Xác định nguồn rủi ro từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa ủa công ty cổ phần thiết bị y tế và thương mại hoa cẩm chướng (Trang 55 - 63)

2.2.1. Nhận biết rủi ro có thể xảy ra trong nhập khẩu hàng hoá

2.2.1.1. Xác định nguồn rủi ro từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Việc nghiên cứu và xác định nguồn rủi ro trong nhập khẩu của Công ty Hoa Cẩm Chướng đã được cán bộ Công ty Hoa Cẩm Chướng rất quan tâm và rút ra một số nguồn rủi ro chính. Từ đó có thể phòng ngừa và dự đoán tương đối các rủi ro sẽ xảy ra, qua đó giảm được chi phí cho Công ty Hoa Cẩm Chướng. Các rủi ro xảy ra trong hoạt động nhập khẩu của Công ty Hoa Cẩm Chướng chủ yếu xuất phát từ phía nhà xuất khẩu, từ phía nhà vận chuyển, từ chính nhà nhập khẩu Công ty Hoa Cẩm Chướng và từ môi trường bên ngoài.

a) Các rủi ro xuất phát từ phía nhà xuất khẩu

Cũng như các quan hệ giao dịch thương mại nội địa, rủi ro xảy ra khi nhà xuất khẩu vi phạm các điều khoản của hợp đồng.

Bảng 2.5. Các hợp đồng rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa từ phía nhà xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng 2014 -2016

STT Các rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2015/2014 2016/2015 Lệch Tỷ lệ

(%) Lệch Tỷ lệ (%) 1 Đạo đức người xuất

khẩu 1 0 0 -1 -100% - -

2 Số lượng hàng hóa 1 0 2 -1 -100% 2 -

3 Yếu tố giá nhập khẩu 0 2 2 2 - - -

4 Chi phí lưu kho 0 1 1 1 - 0 0%

12 Tổng cộng 2 3 4 1 50% 2 67%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua bảng 2.5 ta có nhận xét: Các rủi ro nhập khẩu hàng xuất phát từ phía người nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng tăng lên qua các năm 2014 2016. Cụ thể năm 2014 có 2 hợp đồng rủi ro - nhập khẩu hàng thì sang năm 2015 tăng thêm thành 3 hợp đồng và năm 2016 tiếp tục tăng thành hợp đồng tương ứng tăng là % so với năm 2015. Điều này5 66 cho thấy việc nhập khẩu hàng của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng gặp nhiều rủi ro từ phía nhà cung cấp mà một trong số nguyên nhân chủ yếu là từ số lượng hàng hóa, yếu tố giá nhập khẩu và chi phí lưu kho, đây là một báo động trong việc nhập khẩu hàng hóa của công ty vì việc xẩy ra nhiều rủi ro sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.

• Đạo đức của người xuất khẩu

Khi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản ký kết của hợp đồng thương mại, hoặc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ khống giả mạo (không giao hàng).

Ngân hàng theo bộ hồ sơ giả mạo vẫn buộc phải thanh toán cho người hưởng lợi, khi đó nhà nhập khẩu phải gánh chịu mọi rủi ro.

Những tình huống về rủi ro do bị lừa đảo như trên là hiếm gặp đối với công

ty Hoa Cẩm Chướng trong thời gian qua. Những rủi ro như vậy là rất đáng tiếc và công ty Hoa Cẩm Chướng cần có những bước đi cụ thể để tránh rủi ro đáng tiếc này, bằng cách: tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng; tham khảo ý kiến của ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác; yêu cầu phải đưa ra những công cụ đảm bảo an ninh thanh toán của ngân hàng; yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng… Đồng thời, Công ty Hoa Cẩm Chướng phải có những biện pháp kiểm tra thông tin qua các hãng vận tải xem h ng hóa có thực sự được à giao lên phương tiện vận tải hay không, nếu phát hiện có những dấu hiệu lừa đảo thì cần kết hợp với ngân hàng đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời

Tình huống 2.1: Tình huống về rủi ro trong thanh toán bằng L/C do đối tác không cung cấp hàng hoá:

Công ty Hoa Cẩm Chướng nhập khẩu một lô hàng Vít xương cột sống của hãng Surgicon – Pakistan dùng nẹp vít xương cột sống phục vụ đấu thầu tại các bệnh viện Việt Đức trong tháng sau. Do đang trong lúc cần hàng gấp nên Công ty Hoa Cẩm Chướng đã nhanh chóng thoả thuận hợp đồng nhập khẩu với hãng của Pakistan. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Công ty Hoa Cẩm Chướng chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho hãng của Pakistan theo L/C thông qua một ngân hàng do Công ty Hoa Cẩm Chướng chỉ định. Tiền đã được chuyển cho hãng của bên Pakistan nhưng hàng vẫn chưa nhận được. Tìm hiểu kỹ lại thì Công ty Hoa Cẩm Chướng mới vỡ lẽ ra rằng hàng của Pakistan đó chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật”.

Thanh toán theo L/C luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những đối tác kinh doanh bởi L/C tạo ra sự an tâm và thuận lợi tối đa cho các công ty. Nhưng dù an toàn và tiện lợi đến mấy thì thanh toán qua L/C vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro và tranh chấp phát sinh. Do đó, Công ty Hoa Cẩm Chướng cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C đồng thời lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C.

• Số lượng hàng

Trong trường hợp giá cả hàng hóa quốc tế tăng, người bán hàng sợ thiệt không muốn giao h ng cho Công ty Hoa Cẩm Chướng nữa hay chỉ giao với số à lượng ít hơn so với hợp đồng đã thỏa thuận. Khi Công ty Hoa Cẩm Chướng nhận

được hàng với số lượng ít hơn như đã thỏa thuận trong hợp đồng sẽ gây ra hậu quả như:

- Lượng hàng thiếu gây tổn hại cho Công ty Hoa Cẩm Chướng vì không thể thực hiện các hợp đồng thầu đối với các bệnh viện hay công ty khác như đã định trước, không thu được lợi nhuận như đã dự tính, ngược lại Công ty Hoa Cẩm Chướng vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí như ban đầu.

- Nguy cơ đối tác của Công ty Hoa Cẩm Chướng sẽ hủy hợp đồng, tẩy chay không hợp tác với Công ty Hoa Cẩm Chướng bằng cách không gọi hàng dự trừ mỗi tháng, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Công ty Hoa Cẩm Chướng.

Qua bảng 2.5 ta có nhận xét: xét theo rủi ro từ số lượng hàng thì năm 2014 có 1 hợp đồng rủi ro, nguyên nhân là lô hàng nhập khẩu thiết bị Y tế từ một công ty của Đức đã không giao đúng số lượng như cam kết, do giá mặt hàng thiết bị Y tế đó tăng lên. Đến năm 2015 thì không có trường hợp rủi ro nhập khẩu hàng có nguyên nhân từ số lượng hàng, nhưng sang năm 2016 thì có tới 2 hợp đồng rủi ro nhập khẩu hàng từ yếu tố số lượng tăng 200% so năm 2015. Nguyên nhân cũng do giá thiết bị Y tế tăng giá sau khi Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng ký hợp đồng nhập khẩu với các đối tác nước ngoài và họ đã giao thiếu số lượng thiết bị Y tế so với hợp đồng.

• Yếu tố giá cả

Qua bảng 2. ta có nhận xét: yếu tố giá cũng là nguyên nhân gây rủi ro nhập 5 khẩu hàng cho Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng, cụ thể năm 2014 không có rủi ro nhập khẩu hàng do giá nhưng sang năm 2015 có 2 hợp đồng rủi ro và năm 2016 giảm đi 1 hợp đồng rủi ro và còn 1 hợp đồng rủi ro nhập khẩu hàng do giá.

Tình huống 2.2: Tình huống về rủi ro xuất phát từ phía nhà xuất khẩu không cung cấp hàng hóa do yếu tố giá cả năm 2016:

Công ty Hoa Cẩm Chướng muốn nhập 1.450 bộ Nẹp vít xương của hãng Hãng Aysam – Thổ Nhĩ Kỳ và đã làm xong hợp đồng. Nhưng đến khi thực hiện hợp đồng, nắm rõ được tình hình của bên Công ty Hoa Cẩm Chướng là đang rất cần hàng với số lượng lớn cho đợt thầu tới, phía bên bán đưa ra lý do là nguyên liệu

tăng cao và hàng đang khan hiếm buộc Công ty Hoa Cẩm Chướng phải chập nhận thay đổi giá cao hơn so với khi ký hợp đồng. Tình huống này buộc Công ty Hoa Cẩm Chướng phải chấp nhận do đã ký hợp đồng thầu với các công ty và bệnh viện với tổng số lượng là 1.150 bộ, nếu không có hàng phục vụ cho các công ty và bệnh viện thì Công ty Hoa Cẩm Chướng sẽ bị lỗ gần 2,3 tỷ đồng và quan trọng hơn là mất khách hàng. Tuy nhiên, chấp nhận giá cao này thì Công ty Hoa Cẩm Chướng không còn được lãi như dự tính ban đầu”(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, với lý do đặc biệt như chính trị, kinh tế, thiên tai… nhà xuất khẩu yêu cầu Công ty Hoa Cẩm Chướng phải trả theo một giá cao hơn so với giá đã thỏa thuận. Trong trường hợp này, Công ty Hoa Cẩm Chướng có thể từ chối hợp đồng và tìm nhà cung cấp mới, song sẽ bị nhận hàng chậm hơn so với quy định của đối tác. Nhiều khi nhà nhập khẩu không còn sự lựa chọn nào khác buộc phải chấp nhận giá cao và chịu tổn thất trong lợi nhuận.

• Rủi ro liên quan đến chi phí hàng phải lưu kho

Một trong các rủi ro nhập khẩu hàng mà Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng gặp phải là lưu kho, năm 2014 không có trường hợp nào nhưng sang năm 2015 có 1 hợp đồng rủi ro và năm 2016 cũng có 1 hợp đồng rủi ro nhập khẩu hàng do chi phí lưu kho. Nguyên nhân là do vận đơn hàng hóa chuyển đến sau khi hàng đã đến nơi nhập hàng, Công ty Hoa Cẩm Chướng chưa thể nhận được hàng vì chưa có hồ sơ chứng từ (do đến chậm). Và khi đó Công ty Hoa Cẩm Chướng phải trả một khoản phát sinh mới là tiền lưu kho. Trường hợp nếu kho không còn chỗ hay vì điều kiện bảo quản không đảm bảo thì hàng sẽ bị hỏng và Công ty Hoa Cẩm Chướng sẽ phải chịu rủi ro này.

Tình huống 2.3: Tình huống về rủi ro liên quan đến chi phí hàng phải lưu kho

Công ty Hoa Cẩm Chướng nhập 50 bộ thiết bị nha khoa của Đức. Hàng đã về đến cảng nhưng Công ty Hoa Cẩm Chướng chưa nhận được bộ hồ sơ chứng từ nên không thể nhận được hàng. Và khi đó Công ty Hoa Cẩm Chướng phải trả thêm chi phí lưu kho. Bộ thiết bị nha khoa có rất nhiều chi tiết và cũng cần phải cần được bảo quản ở nơi kho ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc với không khí ẩm đặc biệt là không khí có chưa muối như nước biển. Vì kho bảo quản đã quá chật không thể đủ chỗ nữa nên hàng đã phải lưu ở kho có điều kiện bảo quản không tốt và bị hơi muối

xâm nhập. Kết quả là một số sản phẩm đã bị hoen rỉ và một số chi tiết bị mất hỏng

Để tránh gặp phải những rủi ro tương tự như trên, các cán bộ Công ty Hoa Cẩm Chướng cần phải thường xuyên nhắc nhở nhà xuất khẩu gửi bộ chứng từ về sớm để nhận hàng từ cảng về kip thời.

