TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DỨA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã quỳnh châu, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 65)

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất dứa, là khâu quyết định tới hoạt động sản xuất của các vụ tiếp theo. Trong những năm trở lại đây, nhu cầu về sản phẩm dứa tương đối cao, lợi nhuận mà cây dứa mang lại so với cây khác khá lớn.

Quỳnh Châu là một trong những địa bàn được quy hoạch trồng dứa nguyên liệu chủ yếu cho nhà máy chế biến dứa Nghệ An. Nhưng cho đến nay, dứa trên địa bàn xã Quỳnh Châu không chỉ được tiêu thụ cho nhà máy mà còn tham gia vào nhiều kênh phân phối trên thị trường rau quả ở các địa phương ngoại tỉnh khác. Mặc dù, năm 2010 - 2011, giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất tăng cao đã ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dứa nói riêng.

Tuy nhiên, giá cả đầu ra của dứa vẫn tương đối ổn định, việc tiêu thụ dứa khá thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng dứa tươi và dứa chế biến ngày càng cao và không còn là nỗi lo của bà con nông dân.

Hiện nay giá dứa trên thị trường giao động ở mức tương đối từ 3.000đ - 4.500đ/1kg. Vào những thời điểm trái vụ như ngày lễ, dịp tết giá dứa có khi lên đến 5.000đ/1kg. Dứa được tiêu thụ quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào chính vụ tháng 6,7 và trái vụ tháng 1,2,3 hàng năm. Còn những tháng còn lại lượng tiêu thụ ít và chỉ đáp ứng cho thị trường bán lẻ.

Qua quá trình thực tế tại địa phương, đề tài đã xây dựng được mô hình các kênh tiêu thụ dứa trên địa bàn xã Quỳnh Châu như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

10%

30%

60%

Sơ đồ 1: Các kênh tiêu thụ Dứa trên địa bàn xã Quỳnh Châu

Kênh tiêu thụ 1

Dứa sau khi thu hoạch, hộ nông dân bán dứa trực tiếp cho nhà máy chế biến dứa cô đặc xuất khẩu Nghệ An (đóng tại địa bàn xã Quỳnh Châu). Trước thời điểm thu hoạch, cán bộ kỹ thuật thuộc phòng Nông vụ của nhà máy về trực tiếp vườn dứa để kiểm tra, xác định thời điểm thu hoạch và thống nhất giá bán với người dân. Đến mùa thu hoạch, dứa được thu hoạch tại ruộng và vận chuyển thẳng đến nhà máy. Mỗi lần vận chuyển người dân được hỗ trợ từ 130 - 150 nghìn đồng/1 tấn dứa. Trước đây vào những vụ dứa đầu, khi nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất, việc ký kết hợp đồng với người dân thông qua phương thức cho nông dân ứng trước vật tư như phân bón, hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc, xử lý ra hoa trái vụ. Đến vụ thu hoạch nhà máy thu mua

Hộ trồng dứa Thương lái và thu

gom địa phương

Nhà máy chế biến xuất khẩu dứa Quỳnh Lưu Các chợ, thị

trường bán lẻ trong tỉnh

Các chợ, thị trường bán lẻ ngoại tỉnh

Người tiêu dùng

Nhà máy chế biến ngoại tỉnh

3 2 1

Trường Đại học Kinh tế Huế

sau 18 tháng. Hiện nay, đa số hộ nông dân đã có vốn tự sản xuất, mua trực tiếp vật tư từ nhà máy nên họ ít phải trả lãi suất như trước đây. Năng lực chế biến của nhà máy còn hạn chế, người dân sản xuất đại trà theo mùa vụ. Việc ứng dụng kỹ thuật rải vụ chưa cao, dứa sản xuất ra nhà máy mua không hết hoặc dứa trái vụ sản xuất ra không đủ để nhà máy hoạt động (nên nhà máy dừng thu mua dứa trái vụ), dứa bị hư hỏng nhiêu đã gây thiệt hại cho bà con. Thêm vào đó, nhà máy thu mua với mức giá thấp hơn so với thị trường bán lẻ, thanh toán chậm. Trong khi đó, người dân cần một lượng vốn đủ lớn để tiến hành đầu tư cho những vụ sau. Việc thu mua còn nhiều phiền hà vì phải phân ra nhiều loại quả ứng với những mức giá khác nhau... đã gây cản trở đến việc tiêu thụ cho người dân. Đồng thời làm mất niềm tin của nông dân đối với nhà máy.

