Nội dung của giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc đông dược của công ty cổ phần dược phẩm nam hà (Trang 79 - 85)

CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM NAM HÀ

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ

3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc đông

3.3.2. Giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo

3.3.2.2. Nội dung của giải pháp

Có rất nhiều cách để quảng cáo sản phẩm, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, Internet…. Thực tế cho thấy quảng cáo sản phẩm thông qua phương tiện truyền hình đem lại hiệu quả tốt nhất vì ưu điểm của phương thức quảng cáo này là có sự trợ giúp của màu sắc, hình ảnh, âm thanh sống động, tuy nhiên cũng tốn kém nhất. Vì vậy, phải lựa chọn loại sản phẩm, thời điểm quảng cáo và kênh truyền hình nào sao cho hiệu quả cao và chi phí hợp lý mà Công ty có thể chấp nhận. Công ty nên chú trọng đến việc quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình và internet. Đó là cách tốt nhất để Công ty có thể quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình cho mọi tầng lớp, mọi người dân.

Để quảng cáo có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng phải đảm báo các yêu cầu sau:

- Công ty phải chú trọng đến nội dung và thời điểm quảng cáo. Quảng cáo phải dễ nghe, dễ hiểu, dễ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, phải gây ấn tượng mạnh cho họ về sản phẩm của Công ty và hoạt động này cần được thực hiện một cách đều đặn, liên tục. Mục đích cuối cùng mà Công ty cần đạt được là làm cho người tiêu dùng khi có ý định mua sắm về hàng may mặc thì phải nhớ ngay đến sản phẩm của Công ty, phải xem xét sản phẩm của Công ty là lựa chọn hàng đầu.

- Phương tiện truyền tin phải thích hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mà quảng cáo hướng tới. Ví dụ không thể quảng cáo trên Internet để nhằm vào nhóm khách hàng vùng sâu, vùng xa được.

- Nên kết hợp quảng cáo với các biện pháp marketing trực tiếp như qua catalogue, gửi thư, các tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp đến các khách hàng tiềm năng.

3.3.2.3. Ƣớc tính chi phí và lợi ích của giải pháp

Có thể ước tính chi phí cho các hoạt động quảng cáo trong một năm của Công ty như sau:

* Quảng cáo trên truyền hình: Thời gian quảng cáo sản phẩm gắn liền với sự ra đời của sản phẩm mới nhưng phải biết lựa chọn thời điểm khách hàng có nhu cầu nhiều nhất như vào mùa đông và mùa hè. Nếu quảng cáo trên đài truyền hình Công ty nên quảng cáo trên kênh VTV3 với biểu giá sau:

Bảng 3.1. Giá quảng cáo trên VTV3 từ 1/12/2011 và năm 2012

(ĐVT: Triệu đồng/ lần)

Thứ Khung giờ Thời điểm quảng cáo

Giá quảng cáo 10 giây 15 giây 20 giây 30

giây Thứ 2- Thứ 6 9h-10h Trong và ngoài chương

trình khác 3,5 4,2 5,25 7

Thứ 7 và chủ nhật

9h-10h Chương trình giải trí

5 6 7,5 10

(Nguồn: Trung tâm quảng cáo và truyền hình-TVAd) Bảng 3.2. Giá quảng cáo trên VTV1 từ 1/12/2011 và năm 2012

(ĐVT: Triệu đồng/ lần)

Thứ Khung giờ Thời điểm quảng cáo

Giá quảng cáo 10

giây

15 giây

20 giây

30 giây Thứ 2- Thứ 6 18h30-18h55 Chương trình cuộc

sống thường ngày 2 12,5 15 18,75 25 (Nguồn: Trung tâm quảng cáo và truyền hình-TVAd)

Do khả năng tài chính của Công ty còn hạn hẹp nên Công ty có thể quảng cáo làm 6 đợt vào các tháng 2, tháng 4, tháng 6 và tháng 8, tháng 10 và tháng 12.

