CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TCVM CỦA HỘI PHỤ NỮ THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
2.3. CHƯƠNG TRÌNH TCVM CỦA HPN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
2.3.1. Mô hình tổ chức và qui trình cho vay
*Mô hình tổ chức
Mô Hình hoạt động chương trình TCVM của HPN thị xã Hương Thủy được thể hiện ở sơ đồ 2.1.
Từ sơ đồ 2.1 có thể thấy, mô hình hoạt động của chương trình gồm 2 cấp : Phường và tổ TK&VV
Trường Đại học Kinh tế Huế
Về trách nhiện quyền hạn và các mối quan hệ giữa các bộ phận được giải thích như sau :
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của chương trình TCVM tạị thị xã Hương Thủy (1) Qui trình thành lập tổ TK&VV:
-Điều kiện thành lập Tổ TK&VV:
+ Các thành viên của tổ TK&VV trước hết phải là thành viên của HPN
+ Mỗi tổ có tối thiểu 5 thành viên và tối đa 50 thành viên cư trú trên cùng một địa bàn thôn, ấp, bản...
+Việc thành lập tổ và nội dung quy ước hoạt động của tổ phải được UBND cấp phường chấp thuận và xác nhận vào biên bản.
- Qui trình thành lập:
Bước1: UBND phường chỉ đạo HPN phường giải thích, vận động các hộ nghèo gia nhập tổ TK&VV.
Bước 2: Sau khi có danh sách các thành viên, tổ chức cuộc họp tổ để xây dựng quy ước hoạt động và thông qua các nội dung:
+Thông qua danh sách các tổ viên của tổ.
UBND Phường NHCSXH thị xã
Hương Thủy
Tổ TK&VV
Thành viên Thành
viên
Thành viên Thành
viên Thành
viên Thành
viên
HPN Phường
Tổ TK&VV Tổ TK&VV
Trường Đại học Kinh tế Huế
+ Thông qua quy ước hoạt động của tổ do các thành viên trong tổ đã xây dựng làm cơ sở hoạt động và quản lý tổ sau này.
+ Xây dựng tiêu chuẩn để bầu Ban quản lý tổ.
Ban quản lý tổ có từ 2 đến 3 người (áp dụng cho những tổ có từ trên 15 thành viên đến 50 thành viên). Những tổ có dưới 15 thành viên thì chỉ bầu 1 người làm Tổ trưởng.
Trường hợp Ban quản lý có 02 người: 01 người làm tổ trưởng kiêm thủ quỹ và 01 người làm Tổ phó kiêm kế toán.
Trường hợp Ban quản lý có 03 người: 01 người làm Tổ trưởng phụ trách chung;
01 người làm Tổ phó kiêm kế toán; 01 người làm thư ký kiêm thủ quỹ.
+ Cuộc họp thành lập tổ phải được lập biên bản (gồm 03 bản) để báo cáo UBND cấp phường chấp thuận
Bước 3: Trình UBND cấp phường biên bản họp tổ, đề nghị chấp thuận cho phép tổ hoạt động, tổ lưu giữ 01 bản, gửi tổ chức HPN phường 01 bản và 01 bản gửi NHCSXH cấp thị xã nơi phục vụ.
Bước 4: Tổ trưởng tổ TK&VV ký hợp đồng uỷ nhiệm với NHCSXH. Hợp đồng được lập 03 liên, 01 liên lưu tại tổ, 01 lưu tại NHCSXH thị xã và 01 liên gửi HPN phường
(2) Các mối quan hệ giữa các bộ phận trong mô hình - UBND Phường - NHCSXH thị xã Hương Thủy:
NHCSXH thị xã sẽ tiếp nhận danh sách các thành viên vay vốn đã được xét duyệt của UBND Phường.Sau khi xem xét và phê duyệt thì ngân hàng sẽ thông báo lại cho UBND phường được biết được biết
- HPN phường - Tổ TK &VV:
+HPN phường sẽ trực tiếp nhận danh sách các thành viên được vay vốn từ Ban quản lý tổ và tiến hành xác nhận ,sau đó gửi cho UBND phường xét duyệt
+ HPN phường phối hợp với ban quản lý tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trã nợ gốc, lãi theo định kỳ thỏa thuận; thông báo kịp thời cho NHCSXH nợ cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do
Trường Đại học Kinh tế Huế
nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, trốn, mất tích,…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan,… để có biện pháp xử lý thích hợp.
