Năng lực sản của các hộ được điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã quỳnh châu, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)

2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DỨA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.3.1. Năng lực sản của các hộ được điều tra

Năng lực sản xuất thể hiện mức độ trang bị các yếu tố đầu vào cần thiết như lao động (LĐ), đất đai, tư liệu sản xuất (TLSX), kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất… Khi năng lực sản xuất của hộ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì sẽ làm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả, mức độ chi phí trên một đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất. Chính năng lực sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dứa của nông hộ nói riêng.

2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Bảng 13: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Số hộ điều tra Hộ 60 100

2. Tổng nhân khẩu - Nam

- Nữ

Người

366 170 196

100 46,45 53,55

3. Lao động nông nghiệp Người 199 54,37

4. Tuổi chủ hộ BQ Tuổi 46,88 -

5. Năm kinh nghiệm BQ Năm 8,8 -

6. NKBQ/hộ Khẩu/hộ 6,1 -

7. LĐNNBQ/hộ Lao động/hộ 3,32 -

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ)

Lao động là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi địa phương và từng hộ gia đình. Sử dụng lao động hợp lý trong nông nghiệp, nông thôn là một điều kiện rất quan trọng để tăng khối lượng sản phẩm và tạo nguồn thu cho người

Trường Đại học Kinh tế Huế

dân. Từ bảng số 13 cho thấy, bình quân mỗi hộ có 6,1 nhân khẩu. Trong đó, số lượng nam chiếm 46,45%, nữ chiếm 53,55%, tỷ lệ nam nữ chênh lệch nhau không lớn.

Xét về tình hình sử dụng lao động nông nghiệp, do Quỳnh Châu là vùng thuần nông nên lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của hộ.

Bình quân mỗi hộ huy động được 3,32 lao động (chiếm 54,37% tổng nhân khẩu).

Tuổi bình quân chung của các hộ điều tra là 46, 88 tuổi, đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Cụ thể, bình quân mỗi chủ hộ có 8,8 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất dứa, cần cù và có nhiều biện pháp kỹ thuật truyền thống trong công tác gieo trồng và chăm sóc. Điều này là hợp lý, vì việc trồng dứa của các hộ nông dân đã được tiến hành từ rất lâu, đặc biệt rất mạnh từ những năm có đề án, chủ trương phát triển vùng nguyên liệu dứa năm 2002. Nhưng do ảnh hưởng của tập quán canh tác lâu đời nên họ ít tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, vẫn mang tâm lý “tiểu nông”, sợ rủi ro.

Tóm lại, từ kết quả đã thu thập và tổng hợp được, lao động gia đình là nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế hộ gia đình nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nếu tính đến “chi phí cơ hội” của lao động gia đình trong sản xuất dứa thì chi phí sản xuất bị đẩy lên rất cao. Một số hộ có quy mô sản xuất dứa lớn, thiếu nguồn nhân lực gia đình phải thuê với giá rất cao. Việc tận dụng nguồn lao động sẵn có là lợi thế để nâng cao giá trị sản xuất cho bà con. Vấn đề nâng cao năng lực và trình độ sản xuất cho các hộ nông dân đang rất cần thiết. Do đó, chính quyền địa phương cần phải có các chương trình nhằm tăng tính hiểu biết cho người dân như công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật trong quá trình sản xuất để từ đó sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động.

2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có của 60 hộ được điều tra, đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất 55,43% với 149,9 ha. Phát triển lâm nghiệp bằng trồng rừng trên đất đồi như keo, lát, bạch đàn… và khoanh nuôi bảo vệ rừng đang được triển khai và chú trọng phát triển theo hướng kinh tế bền vững và lâu dài trên địa bàn xã. Đất trồng dứa chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp với 35,7 ha chiếm 13,2% chủ yếu được trồng trên vùng đất gò đồi, một số ít được trồng ở

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 14: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ được điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp Ha 270,42 100

- DT trồng dứa Ha 35,70 13,20

- DT trồng mía Ha 12,30 4,55

- DT trồng sắn Ha 18,10 6,69

- DT đất lâm nghiệp Ha 149,90 55,43

- DT đất khác Ha 54,42 20,12

Chỉ tiêu bình quân

- DTBQ đất NN/hộ Ha/hộ 4,507 -

- DTBQ đất NN/LĐNN Ha/LĐNN 1,360 -

- DTBQ trồng dứa/hộ Ha/hộ 0,595 -

- DTBQ trồng dứa/LĐNN Ha/LĐNN 0,179 -

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ)

Tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân mỗi hộ là 4,507 ha. Trong đó, diện tích trồng dứa bình quân của một hộ là 0,595 ha, diện tích dứa bình quân cho một lao động nông nghiệp của hộ là 0,179 ha. Quỳnh Châu là một trong những xã có diện tích trồng dứa lớn nhất của huyện. Trên cùng một loại đất ta có thể thấy, diện tích trồng dứa lớn hơn so với diện tích trồng của các loại cây khác như mía và sắn. Điều này khẳng định rằng: dứa là cây có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế hộ ở đây, và cũng cho thấy ở đây đã hình thành chuyên canh sản xuất dứa nguyên liệu.

2.3.1.3. Tình hình trang thiết bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra

Cùng với đất đai và lao động, TLXS cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bởi TLSX có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và năng suất lao động. Với TLXS hiện đại, có thể giúp tăng năng suất, giảm chi phí và giải phóng sức lao động chân tay cho người lao động.

Các TLSX chủ yếu bao gồm: trâu bò để cày kéo, xe bò lốp (để chuyên chở vật tư phục vụ sản xuất dứa cũng như sản phẩm sau thu hoạch), bình phun thuốc, cày bừa bằng tay… Nhìn chung, tư liệu phục vụ cho sản xuất dứa còn thô sơ, số lượng cày máy và xe cải tiến rất ít, chủ yếu là thuê ngoài. Qua điều tra, đa số các hộ đầu tư xây

Trường Đại học Kinh tế Huế

dựng nhà trại tại vườn để tiện cho việc chăm sóc, quản lý cũng như là nơi để chứa dứa sau khi thu hoạch.

Bảng 15: Tình hình trang thiết bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (Tính bình quân/hộ)

Tư liệu sản xuất ĐVT Số lượng Thời gian sử dụng

1. Trâu, bò Con 2,02 6,67

2. Cày, bừa Cái 1,00 7

3. Xe bò lốp Chiếc 1,00 10

4. Bình phun thuốc Cái 1,23 5,5

5. Máy bơm Cái 0,57 6,33

6. Nông cụ Cái 9,97 5

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ)

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất dứa của hộ gia đình ở xã quỳnh châu, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)