Chương trình quảng cáo của Công ty kéo dài 15 giây. Trong tháng quảng cáo thì 1

- Trên VTV3:

+ Từ thứ 2 đến thứ 6: Công ty quảng cáo từ 9h-10h với chi phí mỗi lần quảng cáo là 4,2 triệu. Vậy chi phí quảng cáo từ thứ 2- thứ 6 trong tuần là: 4,2 x 5=

21 triệu.

+ Thứ 7 và chủ nhật: Công ty quảng cáo vào lúc 9h-10h với chi phí mỗi lần quảng cáo là 6 triệu. Vậy chi phí quảng cáo cho thứ 7 và chủ nhật trong 1 tuần là: 6 x 2 = 12 triệu

- Trên VTV1: Từ thứ 2 đến thứ 6: Công ty quảng cáo từ 18h30-18h55 với chi phí mỗi lần quảng cáo là 15 triệu. Vậy chi phí quảng cáo từ thứ 2- thứ 6 trong tuần là: 15 x 5= 75 triệu.

Tổng chi phí quảng cáo 1 tuần là: 75+ 12 + 21 = 108 triệu

Trong 1 năm Công ty chỉ quảng cáo 6 tháng tương ứng với 24 tuần. Do đó chi phí quảng cáo trên VTV1 là: 108 x 24 = 2.592 triệu đồng.

- Chi phí làm phim là: 50 triệu.

- Chi phí thiết kế tư vấn là: 13 triệu.

Vậy tổng chi phí toàn bộ cho quảng cáo trên VTV1,VTV3 là: 2.592+50+13

= 2.655 triệu đồng.

Bảng 3.3. Quy định về tỷ lệ giảm giá

Stt Số tiền quảng cáo sản phẩm, dịch vụ Tỷ lệ giảm(%)

1 Dưới 5 tỷ 18

2 Trên 5 tỷ- 10 tỷ 20

3 Trên 10 tỷ- 25 tỷ 21

4 Trên 25 tỷ- 45 tỷ 22

5 Trên 45 tỷ- 65 tỷ 23

6 Trên 65 tỷ- 130 Tỷ 24

7 Trên 130 tỷ- 190 tỷ 25

8 Trên 190 tỷ 26

( Nguồn: Trung tâm quảng cáo và truyền hình-TVAd)

Theo bảng quy định về tỷ lệ giảm giá, Công ty được giảm giá 18% tức là giảm được: 2.655 x 0,18 = 477,9 triệu đồng. Do đó, số tiền Công ty phải trả cho quảng cáo trên VTV3, VTV1 là 2.655 - 477,9 = 2.177,1 triệu đồng.

Lý do Công ty nên quảng cáo trên VTV3, VTV1: Do đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà là chủ yếu tiêu thụ trên thị trường miền Bắc, đặc biệt là tiêu thụ mạnh ở các tỉnh do đó quảng cáo trên VTV3,VTV1 là hợp lý và do hai kênh này là kênh truyền hình phủ sóng toàn quốc, thêm vào nữa đây là kênh truyền hình được nhiều người ưa thích và giá cả quảng cáo cũng phù hợp với tình hình tài chính của Công ty.

* Quảng cáo trên đài phát thanh: Ngoài quảng cáo trên ti vi Công ty cũng nên quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam để đảm bảo rằng thông tin quảng cáo của Công ty đến được với nhiều người tiêu dùng nhất.

Dự tính quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam.

Bảng 3.4. Giá quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam( FM100 MHZ) (ĐVT: đồng)

Thời gian phát sóng Mức giá

Sáng( 11h-12h) 1.000.000 đ/ 30 giây

Tối( 19h-21h) 2.000.000 đ/ 30 giây

Công ty dự kiến quảng cáo mỗi ngày 2 lần, mỗi tuần 3 ngày (thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần). Một năm Công ty quảng cáo 6 tháng.

- Chi phí quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam 1 ngày là: 1+ 2 = 3( triệu đồng)

- Chi phí quảng cáo cho 1 tuần là: 3x3 = 9 ( triệu đồng)

- Chi phí quảng cáo cho 12 tháng( 48 tuần) trên đài tiếng nói Việt Nam là:

9x 48 = 432 ( triệu đồng)

- Chi phí thiết kế tư vấn ý tưởng, nội dung quảng cáo là: 6 triệu đồng.

