CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM NAM HÀ
2.2. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm thuốc đông dƣợc của công ty cổ
2.2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc
2.2.5.2. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh
a. Môi trường vĩ mô
Môi trường tự nhiên và xã hội
Thuốc là một mặt hàng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người. Vì vậy ngành Y tế nói chung và ngành kinh doanh dược phẩm nói riêng là một trong những ngành được dư luận xã hội quan tâm đặc biệt. Gần đây nạn làm thuốc giả ngày càng tăng cao đã góp phần nâng cao tỷ lệ thuốc kém chất lượng, gây tâm lý lo sợ, ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngành kinh doanh dược phẩm vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển.
Một trong những lý do đó là: Quy mô dân số năm 2010 đạt trên 80 triệu người, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, từ đó nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng ngày một nâng cao. Trình độ dân trí của người dân cũng cao hơn, việc chăm sóc sức khoẻ hiện nay được quan niệm không chỉ khi nào có bệnh mới chữa mà phải quan tâm đến cả phòng bệnh. Mặt khác, xã hội càng phát triển, môi trường càng ô nhiễm thì nguy cơ mắc các bệnh xã hội càng tăng cao, dịch bệnh xảy ra càng nhiều. Bên cạnh đó thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi từ
điều này làm cho khối lượng tiêu thụ sản phẩm thuốc của Công ty ngày càng tăng trong đó có các sản phẩm thuốc đông dược.
Ngoài ra, các điều kiện tự nhiên dù ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều kiện thời tiết ngày càng có nhiều biến động bất thường đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà cũng chịu những ảnh hưởng đáng kể như: Nếu thời tiết khắc nghiệt thì việc vận chuyển và sản xuất thuốc cũng gặp khó khăn, tuy nhiên việc dùng thuốc của con người lại tăng lên nhiều hơn. Người Việt Nam dùng thuốc đông dược không chỉ để chữa bệnh mà còn để bồi bổ sức khỏe và phần lớn cho rằng sử dụng đông dược lâu dài có lợi chứ không có hại như tây y. Chính vì vậy tiềm năng cho đông dược, nhất là đông dược chất lượng cao là rất lớn.
Môi trường kinh tế
Lạm phát là một yếu tố khá nhạy cảm của nền kinh tế, nó có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự bùng nổ lạm phát vào hai năm 2010 và 2011 cho thấy dường như Việt Nam đã đánh đổi lạm phát cho tăng trưởng và chấp nhận một mức cao nhất định để đạt được phát triển kinh tế.
Lạm phát tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Ngành dược phẩm không nằm ngoài bối cảnh đó.
Bên cạnh đó, sự thay đổi của tỷ giá và lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động chủ yếu là vay vốn từ ngân hàng.
Cũng như lãi suất, diễn biến tỷ giá năm 2010 - 2011 đầy biến động đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài phải chịu ảnh hưởng kép, đặc biệt trong thời điểm đầu năm 2011, giá nguyên vật liệu tăng và VND trượt giá. Cụ thể, với ngành dược, do phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu từ nước ngoài, nên tỷ giá USD/VND tăng mạnh đã làm ảnh hưởng lớn tới chi phí đầu vào của ngành dược.
Môi trường khoa học và công nghệ
Các tiến bộ của khoa học công nghệ luôn là một yếu tố tích cực trong việc thúc đẩy nền sản xuất phát triển, sản phẩm sản xuất với chất lượng ngày càng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó làm cho hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn. .
Đối với công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà công ty luôn xác định cải tiến dây chuyền công nghệ là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của công ty trong giai đoạn hội nhập. Với dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, phòng kiểm tra chất lượng thuốc đạt tiêu chuẩn GLP, hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, tâm huyết Nam Hà sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu khó tính nhất của thị trường.
Chính vì vậy, sự thay đổi về công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc đông dược nói riêng và các sản phẩm thuốc khác nói chung của Công ty. Điều này tạo điều kiện cho Công ty có thể cho ra các sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá trị hơn. Nhưng đồng thời nó cũng tạo ra khó khăn, thách thức cho công ty trong việc phải đầu tư nhiều vốn hơn, chi phí đầu vào cao hơn và phải thích ứng với nhiều thay đổi trong quá trình sản xuất.
Môi trường chính trị pháp luật
Theo quy định của Bộ Y tế, kể từ ngày 1/7/2008, doanh nghiệp sản xuất dược không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (GMP - WHO) và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp sản xuất dược đều phải hoàn thiện nhà máy sản xuất của mình nếu muốn tiếp tục sản xuất.
