NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU CỦA HỘ TRONG SẢN XUẤT DỨA

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã quỳnh châu, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 65 - 70)

Trong quá trình sản xuất dứa, ngoài những nhân tố mang tính chất định lượng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ thì trong quá trình điều tra, đề tài thu thập được những thông tin khác ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sản xuất của hộ. Những khó khăn mà hộ thường gặp phải được tổng hợp qua bảng số liệu 22.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 22: Tổng hợp những khó khăn của hộ sản xuất dứa

Khó khăn Số hộ khó khăn Tỷ lệ %

1. Vốn sản xuất 2. Sâu bệnh 3. Thiếu kỹ thuật

4. Thiếu thông tin thị trường 5. Giá các yếu tố đầu ra 6. Thiếu lao động 7. Điều kiện thời tiết

8. Tình hình thu mua của nhà máy 9. Khả năng thanh toán của nhà máy 10. Thiếu giống

16 60 28 0 52 26 60 60 60 0

26,67 100 46,67

0 86,67 43,33 100 100 100 0 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ)

Về vốn sản xuất: Vốn là yếu tố quyết định trong việc đầu tư sản xuất, nếu không chủ động nguồn vốn, chủ thể sản xuất sẽ không đầu tư các yếu tố đầu vào một cách kịp thời dẫn tới hết quả không đạt mức tối ưu. Đặc biệt trong sản xuất dứa, việc thiếu vốn sẽ không chủ động được phân bón cho từng thời kỳ phát triển của cây dứa.

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ sản xuất đầu tư sản xuất bằng nguồn vốn tự có nên quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập trung. Một số hộ sản xuất cho rằng lãi suất mà nhà máy cho ứng trước vật tư phục vụ cho sản xuất còn cao nên hầu như họ dùng tiền gia đình có được đi mua phân bón ở ngoài nên chất lượng phân bón không đảm bảo. Qua điều tra ta thấy, có 26,67% số hộ gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn. Nhu cầu sử dụng vốn của những hộ này rất cần thiết. Do vậy, họ cần được hộ trợ từ chính quyền địa phương.

Lao động yếu tố đầu vào thứ hai không thể thiếu trong quá trình tạo ra sản phẩm. Việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý sẽ làm cho hiệu suất lao động cao hơn.

Thiếu lao động sẽ làm cho hoạt động sản xuất bị ngưng trệ làm giảm năng suất. Trong sản xuất cây dứa, yêu cầu lao động trong suốt thời kỳ đặc biệt là giai đoạn gieo trồng, làm cỏ, cột khi dứa chín... là rất cao. Do đó, có 43,33% số hộ gặp khó khăn về lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

động vào những lúc thời vụ gấp rút. Điều này đặt ra yêu cầu các hộ phải sắp xếp, bố trí lao động hợp lý nguồn lao động của mình.

Tình hình sâu bệnh là mối quan tâm hàng đầu của những hộ sản xuất dứa. Có tới 100% số hộ cho rằng: sâu bệnh làm giảm năng suất và chất lượng của dứa. Một số bệnh thường gặp đó là bệnh úng nước, bệnh nấm xám, bệnh thối đen, bệnh thâm lõi...

Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý của người sản xuất, cần phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện kịp thời để đảm bảo tăng năng suất cây trồng.

Hoạt động sản xuất bà con chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống là chính. Các hộ ít tiếp xúc với các quy trình kỹ thuật, có khoảng 46,67% số hộ không được tham gia tập huấn kỹ thuật hoặc trao đổi kinh nghiệm với các chương trình dự án phát triển. Điều này đã làm phần nào hạn chế đến việc phòng ngừa sâu bệnh, kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như kỹ thuật xử lý dứa trái vụ của hộ sản xuất.

Giá cả đầu đầu ra là nhân tố mà hầu hết bà con quan tâm. Hiện nay, mức giá trên thị trường tương đối cao. Nhưng mức giá mà nhà máy mua thấp hơn so với mức giá ở thị trường tự do. Điều này đã gây tâm lý không tốt đến người sản xuất dứa.

Cơ sở hạ tầng: Mặc dù đã được quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi nhưng việc vận chuyển dứa của người dân đến nhà máy còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống đê, đập phục vụ nước tưới cho sản xuất chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các nông hộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của người dân địa phương, đặc biệt là phục vụ cho quá trình sản xuất dứa.

