2.4.1. Ảnh hưởng của mức đầu tư chi phí
Chi phí trực tiếp có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất sắn của các nông hộ. Mức độ đầu tư kết hợp các yếu tố khác sẽ tạo ra kết quả, hiệu quả khác nhau. Chi phí trực tiếp càng cao thì làm cho chi phí sản xuất càng lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao làm cho thu nhập bị giảm đi và ảnh hưởng tới người sản xuất. Để xem xét sự ảnh hưởng của nhân tố chi phí trực tiếp đến hiệu quả sản xuất dứa, đề tài phân tích mức đầu tư chi phí trực tiếp bình quân trên một sào dứa của các hộ điều tra như bảng 21.
Nhìn vào bảng 21 ta thấy, mức độ ảnh hưởng của chi phí trực tiếp (DI) đến kết quả và hiệu quả sản xuất dứa khá rõ rệt.
Đối với dứa tơ: Nhóm 1 có mức đầu tư chi phí trực tiếp bình quân nhỏ nhất gồm 23 hộ, chiếm 38,33% tổng số hộ điều tra. Bình quân 1 sào dứa của hộ thu được 7.243,94 nghìn đồng giá trị sản xuất, 5.586,28 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Nhóm 2 có chi phí trung gian trung bình gồm 26 hộ, chiếm 43,34% tổng số hộ điều tra. Nhóm 3 có mức đầu tư lớn nhất chỉ gồm 11 hộ, chiếm 18,33% đạt doanh thu bình quân là 8.142,97 nghìn đồng/sào.
Từ kết quả của giai đoạn dứa tơ đạt được ta thấy, mức đầu tư chi phí trực tiếp càng cao thì giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp càng lớn. Nếu chỉ dựa vào tiêu GO, DI, MI để kết luận thì không thể nhận xét được hiệu quả của việc đầu tư một đồng chi phí trực tiếp, không phải cứ bỏ ra chi phí càng nhiều thì có thể đem lại hiệu quả càng cao.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 21: Ảnh hưởng của chi phí trực tiếp đến kết quả, hiểu quả sản xuất dứa của các hộ điều tra (Tính bình quân trên sào)
TT Phân tổ theo DIBQ (1000đ)
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ
(%) DTBQ DIBQ
(1000đ)
GO (1000đ)
MI (1000đ)
GO/DI (lần)
MI/DI (lần) Dứa tơ
1 <1.300 23 38,33 5,74 1.157,48 7.243,94 5.586,28 6,26 4,83
2 1.300-1.689 26 43,34 6,38 1.482,76 7.132,83 5.124,25 4,81 3,46
3 ≥1.689 11 18,33 5,82 1.889,38 8.142,97 5.676,33 4,31 3,00
Gốc 1
1 <804 25 41,67 5,60 702,93 5.959,64 4.764,62 8,49 6,78
2 804-1.005 24 40,00 6,25 908,12 5.892,87 4.450,50 6,49 4,90
3 ≥1.005 11 18,33 6,55 1.128,36 6.084,44 4.383,51 5,39 3,88
Gốc 2
1 <603 20 33,33 3,20 548,75 2.601,56 954,02 4,74 1,74
2 603-715 27 45,00 3,48 667,51 2.642,55 1.067,25 3,96 1,60
3 ≥715 13 21,67 2,00 752,69 2.700,00 719,26 3,89 0,96
(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán)
Những hộ có mức đầu tư chi phí trực tiếp ở nhóm 1, cứ 1 đồng chi phí trực tiếp bỏ ra thu được 6,26 đồng giá trị sản xuất, 4,83 đồng thu nhập hỗn hợp. Đối với nhóm hộ có mức chi phí trực tiếp trung bình cứ đầu tư 1 đồng chí phí trực tiếp đem lại cho hộ sản xuất 4,81 đồng giá trị sản xuất và 3,64 đồng thu nhập hỗn hợp. Nhóm hộ có mức đầu tư chi phí trực tiếp lớn nhất cho kết quả GO/DI, MI/DI lần lượt là 4,31 và 3,00. Việc đầu tư chi phí càng cao chưa chắc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tổ 3 có mức chi phí đầu tư lớn nhất nhưng hiệu quả đem lại thấp hơn 2 tổ trước. Sở dĩ như vậy là do những nhóm hộ này mặc dù có mức đầu tư lớn nhưng việc sử dụng các yếu tố đầu vào chưa hợp lý, chưa tận dụng triệt để nguồn lực sẵn có nên hiệu quả đạt được chưa cao.
Bên cạnh đó, các hộ sản xuất dứa trên địa bàn có nhiều năm kinh nghiệm trồng dứa. Tuy nhiên, còn nhiều hộ vẫn áp dụng phương thức sản xuất truyền thống, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật chưa có khoa học nên chi phí bỏ ra còn rất lớn. Do vây, chính quyền địa phương cần phải tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Tổ chức sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Đối với dứa gốc 1: tương tự dứa tơ, chi phí đầu tư càng lớn thì giá trị sản suất thu lại càng cao. Tuy nhiên, chi phí đầu tư bình quân trên 1 sào cho dứa gốc 1 thấp hơn dứa tơ. Như đã phân tích ở phần trước, doanh thu đạt được của dứa gốc 1 thấp hơn giai đoạn dứa tơ do năng suất của giai đoạn này giảm xuống. Nhưng hiệu quả đạt được có sự khác biệt qua từng tổ. Cụ thể:
Nhóm 1 có chi phí đầu tư bình quân trên sào dưới 804 nghìn đồng chiếm tỷ lệ khá cao 41,67% trong tổng số 60 hộ được điều tra. Cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra thu được 8,49 đồng giá trị sản xuất; 6,78 đồng thu nhập hỗn hợp. Nhóm 2 có 25 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,67% . Nếu đầu tư 1 đồng chi phí trực tiếp thì sẽ thu về 6,49 đồng giá trị sản xuất (GO); và 4,90 đồng thu nhập hỗn hợp. Nhóm 3 là nhóm có mức đầu tư chi phí lớn nhất, cứ 1 đồng chi phí trực tiếp bỏ ra thu được 5,39 đồng giá trị sản xuất và 3,88 đồng thu nhập hỗn hợp. Trong 3 nhóm thì nhóm 1 có hiệu suất trên một đồng chi phí là lớn nhất và nhóm 3 có hiệu suất trên một đồng chi phí là thấp nhất.
Trường Đại học Kinh tế Huế
nguồn lực, tối thiểu hóa chi phí trung gian ở mức cho phép thì hiệu suất mang lại trên một đồng chi phí càng cao. Điều này cũng tương tự cho dứa gốc 3.
Tóm lại, những hộ có chi phí trực tiếp càng lớn chưa chắc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vẫn đang còn một số hộ đầu tư sản xuất dứa ở mức chi phí cao nhưng hiệu quả thu được không cao bằng những hộ có mức chi phí thấp và trung bình. Vấn đề đặt ra ở đây là các hộ sản xuất dứa một mặt tăng mức đầu tư chi phí một mặt phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào. Tránh lãng phí nguồn lực để đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho hộ sản xuất dứa trên địa bàn.
2.4.2. Ảnh hưởng của năng suất và giá bán
Để đánh giá một các cụ thể và chính xác hơn kết quả và hiệu quả của chu kỳ sản xuất dứa của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, đề tài đã nghiên cứu và phân tích tính nhạy cảm theo giá và rủi ro của hoạt động trồng dứa. Trong sản xuất nông nghiệp có những rủi ro xấu có thể xảy ra như thời tiết - khí hậu, chất lượng đất kém, chất lượng giống kém làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển, dịch bệnh... những rủi ro này có thể làm giảm năng suất cây trồng. Ngược lại, trong trường hợp hộ sản xuất gặp điều kiện thuận lợi sẽ làm cho cây dứa đạt năng suất cao nhất.
Ngoài yếu tố năng suất, biến động giá là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất. Điều này được thể hiện qua bảng 22.
Giả thiết đề tài đưa ra 3 mức giá và năng suất cao nhất, thấp nhất và trung bình để phân tích tác động của mức giá và năng suất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dứa.
Tại mức giá và năng suất thấp nhất từ các hộ điều tra, NPV = 2.141,06 nghìn đồng/sào, BCR là 1,29 lần. Ta thấy rằng, đây là mức thấp hơn nhiều so với mức BQ chung của các hộ điều tra. Tuy nhiên với mức giá và năng suất thấp nhất thì hoạt động sản xuất vẫn có hiệu quả (NPV > 0) và BCR > 1, tức là hoạt động sản xuất có lãi.
Tại mức giá và năng suất cao nhất, NPV mang lại cho cho mỗi sào dứa là 10.061,51 nghìn đồng, BCR = 2,37.
Như vậy, kết quả phân tích cho thấy, với mức giá và năng suất càng cao thì kết quả và hiệu quả thu được càng lớn. Điều này chứng tỏ: giá và năng suất có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất dứa của hộ nông dân.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 22: Phân tích tính nhạy cảm theo năng suất và giá Năng suất bình quân
(kg/sào)
Giá (1000đ)
Doanh thu (1000đ)
CPHT (cộng dồn)
TNHT
(cộng dồn) NPV BCR
Thấp nhất
500
Thấp nhất 3,500
1.750
7.337,99 9.479,05 2.141,06 1,29
1.250 4.375
1.650 5.775
BQC
585,87
BQC 4,000
2.343,48
7.337,99 13.707,36 6.367,37 1,88
1609.95 6.439,8
2.100,55 8.402,2
Cao nhất
750
Cao nhất 4,500
3.375
7.337,99 17.399,50 10.061,51 2,37
1.800 8.100
2.600 10.400
(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán)
Thông qua đây có thể kết luận, hoạt động trồng dứa mang lại hiệu quả cao cho các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. Mức sinh lợi của quá trình sản xuất tương đối cao.
Trong những điều kiện có tác động rủi ro của thị trường và các yếu tố khác thì hoạt động sản xuất vẫn đưa lại hiệu quả.