CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI
1.7. Tình hình sử dụng và chất lượng đất ở Việt Nam và tỉnh Quảng Trị
Theo Báo cáo kết quả kiểm kêđất đai năm 2010 của Bộ TN - MT, tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước là 33.093.857 ha, là một trong những nước có diện tích đất tự nhiên nhỏ xếp vào nhóm thứ năm trong nhóm nước có diện tích bình quân từ 0,3 – 0,5 ha/người.
- Diện tích đất nông nghiệp là 26.100.160 ha chiếm 78,87 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn là 58,43% diện tích đất nông nghiệp với 15.249.025 ha; đất sản xuất nông nghiệp có 10.117.893 ha, còn lại là diện tích các đất nông nghiệp khác chiếm 2,81% diện tích đất nông nghiệp với 733.242 ha
- Diện tích đất phi nông nghiệplà 3.670.186 ha trong đó phần lớn diện tích sử dụng cho mục đích đất chuyên dùng và đất ở
- Trong những năm vừa qua, quỹ đất chưa sử dụng được khai thác một cách triệt để phục vụ cho các mục đích sử dụng đất như đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất chưa dùng vẫn còn chiếm một tỷ lệ lớn với 3.323.512 ha, chiếm 10,04% tổng diện tích đất tự nhiên. Phần lớn diện tích này là đất bị suy thoái và hoang mạc hóa, mất giá trị sử dụng do quá trình khai thác không hợp lý.
Đối với chất lượng đất, vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do rửa trôi, xói mòn, sa mạc hóa và thoái hóa, ô nhiễm…Suy thoái chất lượng đất làm giảm khả năng sản xuất, suy giảm đa dạng sinh học và gây ra nhiều hậu quả khác cho môi trường cũng như con người.
1.7.2. Hiện trạng sử dụng và chất lượng tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của tỉnh Quảng Trị, diện tích đất tự nhiên củatỉnh là 473.982,24 ha, bình quân trên đầu người đạt 0,79 ha/người.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng5: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Quảng Trị năm 2010
TT Mục đích sử dụng đất Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 473.982,24 100
1 Đất nông nghiệp 381.008,29 80,38
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 87.837,91 18,53
1.2 Đất lâm nghiệp 290.476,13 61,28
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.627,55 0,55
1.4 Đất làm muối 8,8 0,00
1.5 Đất nông nghiệp khác 57,90 0,01
2 Đất phi nông nghiệp 39.114,83 8,26
2.1 Đất ở 4.287,38 0,9
2.2 Đất chuyên dùng 16.237,74 3,43
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 392,52 0,08
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4.239,84 0,89
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 13.909,31 2,93
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 78,03 0,02
3 Đất chưa sử dụng 53.829,12 11,36
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 10.299,32 2,17
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 42.800,16 9,03
3.3 Núi đá không có rừng cây 729,64 0,15
(Nguồn:Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị) Qua bảng số liệu ta thấy,năm 2010 diện tích đất đai của tỉnh được đưa vào sử dụng là 420.153,12 ha trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp với381.008,29 ha chiếm 80,38% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
của tỉnh còn khá lớn với 53.829,12 ha (chiếm 11,36% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), đây chính là tiềm năng để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnhQuảng Trị..
Trường Đại học Kinh tế Huế
Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Quảng Trị (2006 – 2010), hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn tỉnh biểu hiện qua một số vấn đề sau:
- Xói mòn và rửa trôi đất: đất đồi núi dốctại tỉnh Quảng Trị chiếm 56,9% diện tích tự nhiên, trong đó, đất dốc > 150chiếm 23,0% (109.215 ha); dốc > 250chiếm 33,9% (161.015 ha). Vào mùa mưa lũ (tháng IX đến tháng I năm sau) thường xảy ra sự xói mòn và rửa trôi mạnh ở các vùng đất dốc đó. Ngoài ra, những vùng đất cát thường xảy ra hiện tượng cát bay, cát nhảy do gió Tây Nam khô nóng (từ tháng III đến tháng VIII) làm che lấp đồng ruộng gây mất diện tích đất sản xuất, đồng thời sự hoà tan và rửa trôi muối trong cát ra làm nhiễm mặn vùng đất lân cận.
- Sụt lở và trượt lở đất đá: Do điều kiện địa hình -địa mạo và sự tác động của điều kiện tự nhiên đã gây ra nhiều vụ sụt lở mà điển hình là hiện tượng sụt lở đất gây thiệt hại về người và tài sản ở huyện Cam Lộ, nứt- sụt đất dọc đới Khe Giữa - Vĩnh Linh và đới Cam Lộ, trượt lở dọc các tỉnh lộ Tân Long - Lìa, Khe Sanh - Sa Trầm,Khe Sanh -HướngPhùng và Tà Rụt- La Lay.
- Xói - lở bờ sông:Sông Thạch Hãn -đoạn thị xã Quảng Trị- Trà Liên (huyện Triệu Phong) dài 10 km bị xói- lở mạnh, khoảng 1 – 5 m/năm tuỳ thuộc vào vị trí.
Trong 1.500 hộ dân sông gần khu vực xói lở bờ sông, có đến 450 hộ với 1500 người dân đang sống trong vùng xói lở cực kỳ nguy hiểm. Tổng diện tích đất đã bị xói lở lên đến hơn 30 ha. Nguyên nhân chủ yếu gây xói lở là do xây dựng đập thuỷ lợi làm lệch hướng dòng chảy và khai thác cát bừa bãi.
- Ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật: Hiện nay, ở Quảng Trị còn một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vậttồn lưu (chủ yếu là các hóa chất bảo vệ thực vật quá hạn,cấm sử dụng như DDT, 666,...) trong giai đoạn trước (thời kỳ bao cấp) tại một số địa điểm trước đây là kho chứa thuốc của các hợp tác xã, nông trường, mặc dù các địa phương đã có những biên pháp xử lý nhưng do quy trình thu gom và xử lý chưa nghiêm ngặt nên một phần đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo vẫn tồn dư trong môi trường đất và có thể bị rửa trôi vào các lưu vực lân cận.
Trường Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNGTRỊ