Giải pháp nâng cao hiệu quả và sử dụng đất bền vững trên địa bàn huyện Hướng Hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HẠN CHẾ SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả và sử dụng đất bền vững trên địa bàn huyện Hướng Hóa

3.3.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch sử dụng đất

- Thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước. Bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng, phục hồi diện tích rừng tăng độ che phủ, đẩy nhanh đưa diện tích đất trống đồi núi trọc vào sử dụng hiệu quả.

- Tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường đất trên địa bàn huyện

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhằm tạo cơ sở để đưa ra các chính sách, biện pháp phù hợp trong việc sử dụng quỹ đất có hiệu quả, hạn chế được những tác động xấu đến môi trường đất làm đất bị ô nhiễm, suy thoái, mất khả năng sản xuất. Cần phải xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng cần phải được chú trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của huyện

- Hoàn thiện các phương án điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Rà soát và tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các xã, thị trấn trong huyện phù hợp với phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, đồng thời phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương để đảm bảo tính đồng bộ trong toàn hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua đó sắp xếp phân bổ hợp lý đất đai, đưa công tác quản lý đất đai theo pháp luật.

3.3.2. Giải pháp về vốn và cơ sở hạ tầng

- Nhằm đảm bảo cho người dân yên tâm, ổn định sản xuất, chính quyền địa phương cần phải có những chính sách tín dụng, hỗ trợ vốn cho người dân. Huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, Hội phụ nữ, Hội nông dân cũng như thực hiện phân bổ hợp lý nguồn vốn từ các chương trình “xóa đói, giảm nghèo” của Nhà nước.

- Hệ thống thủy lợi trên địa bàn hiện nay đang còn có nhiều yếu kém, đặc biệt là việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng sâu núi cao còn nhiều khó khăn. Do đó, cần phải đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn

3.3.3. Giải pháp sản xuất nông nghiệp bền vững hạn chế suy giảm chất lượng đất nông nghiệp

- Hiện nay trên địa bàn huyện Hướng Hóa vẫn còn tồn tại những phương thức canh tác lạc hậu gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và chất lượng đất, làm đất bạc màu, thoái hóa làm giảm hiệu quả sử dụng đất, kém bền vững. Do đó cần phải chuyển giao các giống mới phù hợp với điều kiện của vùng, những kỹ thuật canh tác tiến bộ. Mở rộng diện tích trồng lúa nước, chuyển đổi diện tích nương rẫy sang mô hình vườn- rừng hay trồng các loại cây công nghiệp. Đặc biệt là đối với những

Trường Đại học Kinh tế Huế

xã có địa hình đồi núi dốc như ở Hướng Phùng, Hướng Lập nên thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp để hạn chế sự xói mòn và thoái hóađất.

- Thực hiện các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như hạn chế xói mòn bằng cây phủ đát, áp dụng mô hình luận canh, xen canh giữa các loạicây trồng, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rừngvới các cây ngắn ngày khácnhư các cây trồng họ đậu.

- Đối với những diện tích nương rẫy đang canh tác cần phải làm các đai ngang sườn có hàng cây ngăn đai để hạn chế xói mònđất dốc.

- Đẩy mạnh thâm canhcũng như khai hoang mở rộng đất nông nghiệp

- Nghiên cứu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả kinh tế cũng như phát huy tiềm năng của đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất bằng các biện pháp thâm canh, nâng cao chất hữu cơ cho đấtnhằm phục hồi và cải thiện độ phì nhiêu của đất.

- Chú trọng đến công tác thu gom, xử lý các rác thải nông nghiệp đặc biệt là các chất thải nguy hại, giảm thiểu việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

- Thực hiện các chương trình tập huấn, phổ biến kiến thức về sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý đảm bảo canh tác một cách bền vững cũng như thực hiện các chương trình tham vấn cộng đồng có sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ và quản lý đất đồi núi. Giao quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định cho các nông hộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)