CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI
2.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hướng Hóa
2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hướng Hóa
Huyện Hướng Hóa là một huyện có địa thế núi rừngrất đa dạng. Núi và sông xen kẽnhau, tạo thành địa hình chia cắt với các dạng chính là dạng địa hình thung lũng, núi thấp có độ dốc vừa và dạng địa hình núi cao, sườn dốc phù hợp phát triển các loại cây trồng lâu năm và lâm nghiệp.
Theo số liệu thống kê trong những năm vừa qua, đất nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất của huyện và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009 –2011.
Qua bảng số liệu 10 ta thấy đất sản xuất nông nghiệp năm 2009 là 16.519,32 ha, chiếm 36,64% tổng diện tích đất nông nghiệp; năm 2010 diện tích này giảm 651,93 ha so với năm 2009. Năm 2011 diện tích loại đất này là 15.318,78 ha (chiếm 17,23% tổng diện tích đất nông nghiệp)giảm548,61 ha so với năm 2010, tương ứng giảm 0,75%.Trong cơcấu các loại đấtsản xuấtnông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm biến động giảm từ 8.897,51 ha năm 2009xuống còn 7.298,38 ha năm 2011 và tăng dần diện tích trồng cây lâu năm từ7.621,81 hanăm 2009 lên 8.020,40 ha năm 2011. Sự biến động diện tích cây hàng năm là domột phần diện tích chuyển đổi sang các mục đích khác như đất trồng cây lâu năm, đất ở, đất công cộng.
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Hướng Hóa chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu đất nông nghiệp. Xuất phát từ điều kiện thổ nhưỡng, địa hình đồi núi, chính quyền địa phương đã chủ trương khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên cũng như đẩy mạnh công tác trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng làm cho diện tích đất lâm nghiệp ngày càng tăng từ 28.480,42 ha năm 2009 lên 73.580,65 ha năm 2010, tương ứng tăng 158,63%. Năm 2011 có diện tích là 74.453,98 ha, tăng 873,33 ha so với năm 2010. Việc khai thác quá mức tài nguyên rừng cũng như nạn chặt phá rừng bừa bãi trong những năm trước đây đãđể lại nhữnghậu quả nghiêm trọng đối với diện tích rừng trên địa bàn huyện, cần có thời gian để khắc phục. Mặc dù diện tích trồng mới rừng không ngừng được tăng lên, công tác quản lý, bảo vệ ngày càng được tăng cường song thực trạng độ che phủ bằng cây rừng hiện nay vẫn chưa đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đối vớidiện tíchcác loại đất sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác biến động không nhiều và tỷ lệ các loại đất này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng quỹ đất nông nghiệp của toàn huyện. Trong đó, diện tích đất nuôi trông thủy sản năm 2011 là 112,88 ha (chiếm 0,12 % diện tích đất nông nghiệp) tăng 0,03ha so với năm 2010.
Trong quá trình sử dụng đất, việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đáp ứng cho các mục đích phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi, làm nhà ở cũng như xây dựng các công trình kinh tế là phù hợp với quy luật phát triển, chủ trương chính sách của huyện, song đây là một vấn đề cần phải quan tâm bởi trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn một bộphận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số đang thiếu đất sản xuất. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đổi phải có các phương án ổn định sản xuất nông nghiệp, hạn chế thấp nhất diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển sang mục đích phi nông nghiệp và kết hợp các biện pháp phục hồi cải tạo đất đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên đất đai trên địa bàn
Trường Đại học Kinh tế Huế
SVTH: Trần Thị Thơm Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
DT (ha) Cơ cấu
(%) DT (ha) Cơ cấu
(%) DT (ha) Cơ cấu
(%) +/- % +/- %
Đất nông nghiệp 45.090,56 100 89.574.64 100 89.899,01 100 44.484,08 198,65 675,63 99,25
1.Đất sản xuất NN 16.519,32 36,64 15.867,39 17,71 15.318,78 17,23 -651,93 96,05 -548,61 96,54 1.1. Đất trồng cây hàng năm 8.897,51 19,73 8.154,89 9,10 7.298,38 8,21 -742,62 91,65 -856,51 89,50 - Đất trồng lúa 2.944,67 6,53 2.159,35 2,41 1.129,05 1,27 -785,32 73,33 -1030,3 52,29
- Đất trồng cỏ 86,40 0,19 10 0,01 10,00 0,01 -76,4 11,57 0 100,00
- Đất trồng cây hàng nămkhác 5.866,44 13,01 5.995,54 6,69 6.159,33 6,93 129,1 102,20 163,79 102,73 1.2. Đất trồng cây lâu năm 7.621,81 16,90 7.702.50 8,60 8.020,40 9,02 80,69 101,06 317,9 104,13 2. Đất lâm nghiệp 28.480,42 63,16 73.580,65 82,14 74.453,98 83,75 45.100,23 258,36 873,33 101,19 3. Đất nuôi trồng thủy sản 76,70 0,17 112,85 0,13 112,88 0,13 36,15 147,13 0,03 100,03
4. Đất NN khác 14,12 0,03 13,75 0,02 13,37 0,02 -0,37 97,38 -0,38 97,24
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hướng Hóa)
Trường Đại học Kinh tế Huế