CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM NAM HÀ
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc đông
3.3.4. Một số đề xuất khác
3.3.4.1. Đề xuất thứ nhất: Tăng cường hoạt động quan hệ công chúng a. Cơ sở đề xuất
Công chúng của doanh nghiệp là các khách hàng các bạn hàng, người quảng cáo hàng hoá, những người có trách nhiệm hoặc có liên quan tới công tác kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Thông qua việc xây dựng mối quan hệ công chúng để quảng bá sản phẩm của công ty tới khách hàng.
Hiện nay các hoạt động quan hệ công chúng của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà hầu như rất mờ nhạt. Trong thời gian tới Công ty nên quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động này. Hoạt động này sẽ giúp thương hiệu dược Nam Hà in đậm trong tâm trí người tiêu dùng.
b. Nội dung của đề xuất
- Công ty nên thành lập ngay một bộ phận trực tiếp triển khai các hoạt động quan hệ công chúng trong phòng marketing. Thông qua các hoạt động PR truyền tải thông điệp “Nam Hà – vì sức khoẻ con người” tới toàn thể công chúng làm cho mọi người hiểu hơn về công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà.
- Hàng năm tổ chức các hội nghị khách hàng tại từng khu vực để lấy ý kiến đóng góp của khách hàng (các nhà thuốc, đại lý) đối với hàng hoá và các chương trình bán hàng của Công ty để không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng như đưa ra các chính sách bán hàng phù hợp hơn.
- Tổ chức các chương trình giới thiệu thuốc với các bác sĩ tại các bệnh viện để nhận được sự đóng góp ý kiến của các bác sĩ về sản phẩm của Công ty.
- Tích cực tham gia các hoạt động tài trợ như: Các sự kiện thể thao, hội thảo, hội nghị, chương trình học bổng dành cho sinh viên nghèo vượt khó, các hoạt động từ thiện Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, NAPHACO nên chú trọng tới các hoạt động từ thiện, cấp phát và tư vấn miễn phí về sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả;
hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già, bà mẹ Việt Nam anh hùng... Đồng thời, công ty cần đặc biệt chú trọng tới đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - những người đã góp sức tạo nên một thương hiệu NAPHACO lớn mạnh như ngày
hôm nay. Với mục tiêu: “ Con người là “tài sản” giá trị nhất của Công ty”, Công ty cần đánh giá cao đội ngũ nhân viên, xem đây là nhân tố quan trọng nhất tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Như đã phân tích ở trên, đối với khách hàng thuộc tuyến điều trị thì danh mục thuốc do vụ điều trị - Bộ Y tế ban hành rất quan trọng. Nó là cơ sở để các bệnh viện làm căn cứ tổ chức đấu thầu mua thuốc. Vì vậy các hoạt động tài trợ cho các hội thảo, các chương trình tặng thuốc cho người nghèo do Bộ Y tế phát động sẽ là điều kiện để Công ty tiếp cận, vận động hành lang nhằm khai thác thông tin phục vụ cho kế hoạch sản xuất hay tác động để Vụ Điều trị đưa hoạt chất, sản phẩm mà công ty đang sản xuất có lợi thế so sánh vào danh mục thuốc thiết yếu.
c. Kết quả mang lại của đề xuất
Nhờ các hoạt động quan hệ công chúng như trên sẽ tạo dựng và duy trì hình ảnh về một công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà có uy tín, có tổ chức vững mạnh, công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng và đóng góp nhiều cho xã hội.
3.3.4.2. Đề xuất thứ hai: Tập trung khai thác vùng nguyên liệu nội địa a. Cơ sở đề xuất
Hiện nay nguồn nguyên liệu để sản xuất đông dược của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với giá nhập khẩu cũng rất cao. Đa số các nhà cung ứng nguyên liệu cho công ty là các đối tác truyền thống nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty được đảm bảo và ổn định. Mặc dù vậy, với hướng đi trong tương lai của công ty là mở rộng quy mô sản xuất đông dược vì công ty không thể mãi phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay. Mặt khác,Việt Nam là một trong những nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa rất phong phú về đa dạng sinh học và có nhiều tiềm năng về cây thuốc. Phát triển dược liệu ở Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao về kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Công ty nên dựa trên lợi thế về nguồn dược liệu của Việt Nam để tập trung khai thác vùng nguyên liệu quốc gia sẵn có này.
b. Nội dung của đề xuất
Ðể phát triển nguồn dược liệu và tăng năng lực chế biến thuốc y học cổ truyền, góp phần hạn chế các loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là đông dược Công ty có thể xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất đông dược thông qua việc ký kết hợp đồng cung ứng dài hạn với nông dân các vùng trồng dược liệu tại địa bàn tỉnh Nam Định hoặc ở các nơi như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Yên, Đà Lạt,… Công ty nên khuyến khích đầu tư bằng việc hỗ trợ cho người nuôi trồng dược liệu vay vốn, đồng thời đảm bảo việc tiêu thụ đầu ra để tạo lòng tin cho họ, giúp duy trì ổn định và phát triển vùng nguyên liệu.
Ngoài ra công ty có thể hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ chức y tế, các doanh nghiệp trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng trung tâm nghiên cứu, ứng dụng sản xuất chế biến, bào chế nguyên liệu dược phẩm.
c. Kết quả mang lại của đề xuất
Việc tập trung khai thác vùng nguyên liệu nội địa sẽ làm tăng tính chủ động về nguyên liệu đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, góp phần vào sự nghiệp phát triển nền công nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam và tạo điều kiện hỗ trợ cho nông dân các vùng trồng nguyên liệu tăng thu nhập. Trên cơ sở nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên chiết tách, tổng hợp hoặc bán tổng hợp được từ các nguồn dược liệu, tài nguyên thiên nhiên quý giá và thế mạnh của nước ta, phục vụ tốt công nghiệp bào chế nhiều hơn nữa các loại thuốc đặc thù của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh trong nước và xuất khẩu.
Tóm tắt chương 3
Trên cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ sản phẩm trình bày ở chương 1 và phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc đông dược của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà ở chương 2, mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2012 – 2017 nội dung chương 3 đã nêu được các giải pháp cụ thể để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc đông dược của Công ty năm 2012 và các năm tiếp theo.
Các giải pháp bao gồm:
Giải pháp1: Hoàn thiện kênh phân phối Giải pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo
Giải pháp 3: Nâng cao năng lực đấu thầu nhằm làm tăng khả năng trúng thầu vào các cơ sở khám chữa bệnh.
Hiệu quả sau khi thực hiện các giải pháp là hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ được cải thiện rõ rệt. Cụ thể là doanh số bán sản phẩm tăng, doanh thu tăng, thị phần tăng, khả năng sinh lời cao, nâng cao hiệu quả quay vòng vốn.
Tuy nhiên, để thực hiện các giải pháp trên cần có sự cố gắng của ban lãnh đạo Công ty và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng có liên quan trong công ty. Từ đó góp phần đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.