Bên cạnh đó, ngày 28.4, bộ Công thương cho hay, năm 2011 – 2012, thuế nhập khẩu bình quân đối với dược phẩm giảm từ 5% xuống 2,5% sẽ làm gia tăng thêm 10 – 20% đầu thuốc nước ngoài đăng ký tại Việt Nam. Việc giảm thuế này sẽ
tranh với thuốc nhập khẩu từ nước ngoài trong đó có sản phẩm thuốc đông dược của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà.
b. Môi trường nghành Khách hàng
Khách hàng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Khi sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với người tiêu dùng thì họ sẽ mua nhiều hơn, từ đó đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Ngày nay, các khách hàng được tiếp cận với rất nhiều nhà cung cấp dược phẩm cạnh tranh nhau gay gắt, do đó khách hàng có khả năng tạo sức ép đối với Công ty bất cứ lúc nào. Đối với sản phẩm thuốc đông dược của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, do đây là sản phẩm thuốc đông dược rất cần thiết đối với sức khỏe của con người nên đối tượng khách hàng của công ty khá rộng, bao gồm:
- Khách hàng là hệ thống các đại lý, các quầy thuốc: Đây là đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty. Họ là những nhà trung gian giới thiệu sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng. Trong tình hình cạnh tranh dược phẩm gay gắt như hiện nay, đối tượng trung gian này luôn ý thức được tầm quan trọng của mình trong mối liên hệ giữa công ty với người tiêu dùng, các khách hàng này ngày càng đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn cho họ, làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Khách hàng là bệnh viện: Để có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm thuốc đông dược tới bệnh viện thì Công ty phải tuân thủ những tiêu chuẩn hết sức chặt chẽ của Bộ Y tế trong quy định về đấu thầu thuốc. Và trong thời gian vừa qua thuốc đông dược đã thâm nhập vào một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng,…. nên khối lượng tiêu thụ sản phẩm qua đối tượng khách hàng này luôn ổn định và lâu dài. Do vậy, trong thời gian tới Công ty cần phải duy trì mối quan hệ với các bệnh viện, đồng thời tiếp tục khai thác các bệnh viện ở khu vực miền Trung và miền Nam.
- Khách hàng là các công ty dược phẩm: Đây là nhóm khách hàng giúp Công ty mở rộng thị trường và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm thuốc đông dược. Vì vậy Công ty luôn luôn quan tâm và thường xuyên tiến hành các hoạt động marketing tới bộ phận khách hàng này.
Các đối thủ tiềm ẩn
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, công nghiệp dược phẩm là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với số lượng đăng ký hoạt động tăng mạnh. Khoảng 2 năm trở lại đây, các công ty dược phẩm nước ngoài liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu vốn tại các công ty dược nội địa.Thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng. Theo thống kê của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất thế giới và có thị trường dược phẩm tăng trưởng nhanh, bình quân 25%/năm.
Dù mức tăng trưởng trên vẫn chậm hơn so với các ngành sản xuất - dịch vụ khác, nhưng dược phẩm là ngành ít bị rủi ro và ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế.
Hơn nữa, nhu cầu về thuốc có nguồn gốc từ dược liệu có tính năng bồi bổ sức khoẻ, tăng cường thể lực sẽ gia tăng. Đây sẽ là lợi thế cho các công ty sản xuất thuốc có nguồn gốc thảo dược.
Như vậy, có thể thấy rằng sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đến ngành dược sẽ làm xuất hiện nhiều đối thủ mới tạo nên một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các đối thủ này đều có tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong ngành dược. Do đó nếu họ gia nhập ngành sẽ là mối đe doạ lớn cho sự phát triển của Công ty.
Nhà cung cấp
Nguyên vật liệu, chủ yếu là nguyên liệu và tá dược, chiếm tỷ trọng trên 40%
trong cơ cấu giá thành các loại sản phẩm của Công ty, chính vì vậy sự thay đổi giá của nguyên vật liệu tất yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận do giá bán không thể điều chỉnh kịp thời trong ngắn hạn. Giá cả của các loại nguyên liệu thời gian qua có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, do bất ổn về chính trị, thiên tai, dịch bệnh đã tác động đến
giá nguyên liệu. Sự biến động này tác động đến hầu hết các Công ty trong ngành và do vậy trong khoảng thời gian ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của những đơn vị trong ngành, trong đó có dược Nam Hà. Về lâu dài giá bán sẽ được điều chỉnh phù hợp khi đó lợi nhuận sẽ không bị ảnh hưởng.