Mặc dù vậy, hiện nay nhà máy đã khắc phục được một số hạn chế trong việc thu mua và chế biến dứa xuất khẩu. Do đó, dứa ở xã Quỳnh Châu chủ yếu là tiêu thụ cho nhà máy chế biến dứa cô đặc xuất khẩu Nghệ An. Đây là kênh phân phối lớn nhất chiếm khoảng 60%. So với những kênh tiêu thụ khác thì việc bán dứa cho nhà máy có nhiều ưu điểm đó là: nhà máy thu mua 1 lần với số lượng lớn và đại trà, quãng đường vận chuyển gần, được hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí vận chuyển nên việc mua bán diễn ra nhanh chóng hơn.

Một số hộ cho biết, nếu năng lực chế biến của nhà máy được cải thiện, nhà máy tổ chức ký kết hợp đồng chặt chẽ hơn với người dân thì đa số họ thích bán cho nhà máy hơn. Vì đầu ra dứa cho nhà máy ổn định hơn ở thị trường tiêu thụ khác. Mặt khác, việc đầu tư dứa cần khá nhiều vốn, thời gian, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng như xử lý dứa trái vụ tương đối kỹ lưỡng mới cho năng suất cao. Vì vậy, việc ký kết hợp đồng với nhà máy người nông dân là cần thiết để giảm bớt được gánh nặng và yên tâm sản xuất.

Kênh tiêu thụ 2

Ở kênh này, dứa được tiêu thụ thông qua người thu gom nhỏ ở địa phương và các thương lái lớn ở trong Tỉnh và ngoại Tỉnh. Những người thu gom nhỏ chủ yếu tiêu thụ ở các chợ lân cận trong huyện, thị trường rau quả ở Diễn Châu, thành phố Vinh...

Trường Đại học Kinh tế Huế

lân cận khác (chủ yếu các thị trường ở miền Bắc). Từ chỗ nguyên liệu dứa chỉ cung cấp cho nhà máy chế biến dứa Nghệ An thì bây giờ thị trường tiêu thụ đã vươn xa hơn đến các tỉnh khác trong nước. Đây là kênh phân phối lớn thứ 2 trong tổng lượng tiêu thụ dứa tại địa bàn (chiếm 28%). Bán dứa theo hình thức này có ưu điểm là dễ tiêu thụ, hạn chế quả bị rám nắng (vì thương lái chủ yếu mua dứa xanh), sâu đục quả nên trọng lượng dứa cao và khi bán cho giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, giá bán cho người thu gom nhỏ và thương lái lớn cao hơn giá bán cho nhà máy nên kết quả và hiệu quả cao hơn. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt do đó bà con thấy phấn khởi hơn. Tuy nhiên, người thu gom và thương lái mua với số lượng không lớn và đại trà như nhà máy, họ đến tại ruộng để mua và có quyền lựa chọn. Trong trường hợp dứa được mùa nông dân thường bị ép giá gây bất lợi cho người sản xuất.

Kênh tiêu thụ 3

Hộ sản xuất tận dụng lao động gia đình và vật dụng chuyên chở đến các chợ để bán sỉ, bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng (chiếm 12%). Dứa tiêu thụ ở kênh này chủ yếu là những hộ sản xuất nhỏ và phần dứa còn lại sau khi nhập cho nhà máy và thương lái. Hầu hết dứa được bán quanh năm vì một số hộ dân xử lý dứa trái vụ với diện tích nhỏ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dứa quả cho người dân địa phương (đặc biệt là vào ngày lễ, dịp tết), giá vào thời điểm này thường cao do khan hiếm nguồn cung.

Tóm lại, việc tiêu thu dứa của hộ nông dân phần lớn tập trung cho nhà máy. Vì vậy, nhà máy cần phải có giải pháp thu mua nguyên liệu dứa kịp thời, tránh tình trạng dứa bị ùn tắc, dư thừa. Cần phải nâng cao năng lực chế biến, ký kết hợp đồng hai bên cùng có lợi để người dân yên tâm đầu tư sản xuất.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã quỳnh châu, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)