b) Các rủi ro xuất phát từ chính nhà nhập khẩu Công ty Hoa Cẩm Chướng

Bảng 2.6. Các hợp đồng rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa từ phía nhà nhập khẩu Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng 2014 -2016

STT Các rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2015/2014 2016/2015 Lệch Tỷ lệ

(%) Lệch Tỷ lệ (%) 1 Trình độ, năng lực,

quản lý, chuyên môn. 0 1 1 1 - 0 0%

2 Hệ thống CNTT 0 0 1 0 - 1 -

3 Năng lực tài chính 1 1 1 0 0% 0 0%

4 Tổng cộng 1 2 3 1 100% 1 50%

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Qua bảng 2. ta thấy các rủi ro nhập khẩu hàng của Công ty Cổ phần Thiết bị 6 Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng từ chính bản thân công ty có sự gia tăng qua các năm 2014 2016, cụ thể năm 2014 có 1 hợp đồng rủi ro nhập khẩu hàng - do năng lực tài chính còn hạn chế thì sang năm 2015 tăng thêm 1 hợp đồng rủi ro do trình độ, năng lực, quản lý, chuyên môn tương ứng tăng là 100% so năm 2014, đến năm 2016 tiếp tục tăng 1 hợp đồng rủi ro từ hệ thống thông tin, tương ứng tăng là 50% so năm 2015.

• Rủi ro do sự yếu kém về trình độ quản trị của lãnh đạo, trình độ về ngoại ngữ, chuyên môn của một số cán bộ nhập khẩu còn yếu kém.

C ácrủi ro xuất phát từ chính nhà nhập khẩu Công ty Hoa Cẩm Chướng đó là do trình độ của cán bộ nhân viên tại Công ty Hoa Cẩm Chướng còn nhiều hạn chế.

Cụ thể năm 2014 không có rủi ro nhập khẩu hàng nào nhưng sang năm 2015 có 1 trường hợp và 2016 có 1 trường hợp đều có rủi ro nhập khẩu hàng nguyên nhân do trình độ CBCNV.

Trình độ quản trị doanh nghiệp kém, nhiều bộ phận trong doanh nghiệp không nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc trình độ của cán bộ không đáp ứng đủ yêu cầu công việc nên dẫn đến tình trạng làm mất quan hệ với khách hàng dẫn đến khách hàng đòi hủy hợp đồng, gây rối loạn tổ chức làm cản trở việc ra quyết định quản lý.

Các rủi ro xuất phát từ chính nhà nhập khẩu Hoa Cẩm Chướng đó là do trình độ của cán bộ nhân viên tại Hoa Cẩm Chướng còn nhiều hạn chế. Mặc dù Hoa Cẩm Chướng có một đội ngũ cán bộ làm công tác nhập khẩu lâu năm, có uy tín nhưng bên cạnh đó vẫn còn những cán bộ thiếu kiến thức cần thiết để thực hiện công việc.

Một số cán bộ thiếu hiểu biết về luật pháp, thông lệ quốc tế cũng như trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Do vậy dễ gây rủi ro cho Hoa Câm Chướng trong quá trình thực hiện nhập khẩu như trong việc kiểm tra hợp đồng, các chứng từ…

• Rủi ro do hệ thống công nghệ thông tin của Công ty Hoa Cẩm Chướng còn lạc hậu

Trong năm 2014 và 2015 không có rủi ro nhập khẩu hàng từ hệ thống CNTT của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng tuy nhiên sang năm 2016 xuất hiện 1 hợp đồng rủi ro. Nguyên nhân là hệ thống công nghệ thông tin của Hoa Cẩm Chướngcòn lạc hậuso với việc cần để đáp ứng thu thập thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, đặc biệt là trong việc phục vụ quản trị rủi ro, các thông tin không được cập nhật, chính xác và đầy đủ, do đó gây khó khăn trong việc xác định nguồn rủi ro hay các rủi ro có thể xảy ra.

Tình huống 2.4 Tình huống rủi ro do hệ thống công nghệ thông tin của Công : ty Hoa Cẩm Chướng còn lạc hậu

Công ty Hoa Cẩm Chướng nhập một lô hàng Máy khoan xương của Hàn Quốc. Theo hợp đồng bên bán sẽ giao hàng cho Công ty Hoa Cẩm Chướng vào ngày 25/4/2016 bằng đường hàng không nhưng theo dự báo thời tiết của bên Hàn Quốc ngày 25/4 đó sẽ không tốt và ngừng chuyến bay hôm đó nên phía bên bán đã mail cho bên Công ty Hoa Cẩm Chướng là sẽ gửi hàng trước 2 ngày là vào ngày 23/4. Nhưng do phần mềm của Công ty Hoa Cẩm Chướng trong mấy ngày đó bị lỗi và không vào được mail. Và khi hàng về sân bay Việt Nam đã phải lưu kho, Công ty Hoa Cẩm Chướng phải chịu thêm chi phí lưu kho đó.”

• Rủi ro do năng lực tài chính của công ty Hoa Cẩm Chướng còn hạn chế Trong 3 năm 2014-2016 đều có 1 hợp đồng rủi ro xảy ra nguyên nhân là do

công ty nhập cùng lúc nhiều hãng khác nhau nên không đủ tiền thanh toán cho nhà cung cấp. Công ty buộc phải vay khế ước ngân hàng hoặc chậm thanh toán dẫn đến việc tăng chi phí và chậm giao hàng.

c) Các rủi ro xuất phát từ phía nhà vận chuyển hàng hóa

Việc chuyên chở hàng hoá có thể thực hiện bằng các phương tiện đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt hay kết hợp các phương tiện vận chuyển trên. Đối với hoạt động nhập khẩu tại Công ty Hoa Cẩm Chướng thì sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển là chủ yếu.

Với phương thức vận chuyển bằng đường hàng không thì chủ yếu áp dụng đối với những lô hàng có khối lượng nhỏ gọn và đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.

Vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là một phương thức vận chuyển được áp dụng rộng rãi và chiếm tới hơn 80% khối lượng vận chuyển quốc tế. Chuyên chở hàng hoá bằng đường biển luôn đối mặt với các rủi ro bất ngờ và gây ra tổn thất cho các chủ hàng, chủ tàu, hãng bảo hiểm. Các nguyên nhân gây ra rủi ro, tổn thất bằng đường biển chủ yếu là: mắc cạn, đâm phải đá ngầm; sơ suất của các thành viên trên tàu; đâm va; máy móc động cơ bị hỏng; bị cháy và nổ; mưa bão; tàu đi vào vùng biển đóng băng…

Bảng 2.7. Các hợp đồng rủi ro nhập khẩu hàng từ yếu tố nhà v n chuyậ ển của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng 2014 -2016 STT

Các rủi ro trong nhập khẩu hàng

hóa

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2015/2014 2016/2015 Lệch Tỷ lệ

(%) Lệch Tỷ lệ (%)

1 Nhà vận chuyển 1 1 1 0 0% 0 0%

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) Giai đoạn 2014 2016 thì rủi ro nhập khẩu hàng cũng đã xảy ra thường xuyên – với Công ty Cổ phần Thiết bị Y Tế và Thương mại Hoa Cẩm Chướng. Cụ thể năm 2014 có 1 Hợp đồng rủi ro nhập khẩu hàng từ phía nhà vận chuyển, sang năm 2015 vẫn có 1 hợp đồng rủi ro nhập khẩu hàng do chuyên chở, không tăng so với năm 2014. Sang năm 2016 vẫn xảy ra 1 hợp đồng rủi ro nhập khẩu hàng do chuyên chở.

Tình huống 2.5: Tình huống về rủi ro do chuyên chở hàng hoá bằng đường biển:

‘’Công ty Hoa Cẩm Chướng nhập một lô hàng Nẹp vít hàm Mặt Sọ não – – từ hãng Bio Materials – Hàn Quốc. Theo L/C, hàng sẽ được giao trong vòng một tháng để kịp cho đợt thầu hàng vào bệnh viện. Nhưng trong quá trình chuyên chở

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa ủa công ty cổ phần thiết bị y tế và thương mại hoa cẩm chướng (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)