Vây tổng chi phí quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam trong 1 năm là:

432 + 6 = 438 (triệu đồng)

* Quảng cáo trên Internet: Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và ngưòi bán. Nhưng quảng cáo trên web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó.

- Chi phí cho 1 tháng quảng cáo trên mạng dung lượng 30kb là 5 triệu đồng.

Vậy chi phí ước tính cho Công ty trong 1 năm( 12 tháng) khi thực hiện quảng cáo trên web là: 5 x 12= 60 triệu đồng.

- Chi phí thiết kế thiết kế trang web là 5 triệu đồng/ lần. Công ty dự kiến trong một năm sẽ thay đổi mẫu thiết kế 3 lần. Vậy chi phí cho thiết kế trang web trong 1 năm của Công ty là: 5x 3 = 15 triệu đồng.

- Tổng chi phí quảng cáo trên Internet của Công ty trong 1 năm là: 60+15

=75 triệu đồng.

Như vậy tổng chi phí cho hoạt động quảng cáo của Công ty trong 1 năm là:

2.177,1 + 438+ 75 = 3.390,1 triệu đồng.

* Ngoài ra công ty nên gia hạn hợp đồng quảng cáo biển tấm lớn tại đường cao tốc Pháp Vân và đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài với chi phí ước tính khoảng 700 triệu đồng.

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp chi phí quảng cáo

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt Chương trình quảng cáo Số tiền quảng cáo sản phẩm, dịch vụ 1 Quảng cáo trên truyền hình (VTV1,VTV3) 2.177,1

2 Quảng cáo trên đài phát thanh 438

3 Quảng cáo trên Internet 75

4 Quảng cáo trên biển tấm lớn 700

Tổng 3.390,1

Dự kiến khi áp dụng các biện pháp quảng cáo trên thì doanh thu của Công ty tăng thêm 5% tức là : 730.710.000 x 5% = 36.535.500 nghìn đồng.

Tương ứng với việc tăng doanh thu thì giá vốn hàng bán dự kiến tăng 5% tức là 534.493.659 x 5 % = 26.724.683 nghìn đồng.

Quảng cáo sẽ giúp cho người tiêu dùng nhận biết được những lợi ích và sự khác biệt của sản phẩm với các sản phẩm khác, đồng thời giúp khách hàng hiểu biết sâu sắc về Công ty từ đó giúp họ ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng.

Cùng với thời gian, Công ty sẽ dần khẳng định được vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng và tạo dựng được hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng trong và ngoài nước. Qua đó góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.

Để thấy rõ hiệu quả của giải pháp, ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 3.6. Dự kiến kết quả của biện pháp đẩy mạnh công tác quảng cáo (ĐVT:nghìn đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011

(1)

Năm 2012

(2)

Chênh lệch Số tiền

(4) =(2)-(1)

%

(4)=(2)/(1)*100%

1. Tổng doanh thu 730.710.000 767.245.500 36.535.500 105 2. Giá vốn hàng bán 534.493.659 555.873.405 26.724.683 105 3. Tổng chi phí 180.193.340 183.583.440 3.390.100 101,9 4. Tổng lợi nhuận 16.023.000 27.788.655 6.420.718 140,1 5. Lợi nhuận sau thuế 11.181.621 15.710.603 4.528.982 140,5 Qua bảng 3.6 cho thấy: Năm 2011, nếu Công ty đẩy mạnh công tác quảng cáo thì doanh thu tăng 5% tương ứng với 36.535.500 nghìn đồng so với năm 2011.

Khi đó lợi nhuận sau thuế của Công ty sẽ tăng lên so với năm 2011 là 40,5% tương ứng với 4.528.982 nghìn đồng. Như vậy sau khi thực hiện giải pháp 2, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty được đẩy mạnh, thông qua quảng cáo thương hiệu của sản phẩm, hình ảnh của Công ty thu hút được nhiều khách hàng. Vì vậy, quảng cáo

góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc đông dược của công ty cổ phần dược phẩm nam hà (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)