Tình hình kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa

2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV; Đảng bộ và chính quyền các cấp đã tập trungchỉ đạo các ngành vàđịa phương đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Khuyến khích, thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm vừa qua nền kinh tế Hướng Hóa đã có những bước phát triển nhanh, bền vững, định hướng phát triển kinh tế đãđược xác định đúng đắn, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước cụ thể là: Năm 2009 đạt 8,4%;

năm 2010 đạt 9,2%; năm 2011 đạt 10,5%; bình quân thời kỳ 2009 – 2011 tăng trưởng kinhtế đạt 9,37%/năm;tổng giá trị sản xuất bình quân tăng 6,22%/năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Trần Thị Thơm

Bảng 6: Quy mô, cơ cấukinh tế huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009 –2011 (Tính theo giá cố định năm 1994)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Số lượng (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Số lượng (tỷ đồng)

Cơ cấu

(%) 2010/2009 2011/2010 BQ

Giá trị sản xuất trong đó: 1.995,5 100 2.162,8 100 2.250,4 100 108,38 104,05 106,22

- Nông, lâm nghiệpthủy sản 242,8 12,17 224,2 10,37 205,2 9,12 92,34 117,84 91,93

- Công nghiệp 751,6 37,66 835,7 38,64 866,6 38,51 111,19 103,70 107,44

- Dịch vụ 1.001,1 50,17 1.102,9 50,99 1.178,6 52,37 110,17 106,86 108,52

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp từ 12,17% năm 2009 xuống còn 9,12% năm 2011, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ từ 50,17% năm 2009 tăng lên đến 52,37%

năm 2011, ngành công nghiệp có tỷ trọng khá cao nhưng không ổn định năm 2009 là 37,66%, năm 2010 tăng lên 38,64 % đến năm 2011 tỷ trọng giảm xuống còn 38,51%. Đây là một sự chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của huyện nhưng tốc độ chuyển dịch giữacác ngành còn chậm .

2.1.3.2. Dân số và lao động

Lao động là một nguồn lực vô cùng quý giá và cũng là động lực chính của sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương. Theo số liệu thống kê, năm 2011 toàn huyện có 17.324 hộ với tổng dân số là 78.763 người tăng 710 người so với năm 2010 tương ứng tăng 0,91%.

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện cũng không ngừng tăng lên. Năm 2009, tổng số lao động của huyện là 32.871 người. Năm 2010, tổng số lao động của huyện tăng 4.843 người tương ứng tăng 14,73% so với năm 2009.

Năm 2011,tổng số lao động của huyện là 38.845 người tăng1131người so với năm 2010, tương ứng tăng 3%. Trong cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn và biến động không đồng đều. Năm 2009 tỷ lệ lao động nông nghiệp là 67,09%, lao động phi nông nghiệp là 32,92 %. Năm 2010 tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng lên chiếm 70,02 %, lao động phi nông nghiệp giảm chỉ chiếm 29,98 %.

Tuy nhiên đến năm 2011, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm hơn so với năm 2010 còn 68,13 %; lao động phi nông nghiệp tăngchiếm 31,87 %.

Nhìn chung, nguồn lao động của huyện khá dồi dào nhưng cơ cấu chưa cân đối, còn nặng về sản xuất nông nghiệp; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh mẽ nên chưa thu hút và điều tiết lao động giữa các ngành.

Hiện nay, việc giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng trình độ lao động ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo làm việc trong các ngành kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa –hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Trần Thị Thơm

Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009 –2011

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- %

1. Tổng dân số Người 76.529 - 78.053 - 78.763 - 1.524 101,99 710 100,91

2. Tổng số hộ Hộ 15.808 - 16.371 - 17.324 - 563 103,56 953 105,82

3. Tổng số lao động Người 32.871 100 37.714 100 38.845 100 4.843 114,73 1131 103,00

- Lao động NN Người 22.052 67,09 26.407 70,02 26.464 68,13 4.355 119,75 467 101,85

- Lao động phi NN Người 10.821 32,92 11.307 29,98 12.381 31,87 486 104,49 664 105,31 4. Các chỉ tiêu BQ hộ

- BQ khẩu Người/hộ 4,84 - 4,77 - 4,55 - -0,07 98,48 -0,22 95,36

- BQ lao động Người/hộ 2,08 - 2,30 - 2,24 - 0,22 110,79 -0,06 97,33

- BQ lao động NN Người/hộ 1,40 - 1,61 - 1,53 - 0,22 115,63 -0,06 96,25

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)