CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.3. Thực trạng ruộng đất hiện nay và xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Ruộng đất là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, nông dân và ruộng đất luôn là trung tâm của đời sống kinh tế - xã hội. Sự phát triển nông nghiệp nông thôn của đất nước trước hết phụ thuộc vào mối quan hệ của người nông dân với ruộng đất và việc sử dụng có hiệu quả ruộng đất của các hộ nông dân. Vì vậy, giải quyết những mối quan hệ ruộng đất của các hộ nông dân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Nước ta đi lên XH-CN với xuất phát
Trường Đại học Kinh tế Huế
điểm rất thấp, nền nông nghiệp đóng vai trò chính thì lại sản xuất theo lối tự cung, tự cấp. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hơn thế nữa, thực tế ruộng đất phân tán manh mún là một trong những trở ngại lớn kìm hãm sự phát triển sản xuất theo định hướng XH-CN.
Theo thống kê của Tổng cục địa chính (nay là Bộ tài nguyên và môi trường) ở nước ta hiện nay, bình quân mỗi hộ nông nghiệp có từ 7 - 10 thửa ruộng, mỗi thửa ruộng từ 50 - 80 m2, có nơi lên đến 25 thửa, mỗi thửa khoảng 20 - 50 m2. Vì vậy, hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa cao. Diện tích đất trên đầu người và trên lao động nông nghiệp ở nước ta thuộc loại thấp nhất của thế giới (khoảng 0,01 ha/người). Mặt khác, dân số nước ta tăng nhanh và một phần diện tích đất nông nghiệp được dùng cho các mục đích khác. Nhất là quá trình đô thị hóa đã dẫn đến xu hướng diện tích canh tác trên đầu người ngày càng giảm. Muốn diện tích lớn đòi hỏi ruộng đất phải tập trung với quy mô nhất định, đủ lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đưa các tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp. Từ thực tế đó, thực hiện “dồn điền, đổi thửa” là việc làm hết sức cần thiết, là một yếu tố khách quan, một phương án đột phá nhằm đẩy nhanh sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo định hướng XH-CN.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn là vấn đề có tính chiến lược. Do vậy, đã có rất nhiều chính sách ruộng đất ra đời có tác động quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói riêng và nền kinh tế quôc dân nói chung. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã coi “phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững” là mục tiêu chiến lược và quan điểm trọng tâm trong 10 năm tới. Trong đó, việc đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng là việc làm trước mắt.
Thực tế hiện nay, đất đai bị phân chia manh mún cộng với những thói quen, tập tục hết sức lạc hậu của nền kinh tế nông hộ đã làm nãy sinh những mâu thuẫn trong quan hệ sử dụng ruộng đất. Để thoát khỏi những giới hạn về sản xuất nông sản của kinh tế nông hộ và giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ sử dụng ruộng đất hiện nay, trong quá trình đổi mới cần khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hóa từ trình
Trường Đại học Kinh tế Huế
độ thấp đến trình độ cao để phù hợp với những quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường. Kinh tế nông hộ đã và đang diễn ra theo 2 xu hướng: Vừa phát triển kinh tế hàng hóa, vừa phân cực thành nông hộ giàu và nông hộ nghèo. Những nông hộ giàu từng bước phát triển thành những trang trại sản xuất hàng hóa có quy mô sản xuất kinh doanh hợp lý. Tuy nhiên, để phát triển trang trại cần có sự tập trung của nhiều yếu tố, trong đó ruộng đất và quy mô ruộng đất là vấn đề quan trọng nhất. Ruộng đất là tư liệu chủ yếu, là điều kiện cơ bản để thành lập và phát triển trang trại, nếu không có ruộng đất thì không thể tiến hành sản xuất ra nông sản và nông sản hàng hóa.
Ở nước ta, đất nông nghiệp được sử dụng bình quân thấp, phân bố không đồng đều và manh mún nên cần thiết phải thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, hình thành những vùng chuyên canh cây trồng, những trang trại và tạo ra sản phẩm cho xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa phát triển.
Trường Đại học Kinh tế Huế