Hiện tại công ty phải nhập khẩu 90% nguyên vật liệu và chiếm 40%-50%
trong cơ cấu giá vốn, cho thấy tác động lớn của nguyên vật liệu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là không thể tránh khỏi giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm đứng vững trên thị trường và tăng lợi nhuận. Có thể nói, tình hình cạnh tranh trong tiêu thụ của các doanh nghiệp dược phẩm hiện nay rất gay gắt và khốc liệt đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh thuốc đông dược. Vì vậy, phân tích đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp hoạt động tương đối có hiệu quả và có vị thế nhất định trên thị trường, song công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà vẫn luôn phải đối đầu với nhiều đối thủ mạnh trên thị trường trong nước kinh doanh sản phẩm thuốc đông dược. Nổi lên phải kể đến một số doanh nghiệp: Công ty dược phẩm Traphaco,công ty dược phẩm OPC, công ty dược vật tư y tế Hải Dương. Bên cạnh đó, công ty Nam Hà còn phải cạnh tranh với các cơ sở tư nhân sản xuất và kinh doanh thuốc đông dược
Bảng 2.13. Thị phần của một số Công ty trên thị trường thuốc đông dược
TT Tên Công ty Doanh thu Thị Phần(%)
1 Công ty CP dược phẩm Traphaco 396.992.018 47
2 Công ty CP dược phẩm OPC 194.272.690 23
3 Công ty CP dược phẩm Nam Hà 109.806.303
13 4 Công ty CP dược phẩm Y tế Hải Dương 59.126.471 7
5 Khác 84.466.387 10
Tổng 100
Biểu đồ 2.9. Thị phần của một số Công ty trên thị trường thuốc đông dược
Thị Phần (%)
Traphaco OPC Nam Hà
Y tế Hải Dương Khác
Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco
Với phương châm "Công nghệ mới và bản sắc cổ truyền" Traphaco đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe con người, trở thành một trong những doanh nghiệp dược hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm chính của công ty là nhóm thuốc đông dược.
* Điểm mạnh của Công ty
- Đây là Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên với trình độ giỏi, luôn được bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề qua các khóa huấn luyện.
- Là Công ty có quy mô sản xuất thuốc đông dược lớn nhất trong các công ty dược của Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP do Cục Quản lý Dược Việt Nam chứng nhận
- Sản phẩm của Công ty phong phú, đa dạng và có nhiều sản phẩm có thương hiệu mạnh trên thị trường.
- Hệ thống phân phối lớn trải dài khắp các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.
- Chủ động được nguồn nguyên liệu
* Điểm yếu của Công ty
- Trình độ cán bộ công nhân viên chưa đồng đều.
- Chí phí bán hàng của Công ty còn quá lớn Công ty cổ phần dược phẩm OPC
Công ty Cổ phần dược phẩm OPC tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm TW 26 – OPC và là đơn vị lớn nhất, sản xuất thuốc từ dược liệu đầu tiên của ngành Dược Việt Nam. Công ty còn là doanh nghiệp duy nhất trong ngành dược đạt “Thương hiệu Quốc gia” do Chính phủ trao tặng năm 2008.
* Điểm mạnh của Công ty
- OPC là đơn vị đầu tiên và lớn nhất về sản xuất thuốc từ dược liệu có dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất của ngành dược Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn: GMP, GMS, GLP, ISO 9001-2000.
- Cơ cấu sản phẩm đa dạng và được người tiêu dùng tín nhiệm và ưu tiên lựa chọn.
- Chủ động nguyên liệu đầu vào, ít chịu biến động của nguồn nguyên liệu như một số doanh nghiệp cùng ngành góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng.
- Hầu hết các sản phẩm của OPC là thuốc không kê toa nên người tiêu dùng dễ dàng mua được ở nhiều địa điểm.
- Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong ngành
* Điểm yếu của Công ty
- Sản phẩm mang tính đại trà, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các hãng dược nhỏ lẻ
- Hệ thống kênh phân phối, bán lẻ còn yếu, chủ yếu thông qua các cửa hàng bán và giới thiệu sản phầm, ký gửi hàng hoá, chưa có kênh phân phối độc lập tiếp cận trực tiếp với kênh tiêu thụ ở các bệnh viện lớn.
- Mặc dù phần lớn nguồn nguyên liệu OPC tự chủ được từ thị trường nội địa, một số khác vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc nên rủi ro về giá và chất lượng vì chỉ cần một lượng nhỏ nguyên liệu cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng thành phẩm
Công ty Cổ phần dược phẩm vật tư y tế Hải Dương
Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương tiền thân là xí nghiệp liên hợp Dược Hải Hưng , là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, Dược liệu, hóa chất, tinh dầu, vật tư thiết bị y tế.
* Điểm mạnh của Công ty
- Đội ngũ cán bộ trẻ năng, động sáng tạo và nhiệt tình - Sản phẩm phong phú đa dạng.
- Dây truyền máy móc thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến, công xuất lớn và hệ thống kiểm soát chất lượng đạt tiêu chuẩn GMP – WHO.
* Điểm yếu của Công ty
- Mạng lưới phân phối còn hạn chế, mới chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc, thị trường Miền Nam và Miền Trung còn mỏng và yếu.
- Công ty chưa chú trọng đến hoạt động nghiên cứu thị trường.
- Công ty chưa chú trọng đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.
Qua phân tích một số đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà ta nhận thấy:
* Điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh
- Các đối thủ cạnh tranh đều có hệ thống máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP – WHO.
- Hệ thống phân phối của các đối thủ cạnh tranh lớn trải dải tất cả các tỉnh và thành phố trong cả nước.
- Các sản phẩm của đối thủ đều rất phong phú và đa dạng.
* Điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh
- Hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều sản xuất những sản phẩm tương đối giống nhau.
- Công tác nghiên cứu thị trường chưa được các đối thủ coi trọng một cách đúng mức.