+HPN phường đôn đốc ban quản lý tổ TK&VV thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý tổ TK&VV trong các việc: Đôn đốc các thành viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trã nợ gốc theo kế hoạch đã thỏa thuận; thực hiện việc thu lãi, thu tiết kiệm hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch NHCSXH để trã lãi, gửi tiền tiết kiệm theo định kỳ thỏa thuận đối với các tổ được NHCSXH ủy nhiệm thu.
-Tổ TK&VV – NHCSXH thị xã Hương Thủy:
+NHCSXH sẽ kí hợp đồng ủy thác với tổ trưởng tổ TK&VV +Tổ trưởng tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân của NHCSXH
+ Sau khi thu lãi hàng tháng thì tổ trưởng sẽ nộp trực tiếp cho NHCSXH tại điểm giao dịch ở phường
-Tổ Tk&VV – Thành viên:
+Mỗi thành viên trong tổ sẽ nhận được một giấy xin đề nghị vay vốn ,sau khi hoàn thành giấy này thì sẽ nộp lên tổ trưởng ở mỗi tổ.Sau đó tổ trưởng sẽ tổ chức một cuộc bình bầu công khai.Thành viên nào có đủ điều kiện thì tổ trưởng sẽ ký xác nhận
+Sau khi các thành viên nhận được tiền vay thì tổ trưởng phải đôn đốc người vay sử dụng tiền vay đúng mục đích; trả nợ đầy đủ đúng hạn cả gốc và lãi theo thỏa thuận.
+Tổ trưởng được thu lãi, thu tiết kiệm của các thành viên trong tổ.
+Mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của các thành viên trong tổ;
lưu trữ hồ sở của Tổ TK&VV và các giấy tờ liên quan đến hoạt động vay vốn.
-Thành viên – NHCSXH thị xã:
+NHCSXH sẽ giải ngân trực tiếp đến các thành viên tại các điểm giao dịch đặt ở phường.
+ Đến kì trả gốc thì thành viên trả trực tiếp cho ngân hàng tại các điểm giao dịch
Trường Đại học Kinh tế Huế
*Qui trình cho vay
Qui trình cho vay vốn gồm 8 bước được thể hiện ở sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay
Bước 1: Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh gửi cho Tổ trưởng TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng hội đoàn thể tổ chức họp để bình xét, Tổ trưởng ghi thông tin hộ vay vào sổ vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND cấp phường xác nhận là đối tượng được vay.
Bước 3: UBDN phường gửi hồ sơ đề nghị vay vốn (giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, sổ tiết kiệm và vay vốn, danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH) tới NHCSXH thị xã
Bước 4: NHCSXH thị xã phê duyệt cho vay và làm thông báo gửi tới UBND phường Bước 5: UBND cấp phường thông báo cho HPN phường
Bước 6 :HPN phường thông báo cho Tổ TK&VV.
Bước 7:Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: NHCSXH thị xã tiến hành giải ngân trực tiếp đến người vay tại điểm giao dịch xã, tổ trưởng tổ TK&VV và HPN phường chứng kiến việc giải ngân.
HPN Phường
(1)
(3)
(4)
Phụ nữ vay vốn Tổ tiết kiệm và
vay vốn
NHCSXH thị xã UBND cấp xã,
phường
(7) (6)
(2)
(5) (8)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Chương trình TCVM của HPN thị xã Hương Thủy bắt đầu hoạt động từ năm 1997 .Nội dung chủ yếu tập trung vào những chương trình cho vay còn hoạt động tiết kiệm mà đặc biệt là tiết kiệm bắt buộc vẫn chưa thực hiện được .
Trước đây nguồn hình thành vốn được lấy từ NHNo&PTNT (ngân hàng người nghèo).Tuy nhiên, sau 2001 do có sự đổi mới qui định của chính phủ về dịch vụ tín dụng ưu đãi, nên từ đó trở đi nguồn hình thành vốn chủ yếu lấy từ NHCSXH.