2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DỨA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất dứa của các hộ điều tra theo phương pháp hạch toán
2.3.2.1. Chi phí sản xuất dứa 1 sào dứa
2.3.2.1.1. Chi phí đầu tư cho một chu kỳ sản xuất dứa của các hộ điều tra
Đối với hoạt động sản xuất dứa, chi phí đầu vào bao gồm chi phí phân bón, vôi, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), công lao động… Chi phí qua các năm của một chu kỳ sản xuất dứa được phản ánh qua bảng 16 như sau.
Trong đó, chi phí ban đầu cho quá trình sản xuất bao gồm: thuê làm đất, mua giống, mua phân bón, gieo trồng… Theo số liệu điều tra, trong tổng chi phí đầu tư ban đầu, chi phí phân bón và lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Tuy nhiên, từ cuối năm 1 trở đi chi phí đã giảm đi rất nhiều so với chi phí đầu tư ban đầu vì chi phí lao động giảm xuống. Đặc biệt, những năm này, hộ gia đình không phải bỏ chi phí cho việc trồng mới hay gieo trồng nên chi phí đầu tư thấp hơn là điều dễ hiểu. Mặc dù từ năm 2 đến năm 4, mức đầu tư biến động do mức giá chênh lệch nhưng mức chênh lệch đó không lớn. Nhìn vào bảng 16 cho thấy, ở năm 3 có tổng chi phí sản xuất lớn hơn năm 2. Nguyên nhân là vì: sau khi thu hoạch dứa ở giai đoạn đầu tiên, hộ gia đình tiến hành đầu tư chăm sóc cho dứa lưu gốc 1. Giai đoạn này chồi dứa bắt đầu một giai đoạn sinh trưởng và phát triển mới. Do đó, bà con cần tập trung chăm sóc để đảm bảo cây dứa cho năng suất cao.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 16: Chi phí đầu tư cho một chu kỳ sản xuất dứa
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Theo thời gian Đầu tư
ban đầu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Tổng
Làm đất 150 0
Vôi 47,29 0 0 0 0 47,29
Giống 823,76 0 0 0 0 823,76
Trồng 278,67 0 0 0 0 278,67
Lân 200 0 0 0 0 200
Đạm 100,52 0 70,93 69,03 0 240,48
NPK 479,28 504,83 502,76 522,10 504 2.512,97
Thuốc BVTV 0 20,88 22,76 30,88 49,02 123.54
Chăm sóc 0 643,98 580,03 702,49 659,18 2.585,68
Cột 0 0 353,78 351,93 189,51 895,22
Thu hoạch 0 0 208,34 177,07 136,30 521,71
Chi phí khác 0 0 80,11 99,45 32,61 212,17
Phí, thuế 0 0 15 15 15 45
Tổng chi phí 2.079,52 1.169,69 1.833,71 1.967,95 1.585,62 8.636,69 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ)
Năm thứ 4: Đây là thời kỳ sản xuất cuối cùng của cây dứa. Thời kỳ này cây dứa đã vào giai đoạn suy thoái, cây già cỗi và dễ bị bật gốc nên người dân có đầu tư chi phí về phân bón và chăm sóc nhưng họ ít quan tâm hơn.
Quá trình điều tra thực tế đã cho thấy rằng: hầu hết các hộ gia đình đều tập trung vào giai đoạn đầu của quá trình trồng và phát triển cây dứa. Vì vậy, chi phí sản xuất ở những năm đầu tiên thường cao hơn những năm còn lại.
2.3.2.1.2. Chi phí đầu tư 1 sào dứa theo từng giai đoạn sản xuất
Dứa là cây trồng có thể trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần. Khác với những loại cây lâu năm khác, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch lần đầu tiên chỉ từ 18- 24 tháng và cho quả ở những vụ tiếp theo chỉ mất khoảng 16 - 18 tháng. Để thuận lợi cho việc thâm canh tăng năng suất, đặc biệt là đối với dứa Cayen, người dân ở xã
Trường Đại học Kinh tế Huế
Quỳnh Châu chỉ thu hoạch từ 2 - 3 lần quả và chủ yếu là 2 lần quả (dứa tơ, dứa gốc 1 còn dứa gốc 2 có thể được giữ lại để lấy chồi cho những vụ sau) rồi phá đi trồng lại.
Do đó, trong quá trình tiến hành tiến hành điều tra thực tế tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành phân chia quá trình sản xuất dứa của các hộ điều tra thành 3 giai đoạn (dứa tơ, dứa gốc 1, dứa gốc 2). Từ đó có thể phân tích được sự khác nhau về mức đầu tư cũng như sự khác nhau về kết quả và hiệu quả thu được của từng giai đoạn.
Bảng 17: Cơ cấu chi phí từng giai đoạn sản xuất dứa của các hộ điều tra (Tính BQ trên sào)
Chỉ tiêu
BQC
Dứa tơ Dứa gốc 1 Dứa gốc 2
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) (%)
Chi phí phân bổ 768,25 21,67 768,25 28,08 768,25 32,64
Đạm 70,93 2,00 69,03 2,52 0 -
NPK 1.007,59 28,40 522,10 19,09 504,00 21,41
Thuốc BVTV 43,65 1,23 30,88 1,13 49,02 2,08
Chăm sóc 999,01 28,17 702,45 25,67 659,18 28,00
Cột 353,78 9,98 351,93 12,86 189,51 8,05
Thu hoạch 208,34 5,87 177,07 6,47 136,30 5,79
Chi phí khác 80,11 2,26 99,45 3,63 32,61 1,39
Phí, thuế 15 0,42 15 0,55 15 0,64
Tổng chi phí 3.546,66 100 2.736,16 100 2.353,87 100 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ)
Đối với những cây trồng lâu năm như cao su, cà phê, keo... thường được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản kéo dài từ 7 - 8 năm, đây là thời kỳ đầu tư, chăm sóc cho cây sinh trưởng, phát triển và sẽ cho khai thác vào năm thứ 8. Nhưng đối với cây dứa có sự khác biệt, mỗi giai đoạn đều có sự sinh trưởng và phát triển riêng và cho thu hoạch theo từng giai
Trường Đại học Kinh tế Huế
của dứa tơ, giai đoạn cuối cùng sinh trưởng từ chồi mới của dứa gốc 1. Do đó, trong quá trình thực tế tại địa phương, đề tài đã tiến hành phân tích riêng mức độ đầu tư đối với từng giai đoạn sản xuất dứa như bảng 17.
Từ bảng số liệu cho thấy, mức độ đầu tư chi phí cho từng giai đoạn có sự khác nhau. Tổng chi phí sản xuất của dứa tơ lớn nhất và giảm dần qua từng giai đoạn. Dứa tơ là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sản suất, để có thể lưu dứa gốc 1 và gốc 2 đòi hỏi dứa trồng mới phải được đầu tư và chăm sóc kỹ càng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Điều này đã làm cho chi phí đầu tư của dứa tơ tăng lên. Ngược lại, giai đoạn gốc 2, cây dứa đã tỏ ra già cỗi, năng suất giảm nên hộ sản suất không còn chú trọng trong việc đầu tư và chăm sóc. Đa số diện tích dứa bị giảm do hộ gia đình phá đi trồng lại. Những hộ gia đình còn lưu gốc 2 một phần để lấy quả và phần lớn lấy chồi cho chu kỳ sản suất tiếp theo.
+ Chi phí phân bổ: Đây là khoản chi phí mà hộ gia đình đã sử dụng để đầu tư ban đầu cho quá trình sản xuất dứa. Những khoản chi phí này bao gồm: thuê làm đất, đầu tư giống, phân bón, công trồng... Chi phí này được phân bổ đều cho từng gốc dứa nên nó không thay đổi qua từng giai đoạn.
- Trong việc hình thành nên năng suất và phẩm chất cây dứa phân bón là một yếu tố quan trọng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng.
