Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến chất lượng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI

2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến chất lượng đất

2.3.1.1. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp

Phân bón hóa học:

Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài việc sử dụng giống tốt, phòng trừ sâu bệnh thì phân bón là yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng. Việc thâm canh tăng vụ ngày càng cao, đất đai ngày càng mất đi nhiều dưỡng chất. Để cung cấp lại các dưỡng chất đã mất, ngoài nguồn phân bón hữu cơ, chúng ta còn sử dụng nguồn phân hóa học cung cấp các dưỡng chất chính cho cây trồng, các dưỡng chất chính đó là đạm, lân, kali.Tuy nhiên, việc bón phân hóa học nhiều và lâu dài, ít nhiều ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, làm cho đất bị thoái hóa, mất cân đối, dẫn đến phát sinh nhiều vi sinh vật có hại gây bệnh cho cây trồng, ngoài ra một số hóa chất trong phân hóa học không chuyển hóa hết cóthể ảnh hưởng đến chất lượng của nông sản, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe người tiêu dùng.

Bảng 14: Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Hướng Hóa

Đơn vị tính: kg/ha

Loại cây

Đạm URE Lân Kali NPK

thực tế

định mức

thực tế

định

mức thực tế định mức

thực tế

định mức

Cà phê 658 500 718 700 452 450 1450 1750-1780

Hồ tiêu 412 400 287 200 448 500 - -

Cao su 186 200 237 250 52 70 - -

Rau các loại 135 100-130 138 120-140 22 30 - -

(Nguồn: Số liệu điều tra, trung tâm khuyến nông-khuyến ngư tỉnh Quảng Trị) Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết việc bón phân cho các loại cây, đặc biệt là cây trồng lâu nămnhư cà phê,hồ tiêuđều cao hơn so với mức quy định.

- Đối với phân đạm:Theo số liệu điều tra, khi bón cho cây cà phê, trung bình mỗi ha người dân bón khoảng 658 kg phân ure vượt mức giới đạn 158 kg/ha, đối với cây hồ tiêu bón vượt mức 12 kg/ha, rau các loại bón đạm vượt mức là 5 kg/ha.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo Trần Văn Hiến (Viện lúa ĐBSCL)khi bónđạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 – 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gâyhại làm suy thoáiđất đai.

- Đối với phân lân: lượng lân bón cho cây cà phê của các hộ điều tra trung bình 718 kg/ha vượt định mức 18 kg/ha, cây hồ tiêu là 287 kg/ha vượt định mức 87 kg/ha. Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 – 60%

lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất (Theo Trần Văn Hiến, Viện lúa ĐBSCL)

- Đối với phân kali: Lượng kali bón cho cây trồng theo điều tra ở các hộ vẫn dao động trong mức giới hạn cho phép. Tuy nhiên, sự chênh lệch trong liều lượng bón giữa các loại phân làm mất cân đối hàm lượng dinh dưỡng cây trồng, ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng và môi trường đất.

Phân bón hữu cơ: Bón phân hữu cơ (phân chuồng, phânbắc) tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, làm phong phú thêm tập đoàn vi sinh vật trong đất, nâng caođộ phì nhiêu của đất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình bón phân hữu cơ cho cây trồng trênđịa bàn

Bảng 15: Tình hình sử dụng phânhữu cơ trên địa bàn huyện Hướng Hóa Loại cây Hộ sử dụng Lượng sử dụng(tấn/ha) Định mức(tấn/ha)

Cà phê 20/35 6–8 25

Hồ tiêu 20/20 4–6 20–26

Cao su 5/10 1–2 2,5–3

Rau các loại 15/15 8–9 14–18

(Nguồn: Số liệu điều tra, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Trị) Qua bảng số liệu ta thấy lượng phânhữu cơ bón cho các cây trồng còn rất thấpvà chưa đượccác hộ gia đình chú trọng. Để đạt được năng suất cao và thuận tiện trong đầu tư người ta sử dụng một lượng lớn phân hóahọc và ít sử dụng phânhữu cơ. Để thay thế phân hữu, họ sử dụng một lượng nhỏ phân vi sinh nhưng chất lượng phân vi sinh thì không ai quản lý và nhiều loại chưa được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

chế biến để làm phân bón cho cây trồng làm ô nhiễm nguồn nước, tăng thêm mầm bệnh cho cây cà phê cũng như dẫn đến ô nhiễm môi trường đất đai ở các vùng trồng cà phê.

Qua điều tra tình hình sử dụng phân bón trên địa bàn có thể nhận thấy một thực tế hiện nay rằng: nhữnghộ gia đình sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng các loại phân hóa học với số lượng lớn vượt mức quy định dẫn đến dư thừa hàm lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho cây, đặc biệt là những cây trồng lâu năm. Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác độngcủa nhiệt độ hay quá trình nitrat hóa gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, phân hữu cơ chưa được những hộ gia đình ở đây chú trọng, họ thường sử dụng các loại phân vi sinh làm từ vỏ cà phê chưa qua xử lý để bón cho cây trồng, gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường đấtsản xuất nông nghiệp trênđịa bàn.

2.3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Nông dược (thuốc bảo vệ thực vật) đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh vai trò phòng trừsâu, bệnh và cỏdại, thuốc BVTV cũng trực tiếp hoặc gián tiếpảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Trên địa bàn hiện nay, việc sửdụng các loại thuốc bảo vệthực vật ngày càng tăng đang là vấn đề đáng lo ngại cho các cấp chính quyền và người dân nơi đây.

