Các mô hình TCVM trên thế giới

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hôi phụ nữ thị xã hương thủy (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TCVM

1.5. CÁC MÔ HÌNH TCVM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.5.1. Các mô hình TCVM trên thế giới

1.5.1.1. Khu vực Châu Á 1.5.1.1.1. Băngladesh

Đầu tiên phải kể đến là mô hình ngân hàng làng xã của Grameen Bank (GB) với đa phần là phụ nữ có thu nhập thấp. Để tiếp cận được các khoản vốn vay của GB, các phụ nữ nghèo thường tổ chức theo nhóm 5 thành viên, sống trong cùng một khu vực dân cư, có hoàn cảnh kinh tế gần giống nhau. Hàng tuần, nhóm có tổ chức họp để xem xét tình hình thực hiện các khoản vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình hoàn trả... Nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn, hay không trả được nợ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả những thành viên còn lại. Ngoài việc mỗi nhóm phải tuân theo những qui định mang tính bắt buộc về tài chính, qui định của ngân hàng, bản thân từng nhóm cũng tự tuân thủ những nguyên tắc xã hội khác. Những qui định đó bao gồm: gia đình sinh ít con, trẻ em đều phải được đến trường, các thành viên tương trợ lẫn nhau...

Ở khu vực châu Á, đây là nơi tập trung nhiều người nghèo nhất trên thế giới, hoạt động của các tổ chức TCVM rất phát triển và thành công, ban đầu chỉ là những tổ chức TCVM phát triển có qui mô nhỏ, hoạt động thiếu tính bền vững.

Các chi phí bình quân cho hoạt động cao hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Nhưng từ những năm 1980 trở lại đây, TCVM khu vực này đã không ngừng mở rộng qui mô hoạt động do đã tìm ra những mô hình tổ chức phát triển phù hợp.

1.5.1.1.2. Thái Lan

Hoạt động tài chính vi mô của BAAC

Hoạt động tài chính vi mô được coi là công cụ XĐGN, cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của người nghèo, quản lý rủi ro, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với mục tiêu nâng cao đời sống của nông dân Thái Lan thông qua việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động đầu tư và Marketing sản phẩm nông nghiệp, BAAC có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động tài chính vi mô

Trường Đại học Kinh tế Huế

đảm bảo chi phí hoạt động hiệu quả và quản lý tài chính bền vững.

Cung cấp các dịch vụ tín dụng tới người nông dân để giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển các sản phẩm mới cho người nông dân và mở rộng điểm giao dịch để tăng khả năng tiếp cận của nông dân tới các dịch vụ tài chính của BAAC mà không tốn chi phí của họ; phát triển và cung cấp các dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để hỗ trợ người dân một cách hiệu quả, BAAC cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính vi mô tới người dân, bao gồm: Dịch vụ tiền gửi; cho vay; dịch vụ thanh toán;

dịch vụ chuyển tiền; dịch vụ bảo hiểm cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ. Đa dạng các dịch vụ giúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ của ngân hàng. Không chỉ đa dạng về các sản phẩm và dịch vụ, BAAC còn cung cấp vốn vay tới người dân bằng rất nhiều hình thức cho vay khác nhau như: Cho vay trực tiếp tới khách hàng vay vốn; cho vay thông qua các hợp tác xã; cho vay thông qua các hiệp hội; cho vay thông qua các ngân hàng làng; cho vay qua các nhóm tương hỗ;

cho vay dưới sự bảo lãnh của ngân hàng.

Với dịch vụ đa dạng và nhiều phương thức hỗ trợ vốn vay khác nhau, hoạt động tài chính vi mô của BAAC đã giúp người nghèo ở khu vực nông thôn có khả năng tham gia vào phát triển sản xuất nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Nhiều hộ gia đình có đủ năng lực quản lý doanh nghiệp nhỏ.

Một trong các hoạt động tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tài chính nông thôn đó là hoạt động tín dụng vi mô. BAAC cung cấp các món vay nhỏ tới người nghèo không có tài sản thế chấp, có nghề nghiệp ổn định và lịch sử tín dụng tốt. Hoạt động tín dụng vi mô cho phép người nghèo thực hiện các dự án nhỏ nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và thoát nghèo. BAAC thực hiện cho vay bán buôn đến các tổ nhóm và các tổ nhóm sẽ cho các thành viên vay lại.

Đồng thời, BAAC sẽ thực hiện cho vay nếu như tổ nhóm đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

-Một là, tổ nhóm phải chứng minh được có khả năng quản lý hoạt động SXKD, có kế hoạch sản xuất cụ thể.

