Tình hình sản xuất và tiêu dùng dứa ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã quỳnh châu, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DỨA

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu dùng dứa ở một số nước trên thế giới

Trong vòng 30 năm qua, đã có nhiều thay đổi trong sản xuất dứa. Tình hình sản xuất của Hoa Kỳ, trước kia vẫn là một nước sản xuất lớn mặt hàng này, đã giảm đáng kể. Năm 2008, một công ty lớn, Del Monte, đã dừng sản xuất dứa tại Hawaii, chuyển sản xuất sang các nước sản xuất có giá thành rẻ hơn. Tây Phi trước kia vẫn là nguồn cung cấp dứa tươi quan trọng cho thị trường EU. Bờ biển Ngà là nước cung cấp hàng đầu, chủ yếu cung cấp loại dứa "Smooth Cayenne". Ngày nay nước này chỉ chiếm khoảng 4, 6% lượng cung. Do sự bất ổn về chính trị gia tăng, hạn hán và việc các nước khác đưa ra các loại dứa mới, nguồn cung của bờ biển Ngà sang EU đã giảm đáng kể trong những năm gần đây (theo CITRAD). Tháng 11 năm 2008, EU đã ký Hiệp định thương mại song phương với Bờ biển Ngà, trong đó có lịch trình nhằm đẩy mạnh tăng

Trường Đại học Kinh tế Huế

trưởng kinh tế và phát triển có thể giúp tăng kim ngạch xuất khẩu dứa của nước này (theo Freshfel, 2008).

Bảng 1: Sản xuất dứa trên thế giới 2003-2007

ĐVT: Nghìn tấn

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Sản xuất của thế giới 15.801 16.139 16.714 17.852 19.038 18.874

Braxin 2.150 2.160 2.216 2.292 2.561 2.666

Thái Lan 1.739 1.899 2.101 2.183 2.705 2.320

Philippines 1.639 1.698 1.760 1.788 1.834 1.900

Indonesia 556 677 710 925 1.428 1.500

Trung Quốc 1.244 1.270 1.267 1.289 1.392 1.440

Ấn Độ 1.180 1.310 1.234 1.229 1.353 1.308

Costa Rica 992 984 1.077 1.605 1.200 1.225

Nigeria 889 889 889 890 895 900

Mehicô 660 721 669 552 634 635

Kenya 620 399 600 600 600 605

Bờ biển Ngà 228 243 216 195 250 240

(Nguồn: FAOSTAT, 2009) Từ năm 2002 đến năm 2006, giao thương mặt hàng dứa đã tăng 79% về khối lượng (theo FAOSTAT 2009). Costa Rica đã có sự tăng trưởng đáng kể trong 10 năm qua và hiện nay là nước xuất khẩu dứa hàng đầu trên thị trường thế giới, 66% lượng dứa tươi EU nhập khẩu là từ Costa Rica.

Những xu hướng gần đây trong sản xuất dứa phản ánh sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty lớn toàn cầu như Del Monte, Chiquita (http://www.chiquita.com) và Dole (http://www.dole.com) là những công ty có các trang trại trồng dứa lớn ở Mỹ La tinh. Chuỗi cung cấp bị chiếm lĩnh bởi các công ty sản xuất - đóng gói - xuất khẩu lớn này vì họ là những nhà cung cấp chính cho các siêu thị lớn tại Châu Âu và Hoa Kỳ, những thị trường lớn cho mặt hàng dứa. Dứa xuất khẩu được trồng tại các trang trại

Trường Đại học Kinh tế Huế

quy mô lớn của các công ty đa quốc gia và các trang trại gia đình nhỏ (sản xuất để bán cho các công ty xuất khẩu).

Bảng 2: Tiêu dùng dứa tươi, năm 2003 - 2007

Đơn vị: Nghìn tấn

Chỉ tiêu 2003 2005 2007

Tổng EU27 326 449 693

Đức 55 96 137

Italia 71 93 125

Vương quốc Anh 42 72 111

Tây Ban Nha 53 61 93

Pháp 42 59 71

Bồ Đào Nha 16 23 41

Bỉ 13 13 26

Cộng hòa Séc 3 7 16

Áo 7 10 13

Đan Mạch 5 7 11

Hà Lan 4 8

Ba Lan 0 5 8

(Nguồn: Eurostat 2007, 2008).

Dứa tươi là một trong những mặt hàng hoa quả đang tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường EU. Bảng 2 cho thấy, tổng lượng tiêu thụ dứa tươi năm 2007 đã là 639 nghìn tấn, tăng gấp đôi so với năm 2003 (tăng trung bình 21% mỗi năm). Đức và Anh là hai thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Các công ty bán lẻ ở EU đã tạo ra một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong tiêu dùng dứa bằng việc đưa cá mặt hàng dứa tươi vào danh mục các sản phẩm của họ từ vài năm trước. Dứa đóng hộp đã trở thành một sản phẩm phổ biến của ngành bán lẻ trong một thời gian dài. Việc đưa các sản phẩm dứa tươi vào các siêu thị đã giúp nhiều người tiêu dùng trở nên quen thuộc với sản phẩm này và giúp tăng doanh số bán hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Người tiêu dùng tại tất cả các nước EU ở tất cả các độ tuổi đều ưa thích mặt hàng dứa. Dứa đã trở thành một sản phẩm phổ biến ở nhiều siêu thị, đặc biệt là các khu vực thành thị. Những nước có thu nhập cao ở Tây Âu có mức tiêu dùng cao nhất. Tuy nhiên, các nước Đông Âu có thu nhập thấp cũng đang tăng trưởng rất nhanh theo xu hướng tiêu dùng của các nước phương tây và ngày càng quan tâm nhiều đến các loại hoa quả ngoại nhập như dứa. Các nước Nam Âu như Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã có lịch sử tiêu dùng dứa từ rất lâu (theo VIETRADE 2009).

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã quỳnh châu, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)