Qua điều tra các hộ gia đình về việc sử dụng hóa chất BVTV cho thấy100%

các hộ gia đìnhđều sử dụng để phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồngnhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, áp dụng phun nhiều lần và liều lượng cao bất chấp những quy địnhtrên nhãn thuốc BVTV đã làmlượng tồn dư hàm lượng các chất độc trong đất cao, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Kết quả điềutra về cách thức sử dụng thuốc BVTV cho thấy chỉ có 25% người được hỏi pha thuốc theo hướng dẫn; 62,5% pha theo kinh nghiệm của bản thân và 12,5% pha theo lời mách bảo của người quen.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 16: Cách thức sử dụng thuốc BVTV các hộ gia đình Cách thức sử dụng thuốc BVTV Số lượng(hộ) Tỷ lệ(%)

Pha thuốc theo hướng dẫn 10 25

Pha theo kinh nghiệm 25 62,5

Pha theo lời mách bảo của người quen 5 12,5

Khác 0 0

Tổng 40 100

(Nguồn: số liệu điều tra)

Bên cạnh đó, một vấn đề đáng lo ngại đó chính là việc xử lýbao bì sau khi sử dụng của các hộ dân trên địa bàn, hầu hết người dân đều không tiêu hủy đúngquy cách.

Bảng 17: Cách thức xử lý bao bì thuốc BVTVsau khi sử dụng của các hộ giađìnhtrên địa bàn huyện Hướng Hóa

Cách thức xử lý Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Chôn lấp xuống đất 9 22,5

Vứt bỏ tại vườn, ao, hồ 23 57,5

Đốt 5 12,5

Khác 3 7,5

Tổng 40 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

0 10 20 30 40 50 60

% số hộ

Chôn lấp xuống đất

Vứt bỏ tại vườn nhà

Đốt Khác

Biểu đồ 2:Cách thức xử lý bao bì thuốc BVTVsau khi sử dụng của các hộ gia đình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong tổng số 40 hộ khi được hỏi về cách thức xử lý có 23 hộ chiếm 57,5%

vứt bỏ các bao bì tại vườn nhà, 9 hộ chôn lấp chiếm 22,5% chôn lấp xuống đất, 5 hộ chiếm 12,5% thực hiện đốt các vỏ bao bì và 3 hộ bán cho người thu gom phế liệu chiếm 7,5%. Thói quen xã thải bừa bãi đã duy trì nhiều năm nay mà chưa một cơ quan quản lí nào quan tâm, chịu trách nhiệm và xử lí. Trong khi đó, trong các vỏ chai lọ, bao bì còn thừa lại một lượng đáng kể thuốc BVTV sau khi dùng, đây là nguồn có khả năng lây lan ô nhiễm các nguồn nước, môi trường đất và các vùng lân cận...

Thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại sử dụng trong nông nghiệp, nếu sử dụng bừa bãi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường đặc biệt là môi trường đất, nước. Khi sử dụng các hóa chất này, cây trồng chỉ hấp thụmột phần, còn một phần bị rữa trôi theo nước mưa xuống các sông ngòi hoặc thấm vào đất, làm đất nghèo dinh dưỡng, tác động đến thực vật thủy sinh trong các ruộng lúa (Nguyễn Đức Khiển, 2003). Ngoài ra, những loại bao bì, chai lọ mà các hộ sử dụng chủ yếu là chai nhựa, bao bì bằng giấy kẽm và một số hộ sử dụng chai thủy tinh, đây là những chất thải nguy hại và khó phân hủy trong đất. Theo tính toán của các nhà khoa học, thời gian phân hủy của các loại bao bì từ 20 – 5000 năm, các vỏ chai nhựa từ80 – 1000 năm, chai thủy tinh khoảng 4000 năm., nếu xử lý không đúng quy cách sẽ làm cho môi trường đất ngày càng xấu đi đe dọa đến đời sống của con người.

2.3.2. Các phương thức canh tác thiếu tính bền vững trên địa bàn

Trên địa bàn huyện Hướng Hóa hiện nay nhiều người dân còn sử dụng những phương thức canh tác thiếu bền vững vàảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp cũng như năng suất cây trồng:

- Đối với canh tác lúa ở Hướng Hóa: canh tác lúa trên địa bàn chủ yếu dưới hình thức canh tác quảng canh phụ thuộc vào thời tiết và điềukiện địa hình.Đối với những nơi đất bằng phẳng, gần suối bà con canh tác 2 vụ (Đông Xuân - vụ Mùa), còn những nơi không thuận lợi lúa chỉ trồng một vụ, thời gian còn lại đất bỏ hoang hóa. Bên cạnh đó, việc bón phân cho cây trồng cũng rất hạn chế dẫn đến năng suất thấp, năm 2011 năng suất lúa chỉ đạt 26,9 tạ/ha.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Hiện nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc còn canh tác nương rẫy trên đất dốc các cây trồng chủ yếu như lúa nương, ngô, sắn. Một mùa làm nương rẫy của bà con bắt đầuvào tháng III tiến hành chặt cây, đốt tháng IV, gieo trồng (theo kiểu chọc lỗ) tháng V. Đất này sau một số năm (3-5 năm) canh tác sẽ bị bỏ hóa, dẫn đến đất bị xói mòn mạnh, mất lớp đất mặt gây suy thoái, đất trơ sỏi đá. Phương thức sản xuất này không chỉ đe dọa nghiêm trọng vấn đề an toàn lương thực vùng đồi núi mà còn phá hủy môi trường sản xuất, gia tăng các hậu quả của thiên tai, luc lụt.

- Đối với cây sắn: đây là cây trồng cần nhiều chất dinh dưỡng để duy trì sự sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, phần lớn người dân trồng sắn trên địa bàn huyệnlại có thói quen không bón phânhoặc nếu có bón cũng chỉ với lượng nhỏlàm cho đất ngày càng bạc màu, các biện pháp chống xói mòn chưa được áp dụng rộng rãi làm chođất nhanh suy kiệt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)