CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI
1.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu đánh giátình hình sử dụng đất đai:
- Cơ cấu đất đai: Chỉ tiêu nhằm đánh giá tỉ trọng các loại đất theo mục đích sử dụng so với tổng diện tích đất tự nhiên; hoặc tỉ trọng các loại đất chi tiết so với tổng diện tích đất khái quát theo mục đích sử dụng….
Tính theo công thức:
Ai = DiDi X100
Trong đó: Ailà tỷ trọng một loại đất nào đó, thường tính bằng % Dilà diện tích một loại đất nào đó
Di là tổng diện tích của tất cả các loại đất
- Hệ số sử dụng ruộng đất: là tỷ số giữa diện tích gieo trồng với diện tích đất canh tác hàng năm ở đơn vị nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh trìnhđộ sử dụng đất canh tác hay cho biết mức quay vòng đất canh tác trong một năm được tính bằng công thức:
Hệ số sử dụng đất=
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm Tổng diện tích đất canh táchàng năm
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất đai
- Phản ứng chua của đất: Đất có phản ứng chua khi trong đất có chứa chiều cation H+và Al3+, mức độchua của đất phụ thuộc vào nồng độcủa các cation H+và Al3+và được biểu thị bằng các loại độ chua là : Độ chua hoạt tính là độ chua do các ion H+có trong dung dịch đất tạo nên, nồng độ H+ càng cao thì đất càng chua và được biểu thị bằng trị số pH = -log [H+ ]; độ chua tiềm tàng là độ chua do các ion
Trường Đại học Kinh tế Huế
H+và Al3+bám trên bề mặt keo đất,được ký hiệu là pHKCL.
Phân cấp độ chua trong đất theo S.N. Tartrinov và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD):
Bảng 1: Phân cấp độ chua trong đất
Phân cấp chỉ tiêu pHKCL SN.Tartrinov MARD (Việt Nam)
Rất chua <4,5 <4,0
Chua 4,6–5,0 4,1–4,5
Chua vừa 5,1–5,5 4,6–5,1
(Nguồn:Thực trạng thoái hóa đấtbazanở tỉnh Quảng Trị và các giải pháp bảo vệ môi trường đất, Trương Đình Trọng)
Như vậy, giới hạn pHKCL= 4,5 là một giới hạn suy thoái môi trường đất làm mất sức sản xuất.
- Thành phần hóa học và chất hữu cơ trong đất:
Hàm lượng có trong đất của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số (%) thể hiện tiềm năng và hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu (mg/100g đất) thể hiện thực tế có thể cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cho cây.
Bảng 2: Phân cấp mức độ của các chất dinh dưỡng trong đất
Mức độ Đạm tổng số(%N) theo Kjeldahl
Lân tổng số (%P2O5 ) theo phương pháp Barenz - Sepphe
Kali tổng số (%K2O )
Rất giàu > 0,2 - > 1,2
Giàu 0,15–0,2 >0,12 0,8–1,2
Trung bình 0,1- 0,15 0,08–0,12 0,5–0,8
Nghèo < 0,1 <0,08 0,2–0,5
Rất nghèo - - < 0,2
(Nguồn: Giáo trình nông hóa, nhà xuất bản Nông nghiệp) + Hàm lượng chất hữu cơ hay mùn thể hiện nguồn dinh dưỡng và những điều
Trường Đại học Kinh tế Huế
kiện khác có mối tương quan với độ phì nhiêu của đất được đánh giá thông qua tỷ lệ
% mùn hoặc % chất hữu cơ tổng số. Giá trị chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng đất càng tốt.
Bảng 3: Phân cấp lượng mùn trong đất
Mức độ
Theo Walkley-Black Theo Tiurin
Chất hữu cơ tổng số OM (%)
Cacbon hữu cơ tổng số
OC (%) Mùn (%)
Rất giàu > 6,0 > 3,50 > 8
Giàu 4,3 - 6,0 2,51 - 3,50 4 - 8
Trung bình 2,2 - 4,3 1,26 - 2,51 2 - 4
Nghèo 1,0 - 2,2 0,60 - 1,26 1 - 2
Rất nghèo < 1,0 < 0,60 < 1
(Nguồn: Giáo trình nông hóa, nhà xuất bản Nông nghiệp) Các loại đất cho năng suất kém đều có hàm lượng mùn dưới 3% và đất không có khả năng sản xuất hàm lượng mùn thường dưới 2%. Do vậy, giới hạn thoái hoá mạnh nghèo mùnở đất bazan phải là 2,5%.
+Khả năng hấp thụ dinh dưỡng: phản ánh khả năng chứa đựng, điều hòa dinh dưỡng của đất cho cây trồng và có ảnh hưởng lớn đến phương pháp bón phân cần áp dụng cho trồng trọt, được phản ánh qua chỉ tiêu dung tích hấp thụ CEC (meq/100g đất). Đất giàu hữu cơ có CEC cao là đất có khả năng bảo quản cao chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá chất lượng đất, thể hiện khả năng hấp thụ bổ sung các cation dinh dưỡng trong dung dịch đất như K+, Ca2+, Mg2+và các vi lượng…
Bảng 4: Phân cấp độ hấp thụ của đất (CEC) Phân cấp chỉ tiêu CEC (meq/100g đất)
<10 Thấp
10–20 Trung bình
>20 Cao
(Nguồn: Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế