Kết quả hoạt động của chương trình TCVM Của HPN thị xã Hương Thủy

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hôi phụ nữ thị xã hương thủy (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TCVM CỦA HỘI PHỤ NỮ THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

2.3. CHƯƠNG TRÌNH TCVM CỦA HPN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

2.3.2. Kết quả hoạt động của chương trình TCVM Của HPN thị xã Hương Thủy

2.3.2.1 Số lượng tổ và thành viên

Số lượng tổ và thành viên vay vốn tại thị xã Hương Thủy được thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2.2: Số lượng thành viên tham gia

Chỉ tiêu Đơn

vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 2010/2006

+,- %

Xã có tổ TK&VV Số tổ TK&VV TV tổ TK&VV

Xã Tổ TV

6 150 4.500

8 250 6.111

10 270 7.925

12 275 8.330

12 300 9.521

6 150 5021

100 100 111,6 (Báo cáo HPN thị xã Hương Thủy) Qua khảo sát ta thấy rằng từ năm 2006 đến năm 2010 số xã có tổ TK tăng nhanh từ 6 xã lên 12 xã , tăng100 % và bình quân cứ mỗi năm là tăng lên 2 xã.

Cùng với sự tăng lên của số xã có tổ TK thì số tổ TK&VV và số thành viên của tổ cũng tăng lên tương ứng.Về số tổ TK&VV năm 2010 so với năm 2006 tăng 150 tổ ,tăng 100 %; số thành viên tăng lên 5021 thành viên, tăng 111,6 %. Sở dĩ vào năm 2006 số lượng tổ và số thành viên còn ít vì lúc này chương trình TCVM còn rất mới ở thị xã nên mọi người vẫn chưa hiểu và chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc và tham gia chương trình. Nhưng đến năm 2010 thì số lượng tăng lên rất đáng kể, điều này chứng tỏ chương trình đã được phổ biến và mở rộng qui mô, đồng thời khẳng định rằng chương trình đã đem lại một tín hiệu tích cực và thu hút được nhiều tành viên tham gia. Với mức độ tăng như thế này thì hi vọng ở tương lai chương trình sẽ ngày càng

Trường Đại học Kinh tế Huế

được nhân rộng và đem lại hiệu quả cao trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nghèo ở thị xã Hương Thủy

2.3.2.2. Kết quả hoạt động cho vay

Kết quả hoạt động cho vay là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh gía hiệu quả chương trình TCVM, qua bảng 2.3 sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động cho vay của HPN thị xã Hương Thủy trong giai đoạn 2006-2010

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay

Chỉ tiêu Đơn

vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 2010/2006

+,- %

1.Tổng DSCV 2. Tổng DSTN 3.Tổng Dư Nợ 6.DS cho vay

tr đ tr đ tr đ tr đ/tv

11.222 6752,18 40353,5

1,83

15.435 6042,7 41431

2,53

16.047 5932,4 58427

2,02

7.316 6247,370 733378,7

0,88

15.786 7558,479

78050,7 1.65

4.564 806.299 37696,5 -0,18

40,67 11,94 93,40 -9,83

(Báo cáo HPN thị xã Hương Thủy) Qua bảng phân tích các chỉ tiêu về kết quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo giai đoạn 2006 đến 2010 ta thấy:

- Doanh số cho vay tăng từ 11.222 triệu đồng năm 2006 lên 15.786 triệu đồng vào năm 2010, tăng 4.564 triệu đồng (+ 40,67%). Nhìn chung, doanh số cho vay cả về số tuyệt đối và số tương đối tăng không đều giữa các năm, mà phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn cung cấp từ Ngân hàng , năm nào nguồn vốn tăng mạnh thì doanh số cho vay tăng mạnh và doanh số cho vay tỷ lệ thuận với tăng trưởng nguồn vốn.

- Doanh số thu nợ tăng từ 6752,18 triệu đồng năm 2006 lên 7558,479 triệu đồng vào năm 2010, tăng 806.299 triệu đồng (+11,94%), tăng theo dư nợ đến hạn. Điều đặc biệt qua quan sát ở bảng trên ta thấy doanh số thu nợ ngoài việc phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người vay và các điều kiện khách quan, chủ quan khác thì doanh số thu nợ phụ thuộc một phần lớn vào doanh số cho vay.

