Cơ cấu diện tích các loại cây trồng của huyện Hướng Hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI

2.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hướng Hóa

2.2.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng của huyện Hướng Hóa

Qua bảng 11 ta thấy tổng diện tích trồng cây lâu năm của huyện có xu hướng tăng lên qua các năm. Diện tích trồng cây lâu năm năm 2010 là 7.702,5 ha tăng80,7 ha so với năm 2009 tương ứng tăng 1,06 %, năm 2011 với diện tích cây lâu năm là 8020,4 hatăng317.9 ha so với năm 2009 tương ứng tăng 7,53%.

Trên địa bàn huyện hiện nay, cây cà phê được xem là cây trồng thế mạnh của vùng mạng lại lợi ích kinh tế cao cho người dân và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, diện tích trồng cà phê có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2009 diện tích cây cà phê là 4.321,3 ha (chiếm 56,70% diện tích cây trồng lâu năm), năm 2010 diện tích cà phê tăng 138,5 ha so với năm 2009 (tương ứng tăng 3,21%), diện tíchcây cà phê năm 2011 là 4.620,3 ha tăng160.5 ha so với năm 2010.

Bên cạnh cây trồng chủ lực là cà phê trên địa bàn huyện còn phát triển các cây công nghiệp lâu năm khác như hồ tiêu, cao su,... Tuy nhiên, diện tích các loại cây này còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm. Hiện nay, huyện Hướng Hóa đangthực hiện đề án phát triển cây cao su ở các xã vùng Lìanhư xã A Xing, A Dơi, đến năm 2011 diện tích cây cao su là 588 ha tăng 171 ha so với năm 2010. Mặt khác, diện tích cây hồ tiêu và các cây công nghiệp kháclại có xu hướng giảmdần trong giai đoạn này.

Trong cơ cấu cây trồng lâu năm cây ăn quả cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể, năm 2009 diện tích cây ăn quả là 2.654,5 ha chiếm 34,83% diện tích cây lâu năm, năm 2010 diện tích là 2.524,4 giảm 130,1 ha so với 2009, đến năm 2011 diện tích cây ăn quả là 2.537,5 ha tăng 13,1 ha so với năm 2010. Đa số diện tích trồng cây ăn quả phân bố ở các vùng như Tân Long, Pa Tầng, Hướng Lộc với các cây trồng như chuối, xoài, bơ…

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Trần Thị Thơm

Bảng 11:Cơ cấu diện tích các loại cây trồng lâu năm

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) +/- % +/- %

Tổng diện tích 7.621,8 100 7.702,5 100 8.020,4 100 80,7 101,06 317.9 107,53

1. Cây công nghiệp 4.967,3 65,17 5.178,1 67,23 5.482,9 68,36 210,8 104,24 304.8 110,38

- Cây cà phê 4.321,3 56,70 4.459,8 57,90 4.620,3 57,61 138,5 103,21 160.5 106,92

- Cây Hồ tiêu 251,6 3,30 250,6 3,25 237,6 2,96 -1 99,60 -13 94,44

- Cây cao su 371 4,87 417,0 5,41 588,0 0,46 46 112,40 171 158,49

- Cây CN lâu năm khác 52,2 0,68 50,7 0,66 37,0 7,33 -1,5 97,13 -13.7 70,88

2. Cây ăn quả 2.654,5 34,83 2.524,4 32,77 2.537,5 31,64 -130.1 95,10 13.1 101,85 (Nguồn: Niên giám thống kê)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3.2. Cây trồng hàng năm

Trong những năm qua, huyện Hướng Hóa đã chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất chất lượng cây trồng. Đối với cây hàng năm, diện tích gieo trồng có xu hướng tăng lên trong những năm qua, từ9.009.2 hanăm 2009 đã tăng lên9.164,6ha năm 2011.

Là cây trồng đảm bảo cung cấp lương thực- thực phẩm cho người dân trên địa bàn nhưng diện tích trồng lúalại không ổn định, năm 2009là 2.944,7 ha chiếm 32,69

% tổng diện tích gieo trồng, năm 2010 diện tích này là 2.936.13 ha giảm 8,6 ha so với năm 2009 và đến năm 2011 diện tích gieo trồng lúa là 3.022,03 ha tăng 85,9 ha so với năm 2010 (tương ứng tăng 2,93%). Hiện nay, người dân trên địa bàn canh tác lúa theo hai vụ là Đông Xuân và lúa Mùa (gồm lúa nước và lúa rẫy) nhưng do điều kiện thời tiết cũng như phương thức canh tác truyền thống lạc hậu nênđạt năng suất thấp, đặc biệt là diện tích trồng lúa rẫy chỉ cho năng suất trung bình 10,67 tạ/ha.