+ Đạm: Bình quân 1 sào dứa tơ cần phải đầu tư 70,93 nghìn đồng, dứa gốc 1 69,03 nghìn đồng và dứa gốc 2 đầu tư bằng không. Hộ gia đình bón đạm sau khi cây dứa mới cho quả, mục đích của công việc này là kích thích cho quả dứa to, tăng trọng lượng để tăng năng suất. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối cùng của cây dứa, hộ nông dân không đầu tư phân đạm. Vì giai đoạn này, năng suất của dứa giảm xuống rất nhiều, cây đã quá giá cỗi, đổ ngã nhiều, quả dứa nhỏ, trọng lượng thấp. Mặt khác, mục đích của việc lưu dứa gốc 2 của hộ không phải chỉ để cho quả nên hộ không chú trọng đầu tư nhiều về phân đạm.
+ NPK: Phân bón NPK do nhà máy dứa cung cấp nhằm phục vụ bà con trong quá trình sản xuất dứa. Đây là loại phân bón tổng hợp đã được chia tỷ lệ nên hầu hết người dân địa phương sử dụng để phục vụ sản xuất. NPK chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất của hộ gia đình. Mặc dù mức giá qua từng năm tăng lên và có sự
Trường Đại học Kinh tế Huế
phân bón NPK được sử dụng 2 lần để đảm bảo đúng kỹ thuật. Trong khi đó, dứa gốc 1 và gốc 2 chỉ bón phân một lần trong suốt thời gian sinh trưởng đến khi thu hoạch. Do đó, chi phí phân bón của dứa tơ bị đẩy lên cao.
- Quy trình sản xuất dứa khá phức tạp từ khâu làm đất (khai hoang, dọn mặt bằng, cày bừa...), chăm sóc (làm cỏ, xới đất, vun gốc, trồng xen, tỉa chồi, bón phân, cột...) cho đến khâu cuối cùng là thu hoạch và vận chuyển. Do đó nó đòi hỏi người trồng dứa phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công lao động. Ngoài những lao động mà hộ gia đình tự có thì họ phải chịu một khoản chi phí thuê lao động chăm sóc với giá cao từ 80 - 120 nghìn đồng/ngày công lao động.
+ Chi phí chăm sóc: Để cây dứa cho năng suất và sản lượng cao, yêu cầu hộ gia đình phải đầu tư một mức chi phí chăm sóc hợp lý để đảm bảo cho cây dứa sinh trưởng và phát triển đúng chu kỳ. Trong tổng chi phí sản xuất, chi phí chăm sóc chiếm tỷ lệ khá cao. Từ kết quả trên cho thấy, chi phí chăm sóc dứa tơ vẫn lớn nhất và có xu hướng giảm dần với hai giai đoạn sau. Điều này là do: thời gian sinh trưởng và phát triển của dứa trồng mới khá dài, thường là mất từ 18 - 24 tháng. Trong khi đó, dứa gốc 1 và gốc 2 chỉ mất khoảng 16 - 18 tháng có thể cho thu hoạch nên dứa tơ mất nhiều thời gian chăm sóc hơn.
+ Chi phí cột dứa: Chi phí này cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ lệ cho quả của cây dứa theo từng giai đoạn. Dứa thường cho thu hoạch chính vụ vào tháng 6, tháng 7.
Do đó, thời gian từ tháng 3 - 5 các hộ cần phải tiến hành cột dứa để tránh quả dứa bị xám nắng làm giảm trọng lượng và cho năng suất thấp. Đối với dứa tơ và dứa gốc 1, tỷ lệ cho quả đồng đều nên chi phí cho việc cột dứa cao hơn dứa gốc 2.
Công việc cuối cùng của quá trình sản xuất dứa là thu hoạch. Việc tăng cường công thu hoạch nhiều hay ít dựa vào mức sản lượng thu được bình quân 1 sào dứa của từng hộ gia đình. Theo như bảng 17, chi phí của dứa tơ lớn nhất và dứa gốc 2 thấp nhất. Điều này là phù hợp với từng gốc dứa.
Ngoài những chi phí đã kể trên, việc hoạch toán chi phí sản xuất không thể không kể đến những chi phí khác như: thuốc BVTV, chi phí khác (chi phí vận chuyển vật tư, một số chi phí bằng tiền khác...), phí, thuế. Tóm lại, chi phí đầu tư cho giai đoạn dứa tơ là cao nhất và dứa gốc 2 là thấp nhất. Điều này là hợp lý, vì dứa tơ là giai
Trường Đại học Kinh tế Huế
bám chặt mặt đất mà hai giai đoạn sau không có. Do đó, đòi hỏi hộ trồng dứa phải thường xuyên chú ý chăm sóc và kiểm tra vườn dứa để tránh chồi dứa bị thối gốc hoặc chết. Do đó, hộ sản xuất cần phải chú trọng đầu tư hợp lý với mức chi phí trên 1 sào dứa là thấp nhấp để tăng năng suất, sản lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần ổn định đời sống.
