CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TCVM CỦA HỘI PHỤ NỮ THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
2.5 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu báo cáo thứ cấp của HPN thị xã Hương Thủy;
kết quả điều tra 40 khách hàng, 20 tổ trưởng tổ TK&VV được xử lý phần mềm SPSS 2.5.1. Những tồn tại, hạn chế của TCVM ở thị xã Hương Thủy
(1)Về sản phẩm tín dụng đã có nhiều lần điều chỉnh. Tuy nhiên, đi vào thực tiễn cuộc sống vẫn còn một số vấn đề đáng lưu ý như:
- Về mức cho vay theo quy định từng thời kỳ tăng dần mức cho vay tối đa mỗi hộ.
Trên thực tế, mức cho vay bình quân các năm tuy có tăng dần theo mức tối đa; nhưng
Trường Đại học Kinh tế Huế
đang ở mức thấp và cũng chỉ mới bằng khoảng 40% mức cho vay tối đa thực tế. Đồng thời, theo quan điểm phát triển thì thời gian vừa qua là thời gian tập dượt cho chị em quen dần với cách thức quản lý tiền – hàng, thời gian tới để chị em thoát nghèo nhanh và bền vững thì không thể làm ăn cò con, manh mún mà phải thật sự đi vào sản xuất hàng hóa, với số lượng đầu tư lớn hơn, cho nên mức vay phải nhiều hơn.
- Lãi suất cho vay hộ nghèo từng thời kỳ thấp chỉ bằng khoảng 55% đến 60% lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn. Mặt trái của nó là dễ phát sinh tiêu cực làm gia tăng số hộ vay vốn, dễ cho vay sai đối tượng
- Thời hạn cho vay thường theo chu kỳ SXKD của đối tượng đầu tư, nhưng thời gian để hoàn thành dự án thường chậm hơn. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào chu kỳ SXKD và khả năng trã nợ mà ấn định thời hạn cho vay thì chưa phù hợp
(2)Về quy trình thủ tục, hồ sơ vay vốn đã nhiều lần chỉnh sửa. Tuy nhiên, đi sâu cụ thể thực tế còn một số vấn đề lưu ý:
- Về hồ sơ vay vốn: Trong đơn xin vay có phần phê duyệt của NHCSXH trùng 2 lần tại đơn vay vốn và danh sách hộ vay. Trong khi đó không có phần nào trong quy trình thủ tục và hồ sơ vay vốn biểu hiện trò của Hội đoàn thể.
(3) Về phương thức trã nợ, trã lãi, gửi tiết kiệm: Phương thức trã nợ, trã lãi dần theo thời gian nhìn chung về cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên, trong phương thức này vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý như:
- Cho vay thời hạn trên một năm phân kỳ hạn trã nợ một năm là hơi dài đối với những khoản vay trung hạn; làm cho việc quản lý hộ vay trã nợ theo kỳ hạn nhỏ khó khăn hơn và đặc biệt dễ xảy ra mất vốn khi hộ gặp phải rủi ro.
- Việc trã nợ gốc: các hộ vay phải đem trã nợ trực tiếp tại các điểm giao dịch là không hợp lý, sẽ gây khó khăn cho những hộ ở xa trụ sở UBND xã và khó khăn cho tổ trưởng trong việc theo dõi, quản lý diễn biến dư nợ các hộ vay.
- Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đang còn đơn điệu và chưa thật sự hấp dẫn, một số nơi thực hiện không đúng quy trình, đặc biệt quy định mức gửi tiết kiệm tối thiểu hàng tháng không phù hợp, còn bắt buộc, chưa thật sự khuyến khích người gửi tiền. .
Trường Đại học Kinh tế Huế
(4) Về phương thức cho vay: Việc cho vay theo phương thức ủy thác từng phần qua các hội đoàn thể, đã góp phần giúp các đối tượng thụ hưởng tiếp cận dịch vụ tín dụng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt cần lưu ý:.
- Cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức hội đoàn thể, nhưng trong quy trình cho vay các hội đoàn thể chỉ là vai trò giám sát, chỉ duy nhất một nhiệm vụ là nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho tổ trưởng tổ TK&VV. Đặc biệt là không ký trong hồ sơ vay của hộ vay.
- Về nội dung ủy nhiệm qua tổ TK&VV trên thực tế hiện vẫn còn khoảng 10% số Tổ còn ban chấp hành hội xã đang tham gia ban quản lý Tổ TK&VV; đã làm chồng chéo giữa vai trò tác nghiệp và vai trò kiểm tra, giám sát.
(5)Về nguồn vốn cho vay: Nguồn vốn huy động chỉ xuất phát từ một nguồn chính là NHCSXH nên sẽ gặp rất nhiều hạn chế mà hạn chế lớn nhất là sẽ không đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của chị em phụ nữ trên địa bàn.
2.5.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng TCVM của thị xã Hương Thủy
Qua thực tế hoạt động chương trình TCVM của thị xã Hương Thủy các năm qua cho thấy có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo, nhưng chung quy lại có những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là: chương trình TCVM chỉ mới phổ biến ở Việt Nam trong một thời gian ngắn; những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế cơ bản vốn có là tất yếu của một ngân hàng mới ra đời, đã ảnh hưởng đến chất lượng TCVM
- Các cơ chế chính sách nghiệp vụ cho vay, qua một thời gian đi vào cuộc sống có những vướng mắc bất cập, cần phải điều chỉnh; chương trình TCVM thời gian vừ
a qua mở rộng thêm qui mô, công tác huy động vốn cũng gặp khó khăn..
Hai là,địa bàn hoạt động rộng khắp tất cả các thôn, xóm bản làng trong toàn thị xã Hương Thủy nhân tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ tín dụng. .
Ba là, ảnh hưởng hậu quả chiến tranh nặng nề, thiên tai khắc nghiệt, trãi qua cơ chế bao cấp thời gian dài và các cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội khác chưa đồng
Trường Đại học Kinh tế Huế
bộ đã ảnh hưởng lớn đến khả năng tài chính và trình độ sản xuất kinh doanh khách hàng.
- Về năng lực SXKD, quản lý vốn: do nền kinh tế nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường những kinh nghiệm về SXKD, về thị trường vẫn còn rất ít.
Kết luận chương 2:
Qua nghiên cứu thực trạng TCVM của HPN thị xã Hương Thủy thời gian vừa qua có thể thấy: ngoài những vấn đề tích cực như tăng trưởng nguồn vốn,đạt hiệu quả về mặt xã hôi ; có một số vấn đề nỗi lên cần được xem xét như bị động về nguồn vốn và mức vay, thời hạn vay, trã nợ gốc trong thực tế chưa phù hợp lắm. Đặc biệt qua điều 40 khách hàng và 20 tổ trưởng, phân tích thống kê cho thấy điểm nỗi bật là tỷ lệ khách hàng đánh giá cơ bản tốt về chương trình TCVM của thị xã khá cao, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận khách quan rằng số lượng khách hàng không hài lòng vẫn nhiều, nhất là chưa hài lòng về mức vay, thời hạn vay, thời gian chờ làm hồ sơ, thu nợ gốc, sinh hoạt tổ, tập huấn cách làm ăn,... Những vấn đề đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chương trình. HPN thị xã Hương Thủy cần phải nghiên cứu kỹ hơn về các yếu tố cấu thành, những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng TCVM tại thị xã . Để từ đó nghiên cứu đề ra những giải pháp hiệu quả phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng TCVM của thị xã Hương Thủy
Trường Đại học Kinh tế Huế