ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã quỳnh châu, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 70 - 75)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG

Quỳnh Châu với điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho việc phát triển cây dứa.

Qua nhiều vụ sản xuất dứa, cây dứa đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trên địa bàn xã Quỳnh Châu. Trong những năm tới cây dứa vốn được xác định là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của xã.

- Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, xã đang chủ trương đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp kém hiệu quả, khuyến khích người dân đầu tư phát triển cây dứa.

- Từng bước khôi phục những vùng dứa đã phá đi, ổn định quy mô thông qua việc rà soát, quy hoạch lại vùng trồng dứa, tạo vùng sản xuất nguyên liệu dứa tập trung trong xã.

- Đi đôi với việc phát triển quy hoạch vùng nguyên liệu, trong định hướng sản xuất dứa xã cùng xác định đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, sản lượng dứa.

- Thành lập ban chỉ đạo phát triển từ nguyên liệu từ cấp xã đến cấp thôn xóm, phối hợp với nhà máy và các cấp lãnh đạo để triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển dứa nguyên liệu của tỉnh, huyện.

- Hàng năm cần có kế hoạch trích ngân sách địa phương để hỗ trợ nhân dân trong việc đầu tư phân bón, chồi giống cũng như việc triển khai chính sách hỗ trợ trồng dứa từ cấp trên xuống một cách kịp thời và nhanh chóng để bà con phấn khởi.

yên tâm sản xuất đạt kết quả cao.

Toàn xã phấn đấu duy trì và mở rộng diện tích dứa nguyên liệu, tăng năng suất dứa đưa Quỳnh Châu thành vùng dứa nguyên liệu bền vững nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống cho nhân dân trong xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DỨA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUỲNH CHÂU

Mục tiêu của xã trong những năm tới là chuyển dịch cơ cấu sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa. Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh có quy mô và khối lượng sản phẩm lớn để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến dứa tại xã. Đồng thời, đa dạng hóa cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm sử dụng hợp lí nguồn đất đai, lao động và tăng thu nhập cho nông dân. Từ đó, lấy chỉ tiêu giá trị mới tạo ra trên một đơn vị diện tích làm thước đo hiệu quả. Xuất phát từ mục tiêu trên và từ tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã cũng như những khó khăn và nhu cầu của hộ trồng dứa chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và mở rộng quy mô diện tích

UBND xã Quỳnh Châu kết hợp với nhà máy dứa đóng tại địa bàn tiến hành rà soát và quy hoạch lại vùng sản xuất dứa nguyên liệu để đảm bảo vùng nguyên liệu dứa có tính ổn định, lâu dài. Để đạt được mục tiêu 180 ha trong năm 2012 - 2013 thì các thành phần kinh tế phải phấn đấu mở rộng diện tích để đạt mục tiêu chung của toàn xã. Để đạt được kế hoạch này thì xã cần thực hiện các biện pháp sau:

- Mở rộng diện tích dứa, chủ yếu là chuyển đổi một số diện tích sắn, mía không hiệu quả. Tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp đang trồng cây khác cho năng suất thấp trên vùng gò đồi sang trồng dứa, khuyến khích người dân mở rộng diện tích.

- Thu hồi diện tích đất đã giao trồng cho hộ nông dân trồng dứa nhưng không trồng dứa để giao cho các hộ, tổ chức có điều kiện thâm canh cây trồng khác.

- Các hộ mở diện tích với quy mô lớn được hưởng chính sách hỗ trợ: trợ giá giống, phân bón, tiền khai hoang và cần cho vay vốn…

3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Giống: Tại xã Quỳnh Châu, hầu hết các hộ đều sử dụng giống Cayen, giống này hiện đang được trồng chủ yếu trên thế giới và Việt Nam. Có nước đầu tư chăm sóc tốt năng suất đạt từ 50- 60 tấn/ ha. Thực tế giống này cũng rất phù hợp với điều

Trường Đại học Kinh tế Huế

có hoặc mua ngoài nên chất lượng giống kém, không đồng đều, sâu bệnh. Việc sử dụng giống kém đã làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất dứa của các hộ gây khó khăn trong việc tiêu thụ. Vì vậy, nhà máy cũng như chính quyền địa phương cần có biện pháp cung cấp giống có chất lượng đồng đều. Khuyến khích bà con mua và sử dụng giống do nhà máy cung cấp, chọn giống tốt, tổ chức nhân giống đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu trên dịa bàn.

- Về chọn đất và làm đất: Không bố trí dứa Cayen vào những chân đất cát, thấp, dễ ngập nước. Tập trung chỉ đạo làm đất bằng máy để tạo tầng đất thâm canh dày, tơi xốp, dễ thoát nước, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ phát triển nhanh sau khi trồng. Sau khi cày phải có thời gian phơi ải với công tác xử lý đất đến khi trồng ít nhất 30 ngày. Đầu tư cải tạo đất một phần nâng cao năng suất dứa, đồng thời nâng cao chất lượng của đất để đảm bảo đất không bị thoái hóa, bạc màu sau nhiều năm sử dụng.