2.3.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất dứa của các hộ điều tra
Kết quả và hiệu quả là cơ sở để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh và lựa chọn mô hình sản suất tối ưu. Đây là phạm trù kinh tế phản ánh sự tương quan giữa kết quả đạt được, những hao phí về lao động và vật chất bỏ ra. Hiệu quả sản xuất cũng là mối quan tâm hàng đầu của các hộ sản xuất. Do mức đầu tư các yếu tố đầu vào, kinh nghiệm sản xuất của từng hộ khác nhau cũng như với ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cạnh dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất dứa của các hộ cũng có sự khác nhau.
Bảng số liệu 18 cho thấy, kết quả và hiệu quả sản xuất dứa phụ thuộc vào mức độ đầu tư chi phí và giữa các giai đoạn của chu kỳ sản xuất.
Bảng 18: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất dứa của các hộ điều tra (Bình quân trên sào)
Chỉ tiêu ĐVT
Bình quân chung
Dứa tơ Gốc 1 Gốc 2
- NSBQ Kg/sào 2.100,55 1.609,95 585,87
- Sản lượng Kg 760.400 582.800 107.800
- GO 1000đ/sào 7.351,93 5.956,80 2.636,41
- DI 1000đ/sào 1.436,04 872,57 638,24
- MI 1000đ/sào 5.390,33 4.558,66 978,69
- LĐ Công/sào 20,74 12,31 9,22
- GO/DI Lần 5,12 6,83 4,13
- MI/DI Lần 3,75 5,22 1,53
- GO/LĐ 1000đ/LĐ 354,48 483,90 285,95
- MI/LĐ 1000đ/LĐ 259,90 370,32 106,15
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Năng suất bình quân của một sào dứa tơ là 2.100,55kg, dứa gốc 1 là 1.609,9 kg, dứa gốc 2 là 585,87kg. Dứa tơ ở vụ đầu tiên cho quả, tỷ lệ cho quả chưa đồng đều nhưng gốc dứa còn vững chắc trong suốt thời kỳ ra hoa cho đến khi thu hoạch nên dứa chắc quả và cho năng suất cao hơn. Đến dứa gốc 1 năng suất dứa đã giảm. Ở giai đoạn này, những cây không cho quả ở giai đoạn dứa tơ bắt đầu cho quả ở dứa gốc 1 và hầu hết dứa ra quả đồng đều hơn. Tuy nhiên, giai đoạn dứa gốc 1 cây bắt đầu đổ ngã, quả có hiện tượng bị rám, trọng lượng quả không cao như ở dứa tơ nên năng suất kém hơn.
Dứa gốc 2 là giai đoạn cho quả cuối cùng của chu kỳ sản xuất, sau khi thu hoạch xong dứa vụ 2 (dứa gốc 1) bà con không còn chú trọng đến đầu tư cho cây dứa gốc 2 nữa. Vì ở giai đoạn này, gốc dứa đã tỏ ra già cỗi, chồi dứa đã quá cao nên dứa hay bị đổ ngã dẫn đến năng suất thấp hơn rất nhiều so với hai giai đoạn trước. Hầu hết hộ gia đình đã phá đi trồng lại hoặc một số hộ giữ lại chủ yếu để lấy quả đối với cây dứa còn chắc, phần còn lại để lấy chồi sử dụng cho vụ dứa tiếp theo.