Điều kiện đất đai còn manh mún, nhỏ lẻ, độ phì nhiêu của đất đang bị giảm nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao ảnh hưởng đến năng xuất của dứa. Vì thế cần phải có biện pháp cải tạo, nâng cao chất lượng của đất trong những điều kiện có thể.

Tình hình cung cấp dứa cho nhà máy gặp một số khó khăn. Do năng lực chế biến của nhà máy còn nhiều hạn chế. Vào chính vụ, nhà máy thu mua không hết nguyên liệu nên xảy ra hiện tượng ùn tắc, dư thừa, dứa bị hư hỏng nhiều đã gây thiệt hại cho bà con nông dân. Khả năng thanh toán tiền của nhà máy cho người dân chậm, trong khi người dân cần một lượng vốn để tái đầu tư sản xuất đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy ở những vụ tiếp theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khó khăn lớn nhất không thể không nhắc đến là khó khăn do thời tiết, thiên tai.

Một số hộ xử lý dứa trái vụ gặp nhiều rủi ro. Vì nếu gặp trời mưa thì họ phải tiến hành xử lý lại đã làm cho phí phí sản xuất bị đẩy lên do tốn thêm chi phí mua thuốc xử lý, công sức cộng thêm thời gian.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất dứa của các hộ điều tra trên địa bàn xã Quỳnh Châu còn gặp nhiều khó khăn. Để phát huy hơn nữa vai trò của ngành trồng trọt nói chung và hoạt động trồng dứa nói riêng cần có sự chung tay góp sức của các ban ngành, đoàn thể cùng với sự nỗ lực không ngừng của nhân dân để giải quyết những khó khăn đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

2.6.2. Nhu cầu của hộ

Những đổi mới trong sản xuất trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn xã Quỳnh Châu nói riêng đã có những chuyển biến tích cực đến năng suất và hiệu quả sản xuất dứa của các hộ nông dân. Trong thời gian tới, người dân vẫn rất cần đến sự quan tâm của các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước. Để thấy được nhu cầu và nguyện vọng của các hộ sản xuất chúng tôi tập hợp được kết quả như bảng sau:

Bảng 23: Một số nhu cầu của các hộ sản xuất dứa

Nhu cầu của hộ điều tra Số hộ đồng ý Tỷ lệ (%) 1. Vay vốn sản xuất

2. Tập huấn kỹ thuật 3. Ổn định đầu ra 4. Đầu tư cơ sở hạ tầng

5. Cung cấp thông tin thị trường 6. Sự quan tâm của ban ngành 7. Mở rộng quy mô đất đai

8. Nhà máy ký kết hợp đồng với người dân

20 60 60 60 60 60 33 45

33,33 100 100 100 100 100 55 75 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ)

Người dân cho rằng, việc vay vốn gặp nhiều khó khăn: vì thủ tục giấy tờ rườm rà, phức tạp nên các hộ ngại vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Hầu hết các hộ được

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu cho thấy, vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kênh mương, thủy lợi được tất cả bà con quan tâm. Một nhu cầu cũng được đặt ngang hàng với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng không kém phần cấp thiết đó là người dân mong muốn giá cả đầu ra ổn định, không bị ép giá. Đây có thể coi là vấn đề bức xúc trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân. Một số ý kiến cho rằng, nếu nhà máy ký kết hợp đồng lâu dài, nâng cao năng lực chế biến thì những hộ sản xuất dứa sẽ yên tâm sản xuất hơn. Do vậy, cần phải có hợp đồng giữa nhà máy và người dân đảm bảo hai bên cùng có lợi.

Bên cạnh những yêu cầu trên, người nông dân cũng rất cần chính quyền địa phương và huyện thường xuyên quan tâm đến đời sống sản xuất cũng như tinh thần của người nông dân. Tổ chức các buổi tập huấn, tạo điều kiện hỗ trợ về giống, quy trình sản xuất và phân bón đến từng hộ dân. Đồng thời rà soát và quy hoạch vùng nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mở rộng, đầu tư sản suất nông nghiệp nói chung và sản xuất dứa nói riêng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã quỳnh châu, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)