-Hai là, tổ nhóm phải có điều lệ hoạt động rõ ràng.

-Ba là,các thành viên phải sống cùng địa phương/cộng đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Bốn là, lĩnh vực SXKD phải phù hợp với hoạt động nông nghiệp, tuân thủ các quy tắc của cộng đồng nơi sinh sống.

-Năm là, tổ nhóm phải đảm bảo truyền đạt được kỹ năng SXKD cho các thành viên.

Đối với các tổ nhóm đã phát triển theo hướng một doanh nghiệp tài chính nhỏ hoạt động dựa trên cộng đồng thì BAAC chỉ cung cấp món vay nếu tổ nhóm chứng minh được việc thực hiện tiết kiệm bắt buộc và cho vay lại các thành viên trong nhóm để họ tự SXKD. BAAC phân loại khách hàng là các tổ nhóm hoặc các doanh nghiệp tài chính nhỏ dựa trên cộng đồng với các tiêu chí: Tổ nhóm đã phát triển thành một tổ nhóm vững mạnh; có hệ thống quản lý tài chính tốt; có hệ thống kiểm tra nội bộ, hệ thống văn bản và quản lý tài chính chuẩn; có quy tắc hoạt động rõ ràng về chất lượng thành viên, tiết kiệm, vốn góp của các thành viên, phân chia cổ tức, phúc lợi xã hội, chế độ hợp thành của các thành viên và các quy định cần thiết khác về hoạt động của tổ nhóm; phải có hội đồng quản lý với sự tham gia của các thành viên có năng lực, tư cách đạo đức tốt

1.5.1.1.3.Ấn Độ

SHG (The self-help group) là một nhóm tự quản gồm, phổ biến từ 10 đến tối đa 20 thành viên, trong đó đa phần là phụ nữ. Nguồn vốn cho thành viên vay trong mỗi nhóm ban đầu là từ các khoản tiết kiệm của nhóm, ngoài ra còn các khoản khác như doanh thu, lãi, phí của hội viên. Ngoài ra, nhóm còn tìm kiếm từ các nguồn tài trợ như các ngân hàng thương mại, các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, tài trợ của Chính phủ… Hầu hết các SHG đều có sự liên kết với các tổ chức khác, có thể tổ chức đó là các NGOs. Có những SHG lại chọn hình thức liên kết với các ngân hàng, nhờ vào sự liên kết này mà các SHG có thêm các nguồn tài chính, giúp nâng cao trình độ quản lý, khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tiếp nhận các kĩ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống.

1.5.1.2. Khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ

TCVM với đối tượng khách hàng là những người nghèo, và chủ yếu ở các nước đang phát triển. Nhưng tại châu Âu, một lục địa già, với đa phần các nước đã thực hiện công nghiệp hoá từ vài trăm năm nay, lại có rất nhiều các tổ chức TCVM đang hoạt động. TCVM ở khu vực này chủ yếu hướng tới nhu cầu tìm việc làm cho người thất

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp, tạo thêm thu nhập cho người lao động nghèo (nhất là tại Đông Âu, nơi có tình trạng thất nghiệp cao) qua đó góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

Vì những lao động thất nghiệp có việc làm, đã không còn phải phụ thuộc vào trợ cấp thất nghiệp nữa. Bên cạnh đó, sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ ở khu vực này nhờ vào các khoản vay từ dịch vụ TCVM, đóng góp thêm thu nhập cho ngân sách, tạo ra nguồn cung hàng hoá đa dạng, đáp ứng cho nhu cầu dân cư và xã hội.

Tại Mỹ, từ khi Luật Đầu tư Công cộng ra đời vào năm 1977, đã yêu cầu bắt buộc nhiều ngân hàng thương mại phải thực hiện việc đầu tư vào nhóm dân cư nghèo sinh sống tại các khu đô thị, thành phố lớn và cả các vùng nông thôn. Ban đầu chỉ có một vài tổ chức phải thực thi Điều Luật trên, sau một thời gian thu được kết quả khích lệ, chính quyền liên bang đã mở rộng phạm vi áp dụng rộng hơn đếncác tổ chức tài chính, tín dụng trên cả nước. Nhưng khác với nhiều nơi, mặc dù phải quan tâm đến TCVM nhưng các ngân hàng, tổ chức tài chính ở Mỹ thường thực hiện các nghiệp vụ TCVM thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ chức xã hội.

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hôi phụ nữ thị xã hương thủy (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)