- Cần bón cân đối các loại phân vô cơ, tăng lượng phân hữu cơ hoai mục để cải tảo đất, không nên quá lạm dụng phân bón hóa học. Tùy vào nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây dứa để có kế hoạch bón phân đúng thời điểm, đúng quy cách và đúng quy trình kỹ thuật cho phép. Nếu làm được điều này sẽ góp phần cải tạo đất, vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, đảm bảo tăng năng suất và chất lượng cây trồng tốt hơn.

- Thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, nhất là diệt trừ sâu bọ hại dứa.

Hướng dẫn chỉ đạo nhân dân thực hiện nghiêm túc việc phân loại, xử lý chồi giống trước khi trồng đúng quy định.

- Mật độ trồng: tăng từ 50.000 chồi/ha lên 55.000 - 60.000 chồi/ha. Trước đây do kỹ thuật thâm canh còn hạn chế nên mật độ trồng nhìn chung còn thấp đã gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.

- Xử lý ra hoa trái vụ: Để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như việc thu mua của nhà máy cần thực hiện nghiêm ngặt kế hoạch rải vụ và xử lý ra hoa. Xử lý ra hoa 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày. Xử lý bằng đất đèn với nồng độ 2 - 3% và xử lý sau 17h.

Do đó, đội ngũ cán bộ nông vụ và nhà máy nắm chắc tình hình sinh trưởng, diễn biến thời tiết để hướng dẫn các hộ nông dân xử lý ra hoa đúng kỹ thuật, đảm bảo cây dứa

Trường Đại học Kinh tế Huế

ra hoa tập trung, rút ngắn thời gian thu hoạch, tăng năng suất. Chú trọng phương án xử lý ra hoa để tránh dứa ra hoa chín tập trung vào chính vụ.

- Rải vụ thu hoạch: Trong cùng một vụ có thể trồng theo từng đợt khác nhau với khoảnh cách thời gian hợp lý để dứa có thời gian sinh trưởng và cho quả khác nhau tránh chín tập trung.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dứa nói riêng.

3.2.3. Giải pháp về vốn

Vốn là yếu tố tiên quyết trong việc đầu tư sản xuất. Nhu cầu vốn để trồng dứa lớn nhất là đối với các hộ nghèo và các hộ có quy mô sản xuất lớn. Việc tiếp cận vốn vay của người dân còn vướng mắc, nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà nên bà con không chủ động vay để đầu tư trong sản xuất. Trong thời gian tới, Nhà nước, địa phương và Nhà máy cần phối hợp giải quyết các vướng mắc trên để người dân tích cực vay vốn, mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

3.2.4. Giải pháp về sản xuất

- Bên cạnh việc chuyên cây dứa, cần tổ chức trồng xen canh thêm một số loại cây như họ đậu, lạc để góp phần cải tạo đất, tận dụng đất đai tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Dứa là cây có khả năng sinh lưu gốc tốt, song không nên để gốc lưu quá lâu, bà con nên lưu gốc 2 - 3 vụ là hợp lý nhất để năng suất dứa được đảm bảo.

3.2.5. Giải pháp về chăm sóc

Trong nông nghiệp nói chung, việc hình thành nên năng suất, sản lượng chịu ảnh hưởng rất lớn của công chăm sóc của người sản xuất. Trong hoạt động sản xuất dứa, yêu cầu đầu tư một lượng công lao động lớn trong việc làm đất, gieo trồng (đối với dứa tơ), vun gốc, bón phân, cột dứa cho đến khi thu hoạch. Vì vậy, trong thời gian tới, yêu cầu các hộ sản xuất cần bố trí lao động hợp lý, tận dụng nguồn lao động gia đình nhằm giảm chi phí thuê lao động, tăng cường đầu tư chăm sóc dứa nhằm đem lại kết quả cao hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.6. Giải pháp về thị trường

- Nhìn chung, thị trường tiêu thụ dứa trong những năm gần đây diễn ra khá thuận lợi, dứa đến khi thu hoạch được tiêu thụ hết theo mức giá cạnh tranh giữa những người thu mua. Tuy nhiên, nông dân còn bị động trong khâu tiêu thụ như quyết định thời gian bán dứa, giá cả phương thức thu mua. Do đó, cần phải có một cơ chế trong vấn đề quản lý việc thực thi hợp đồng trong quan hệ mua bán để việc tiêu thụ dứa ổn định và bền vững hơn, đảm bảo lợi ích cho người trồng dứa.

- Đối với nhà máy: Cần phải cung cấp thông tin kịp thời đến nông hộ về giá thị trường, thông báo rõ chính sách thu mua ngay từ đầu vụ, giải quyết việc thanh toán trong thời gian sớm nhất để nông dân yên tâm sản xuất và có khả năng sử dụng vốn để tái tạo đầu tư sản xuất.

3.2.7. Giải pháp về khuyến nông

UBND xã cùng với cán bộ kỹ thuật của nhà máy về trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật trồng trọt đặc biệt là kỹ thuật trồng dứa cho bà con. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật để bà con tiếp cận với phương thức canh tác tiến bộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã quỳnh châu, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)