Giá trị sản xuất (GO): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản lượng đạt được khi tính đến giá cả đầu ra của dứa. Qua điều tra cho thấy, những năm gần đây, thị trường đầu ra của dứa khá thuận lợi. Nhu cầu tiêu dùng dứa ngày càng cao, giá dứa tương đối ổn định với mức bình quân từ 3000 - 4.500 đồng/kg dứa làm cho giá trị sản xuất đạt kết quả cao. Bình quân cứ một sào dứa tơ đem lại 7.351,93 nghìn đồng, dứa gốc 1 là 5.956,80 nghìn đồng, dứa gốc 2 là 2.636,41 nghìn đồng. Thông qua bảng số 18, doanh thu của dứa tơ đem lại lớn hơn hai giai đoạn còn lại. Điều này là do năng suất của dứa tơ cao hơn dứa gốc 1 và gốc 2. Mặc dù mức giá bán ra thị trường có sự chênh lệch nhưng mức chênh lệch không lớn nên doanh thu dứa tơ đem lại lớn nhất. Bên cạnh đó, doanh thu của dứa tương đối cao là do vào dịp tết các hộ nông dân có thể bán dứa trái vụ với mức giá cao hơn chính vụ (chính vụ 1 kg dứa quả tươi có giá từ 3.000 - 3.500 đồng/kg (theo giá nhà máy) thì dứa trái vụ đạt được từ 3.500 - 4.000 đồng/kg, có thời điểm vào dịp tết giá dứa có thể lên đến 4.500 - 5.000 đồng/kg).
Chi phí trực tiếp (DI): Là khoản chi phí vật chất và dịch vụ mà hộ gia đình đã mua bằng tiền để sử dụng trong quá trình sản xuất. Từ bảng số liệu trên cho thấy, chi phí trực tiếp của dứa tơ cao nhất. Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sản xuất, cây dứa mới trồng khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào
Trường Đại học Kinh tế Huế
như: chi phí về phân bón, chi phí chăm sóc, chi phí trồng lại... Mặt khác, chi phí đầu tư phân bón của giai đoạn đầu nhiều (do phải bón thúc 2 lần), mức giá phân bón tương đối cao nên đã đẩy chi phí trung gian của dứa tơ lên cao.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí trực tiếp (DI), chi phí phân bổ đều theo từng giai đoạn,chi phí tài chính và các khoản thuế, phí khác có liên quan. Theo bảng 18, thu nhập hỗn hợp bình quân một sào dứa của các hộ điều tra theo từng giai đoạn sản xuất lần lượt là Dứa tơ là 5.390,33 nghìn đồng; Dứa gốc 1 là 4.558,66 nghìn đồng và Dứa gốc 2 là 978,69 nghìn đồng. Như vậy, thu nhập hỗn hợp bình quân 1 sào dứa giảm dần từ dứa tơ đến dứa gốc 2. Sở dĩ thu nhập hỗn hợp của dứa tơ cao hơn là do tổng giá trị sản xuất của dứa tơ lớn hơn rất nhiều so với gốc 1 và gốc 2. Bên cạnh đó, chi phí cho các khoản thuế, phí có liên quan không thay đổi.
Quá trình sản xuất dứa của các hộ điều tra còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, nhưng nhìn chung mức thu nhập đem lại từ mô hình này không nhỏ. Chính kết quả này đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ gia đình, đồng thời đã khẳng định được vai trò của mô hình sản xuất dứa trên địa bàn của xã.
Để phân tích rõ hơn các chỉ tiêu về hiệu quả của hoạt động trồng dứa ở quy mô hộ gia đình, ta xem xét các chỉ tiêu sau:
- Hiệu suất sử dụng chi phí trực tiếp: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng GO, MI.
Dứa tơ: cứ một đồng chi phí trực tiếp tạo ra 5,12 đồng giá trị sản xuất; 3,75 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp.
Dứa gốc 1: cứ một đồng chi phí trực tiếp tạo ra 6,83 đồng giá trị sản xuất; 5,22 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp.
Dứa gốc 2: cứ một đồng chi phí trực tiếp tạo ra 4,13 đồng giá trị sản xuất; 1,53 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp.
+ Hiệu quả sử dụng lao động của các hộ điều tra
Dứa tơ: cứ một lao động sẽ tạo ra được 354,48 nghìn đồng giá trị sản xuất;
259,90 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.
Dứa gốc 1: cứ một lao động sẽ tạo ra được 483,90 nghìn đồng giá trị sản xuất;
370,32 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp.
Trường Đại học Kinh tế Huế