Trong cơ cấu gieo trồng, diện tích cây màu lương thực chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng dần qua các năm, chủ yếu là do sự mở rộng diện tích trồng cây sắn nguyên liệu.

Qua bảng số liệu 12 ta thấy các cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm khác chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong cơ cấu gieo trồng cây hàng năm, sự biến động các diệntích này khôngổn định qua các năm. Đối vớicác cây thực phẩm, diện tích năm 2010 là 636,4 ha tăng 15,55 ha so với năm 2009, đến năm 2011 diện tích này lại giảm chỉ còn 583,6 ha tương ứng với giảm 8,31 % so với năm 2010, diện tích giảm chủ yếu do giảm diệntích trồng rau các loại.

Trong sản xuất nông nghiệp, hệ số sử dụng đất thể hiện khả năng quay vòng đất canh tác trong năm, khả năng tận dụng, phát huy hiệu quả của đất đai. Trong những năm qua, mặc dù hệ số sử dụng đất trên địa bàn có xu hướng tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp, năm 2009 là 1,01 lần; năm 2010 là 1,11 lần, năm 2011 hệ số đạt 1,26 lần. Do vậy để khai thác tốt tiềm năng đất đai trên địa bàn, chính quyền địa phương cần đầu tư phát triển công nghệ, tập trung nghiên cứu lựa chọn các giống cây trồng có năng suất cao phù hợp với điều kiện thời tiết của vùng, hỗ trợkỹ thuật, vốn nhằm đảm bảo ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Trần Thị Thơm

Bảng 12: Diện tích cây trồng hàng năm của huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009 –2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % +/- % +/- %

Tổng DT đất canh tác 8.897,51 - 8.154,86 - 7.298,38 - -742,65 89,50 -1.599,13 82,03

Tổng DT gieo trồng 9.009.2 100 9.086,1 100 9.164,6 100 76,93 100,85 263,87 102,96

1. Lúa 2.944,7 32,69 2.936.1 32,31 3.022,0 32,98 -8,6 99,71 85,9 102,93

-Đông Xuân 963,8 10,59 985,8 10,86 1.001,3 13,72 22 102,28 15,5 101,57

-Lúa Mùa 1.980,9 22,10 1.950,3 21,45 2.020,7 19,26 -30,6 98,46 70,4 103,61

2. Cây màu lương thực 5.284,7 58,77 5.359,1 58,98 5.430,3 59,25 63,99 101,21 71,9 101,33

- Ngô 874,2 9,70 911,3 10,03 807,9 8,82 37,06 104,24 -103,9 88,65

- Khoai lang 102,5 1,14 95,5 1,05 106,4 1,16 -7,04 93,13 10,1 111,43

- Sắn 4.318,2 47,93 4.218,5 4,43 4.355,4 47,52 -99,87 97,69 136,1 103,25

- Cây khác 126,8 1,44 133,8 1,47 160,6 1,75 3,84 102,95 26,7 120,00

3. Cây thực phẩm 620,9 6,89 636,4 7,00 583,6 6,37 15,55 102,50 -52,9 91,69

- Rau các loại 578,5 6,42 583,5 6,42 522,3 5,70 5 100,86 -61,2 89,51

- Đậu các loại 42,4 0,47 52,9 0,58 61,4 0,67 10,5 124,76 8,5 115,82

4. Cây CN hàng năm 148,4 1,65 154,5 1.70 128,7 1,40 6,03 104,06 -25,6 83,32

- lạc 82,4 0,91 93,9 1,03 75,5 0,82 11,48 113,93 -18,4 80,40

- Thuốc lá 20,8 0,23 20,8 0,23 13,6 0,15 -0,04 99,81 -7,19 65,40

- Cây khác 45,2 0,50 39,8 0,44 39,6 0,43 -5,41 88,03 -0,17 99,57

Hệ số sử dụng đất 1,01 1,11 - 1,26 - 0,1 - 0,15 -

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)