- Dư nợ tăng dần qua các năm từ 40353,5 triệu đồng năm 2006 lên 78050,7 triệu đồng vào năm 2010, tăng 37696,5 triệu đồng (+93,40%), Dư nợ tăng tỷ lệ thuận với tăng trưởng nguồn vốn hàng năm.

- Mức cho vay bình quân giảm từ 1,83 triệu đồng/người năm 2006 xuống 1,65 triệu đồng/người vào năm 2010, giảm 0,18 triệu đồng (-9,83%).Trong đó, vào 2 năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

2007 và 2008 có mức cho vay bình quân là cao nhất, vì trong hai năm này tổng doanh số cho vay đạt ở mức cao mà số lượng thành viên được vay chỉ tăng nhẹ.Cũng qua bảng 2.3 cho thấy năm 2009 mức cho vay bình quân là thấp nhất vì doanh số cho vay ở mức thấp nhất trong tất cả các năm mà số lượng thành viên thì tương đối nhiều. Mức cho vay bình quân phụ thuộc chủ yếu vào doanh số cho vay và số lượt hộ vay hàng năm, số lượt hộ vay phụ thuộc vào việc bình xét tại tổ TK&VV

2.3.2.3. Tình hình huy động tiết kiệm

Theo quan điểm của TCVM để giúp cho người nghèo thoát nghèo một cách bền vững thì không chỉ hỗ trợ cho họ về vốn mà còn tạo cho họ một thói quen tiết kiệm.Tiết kiệm chính là một sự tích lũy vốn cho tương lai, nguồn vốn này được tích lũy càng nhiều thì cơ hội thoát nghèo càng tăng.

Có hai hình thức tiết kiệm chủ yếu đó là tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện .Nhưng trên thực tế tại thị xã Hương Thủy thì chương trình tiết kiệm bắt buộc vẫn chưa thực hiện được mà chỉ mới triển khai chương trình tiết kiệm tự nguyện

Bảng 2.4:Tình hình huy động tiết kiệm

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2006 2007 2008 2009 2010 2010/2006

+,- %

-TV tham gia TK -Tổng số tiền -TK bắt buộc -TK tự nguyện -TK b.quân/người

TV Tr đ Tr đ Tr đ Tr đ/tv

801 312 0 312 0,39

2073 386

0 386 0,19

4030 399,2

0 399,2

0,09

3393 294,2

0 294,2

0,12

3312 520

0 520 0,16

2511 208

0 208 -0.23

3,13 0,67 0 0,67 -0,59

(Báo cáo HPN thị xã Hương Thủy) Bảng 2.4 cho chúng ta thấy rằng : số lượng thành viên tham gia gửi tiết kiệm qua các năm tăng giảm không ổn định,năm 2007 và 2008 thì số lượng thành viên tăng nhưng năm 2009 và 2010 thì số lượng thành viên lại giảm, ví dụ năm 2008 tăng 1957 thành viên so với năm 2007 nhưng năm 2009 lại giảm 640 thành viên so với năm 2008. Điều đó cho thấy thói quen tiết kiệm của các thành viên vẫn chưa thật sự cao.

Cũng qua bảng 2.4 ta thấy : số tiền tiết kiệm nhìn chung tăng dần qua các năm, năm 2010 so với năm 2006 tăng 66,67% tương ứng 208 triệu.Tuy nhiên, lượng tăng lên là không nhiều, đồng thời mức tiền gửi bình quân trên đầu người cũng đang ở mức

Trường Đại học Kinh tế Huế

thấp, cho thấy chương trình tiết kiệm chưa thu hút được nhiều sự tham quan tâm của chị em và do đó chưa phát huy được hết vai trò của chương trình.Vì chương trình TCVM là một chương trình còn khá mới nên việc huy động tiết kiệm bắt buộc tại xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chị em ở đây vẫn chưa có thói quen tích lũy cho tương lai.Tuy nhiên, trong những năm tới đây thì xã sẽ bắt đầu triển khai chương trình tiết kiệm bắt buộc theo qui định trên qui mô khá lớn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hôi phụ nữ thị xã hương thủy (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)