng kinh tế xảy ra tức là nền kinh tế thế giới, khu vực hoặc quốc gia lâm vào tình trạng bất ổn, thất nghiệp gia tăng, lạm phát, giá cả tăng đột biến, tiền tệ mất giá nghiêm trọng, kinh tế suy thoái trầm trọng. Tất cả những yếu tố này là nguyên nhân gây nên những rủi ro, tổn thất cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nói riêng.
–
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 2008, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ, là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn tới suy thoái kinh tế ở nhiều nước, làm cho rất nhiều các ngân hang và doanh nghiệp ở các nước trên thế giới lao đao, bị phá sản.
e) Ảnh hưởng từ các chính sách kinh tế và môi trường pháp lý thiếu ổn định, thiếu minh bạch của các nước trên thế giới
Trong thực tế, ở các nước đang phát triển chủ yếu thuộc châu Á, châu Phi, hay Nam Mỹ… hệ thống các văn bản pháp luật và cơ chế điều hành mâu thuẫn, trái ngược với chính sách kinh tế chung của nhà nước. Sự thay đổi và tính không ổn định của các chính sách kinh tế và hệ thống các văn bản pháp lý là một trong các nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong kinh doanh quốc tế mà các doanh nghiệp thường gặp phải, mất vốn đã đầu tư, chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giảm sức cạnh
tranh trên thị trường, thu nhập của doanh nghiệp giảm, thậm chí bị lỗ trong kinh doanh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày một cách tổng quan về hoạt động quản trị rủi ro nhập khẩu hàng hóa bao gồm: khai niệm, ý nghĩa và vai trò của công quản trị rủi ro nhập khẩu hàng đối với doanh nghiệp; các nội dung của quản trị rủi ro nhập khẩu:
- Nhận biết rủi ro có thể xảy ra trong nhập khẩu - Đo lường rủi ro trong nhập khẩu
- Giám sát rủi ro nhập khẩu hàng - Kiểm soát rủi ro nhập khẩu hàng
- Báo cáo và đánh giá về hoạt động kiểm soát rủi ro nhập khẩu.
Bên cạnh đó chương 1 cũng đưa ra các nhântố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro nhập khẩu của doanh nghiệp. hững vấn đề lý luận về quản trị rủi ro nhập khẩu trong N chương 1 sẽ làm cơ sở cho việc phân tích hoạt động quản trị rủi ro nhập khẩu hàng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro nhập khẩu hàng của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng ở các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2