Hiệu qủa hoạt động của chương trình TCVM ở thị xã Hương Thủy

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hôi phụ nữ thị xã hương thủy (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TCVM CỦA HỘI PHỤ NỮ THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

2.3. CHƯƠNG TRÌNH TCVM CỦA HPN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

2.3.3. Hiệu qủa hoạt động của chương trình TCVM ở thị xã Hương Thủy

Hiệu quả về mặt tài chính của chương trình TCVM được thể hiện qua bảng 2.5 Bảng 2.5: Hiệu qủa tài chính

Chỉ tiêu ĐV 2006 2007 2008 2009 2010 2010/2006

+,- %

1.DS thu lãi 2.Tỷ lệ nợ xấu 3.Tỷ lệ nợ quá hạn 4. Tỷ lệ nợ khoanh

tr đ

%

%

%

2218 0 0,80 0,72

1851,6 0 0,79 0,50

2636,9 0 1,09 0,20

2818,4 0 0,90 0,37

3143,9 0 1,05 0,27

925,9 0 0,25 -0,45

41,7 - - -

(Báo cáo HPN thị xã Hương Thủy) - Doanh số thu lãi năm 2010 tăng so năm 2006 là 925.9 triệu đồng (41,7%).

Doanh số thu lãi hàng năm tăng theo sự tăng trưởng của dư nợ. Doanh số thu lãi thể hiện nhiều ý nghĩa như hộ vay làm ăn có hiệu quả, phương thức thu lãi và lãi suất cho vay phù hợp. Đồng thời, cũng nói lên ý thức chấp hành nghĩa vụ trả lãi của hộ vay.

- Nợ quá hạn hầu hết có tỷ lệ dưới 1% trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 0.8% năm 2006 lên 1.05% vào năm 2010. Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nói lên chất lượng tín dụng cho vay.

- Tỷ lệ nợ khoanh giảm từ 0,72% năm 2006 xuống còn 0,27% vào năm 2010, nhìn chung tỷ lệ nợ khoanh giảm dần qua các năm, duy chỉ có năm 2009 có tăng so năm 2008 là 0,17% là do năm này NHCSXH thị xã Hương Thủy hạch toán khoanh nợ bị thiệt hại về dịch bệnh cúm gia cầm

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.3.2.Hiệu quả xã hội

Có thể nói ngoài hoạt động cho vay và huy động tiết kiệm, chương trình TCVM của HPN thị xã Hương Thủy đã có những tác động tích cực đối với các phong trào hoạt động của HPN :

- Thông qua chương trình TCVM thì HPN thị xã Hương Thủy đã dần dần xây dựng được một số vốn và tạo điều kiện cho Hội có những chương trình như mở các lớp dạy nghề nông thôn, đối tượng nghèo.Mở được 3 lớp may đào tạo 124 em, 5 lớp gia chánh 218 em.Mở 1 xưởng may thực hành và nhận hàng tạo việc làm thường xuyên cho 50 em với mức thu nhập bình quân 600.000đ – 700.000đ /em/tháng.

- Ngoài ra Hội còn vận động chị em thực hiện phong trào phụ nữ giúp nhau bằng việc làm cụ thể thiết thực như phong trào đổi công giúp 10.000 công,hỗ trợ 15.000 giống cây,12.000 giốn con.Hội còn vận động tinh thần tương trợ giúp nhau khi hoạn nạn

-Các hoạt động triển khai nói trên của Hội đã tạo điều kiện cho chị em phụ nữ tham gia nhiều hơn trong làm kinh tế gia đình và tham gia tích cực hơn trong các hoạt động xã hội

-Định kì cứ 3 tháng họp chi Hội 1 lần và 1 tháng họp tổ 1 lần, chị em thường xuyên đưa các chủ đề làm ăn phát triển kinh tế để thảo luận, trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau phát triển.Đồng thời phổ biến các nội dụng kiến thức nội dung có ý nghĩa thiết thực giúp cho chị em cải thiện cuộc sống gia đình, nắm bắt các thông tin kinh tế xã hội kịp thời để làm ăn có hiệu quả, có thói quen tiết kiệm, có thói quen sinh hoạt cộng động.Giúp chị em phụ nữ nghèo từ chõ còn mặc cảm tự ti với xã hội mạnh dạn tham gia các hoạt động chủ, động tự tin suy nghĩ các làm ăn và áp dụng vào thục tế

Qua khảo sát có tới 85.0% chi em tham gia vào chương trình lồng ghép mà Hội Phụ Nữ tổ chức;47.5 % tham gia vào chương trình tập huấn về kiến thức sản xuất và 57% trong số đó được nâng cao kiến thức sản xuất cũng như là kiến thức xã hội.Theo nhận xét chung thì HPN đã tổ chức nhiều chương trình văn nghệ, các buổi sinh hoạt giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các chị em với nhau, tổ chức các buổi học nhằm nâng cao kiến thức cho chị em như là kiến thức về sản xuất, kiến thức về bình đẳng giới... và hầu hết các chị em diều thấy kiến thức của mình ngày càng được nâng cao và cuộc sống vui vẻ hơn.Và hơn thế nhiều chị em còn được HPN chọn vào ban chấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

hành của hội để cùng hội giúp đỡ cho các chị em khác.Điều này đã xác định được vai trò to lớn và không thể thiếu của HPN trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho chị em phụ nữ

Giúp chị em có cơ hội thoát nghèo vì được vay vốn và cung cấp kiến thức để áp dụng thực tế KHKT vào chăn nuôi sản xuất phát triển kinh tế gia đình góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn thị xã.Việc vay vốn cũng giúp chị em hạch toán kinh tế hộ gia đình, chi tiêu một cách hợp lý, biết đầu tư có hiệu quả...Vì vây từ nhiều đồng vốn vay ban đầu nhiều chị em đãn vươn lên thoát nghèo trở thành những chủ doanh nghiệp, những cơ sở sản xuất có đầy đủ điều kiện giúp đỡ các chị em khác thoát nghèo như chị Khét, chụ Huệ ở Thủy Phương, chị Anh ở Thủy Phù, chị Muốn ở Thủy Dương Từ việc vay vốn đã thu hút nhiều chị em phụ nữ đến với tổ chức Hội. Nhiều chị đã trở thành thành viên tích cực của Hội

Bảng 2.6: Số thành viên tham gia

Đơn vị: hội viên

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2010/2006

+.- %

Số hội viên HPN Hội viên vay vốn Số hội viên nghèo

14.964 4500 1.726

14.939 6.111 1.342

16.225 7.925

982

17.018 8.330

803

17.621 9.521

813

2.657 5021 -913

17,76 111.6 -52,9 (Báo cáo HPN thị xã Hương Thủy) Qua bảng 2.6 ta thấy số lượng hội viên HPN tăng dần qua các năm.Năm 2010 so với năm 2006 tăng 17,76%.Điều đó cho thấy việc tham gia vào HPN tạo được tín hiệu tốt từ phía chị em phụ nữ, đồng thời về phía HPN cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để chị em có thể trở thành viên của hội. Cùng với sự tăng lên của số lượng thành viên của Hội Phụ Nữ thì số hội viên được vay vốn cũng tăng đều qua các năm. Năm 2010 so với năm 2006 tăng đến 111,6% cho thấy rằng hoạt động của chương trình cho vay đã thu hút rất nhiều chị em tham gia và đạt được hiệu quả cao.Song song với việc số hội viên được vay vốn tăng thì số lượng hộ nghèo lại giảm xuống xuống: năm 2010 giảm 52,9% so với năm 2006.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hôi phụ nữ thị xã hương thủy (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)